Thực trạng về quản lý hoạt động giáo dục y đức cho SV trường Cao đẳng Y

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên trường cao đẳng y tế thái nguyên (Trang 79 - 83)

8. Cấu trúc luận văn

2.5. Thực trạng về quản lý hoạt động giáo dục y đức cho SV trường Cao đẳng Y

Cao đẳng Y tế Thái Nguyên

2.5.1. Thực trạng về công tác tổ chức nhân lực

Để khảo sát về thực trạng công tác tổ chức nhân lực của nhà trường vào hoạt động giáo dục y đức cho SV, đề tài sử dụng câu hỏi 7 (phụ lục 2) và thù được kết quả như sau:

Bảng 2.6 Thực trạng công tác tổ chức nhân lực của nhà trường vào hoạt động giáo dục y đức cho SV

Các lực lượng giáo dục trong nhà trường Mức độ Điểm bình qn Xếp thứ Tích cực (4điểm) Trung bình (3điểm) Ít tham gia (2điểm) Khơng tham gia (1điểm)

1. Ban giám hiệu nhà trường 36 45 5 0 3,37 3 2. Ban lãnh đạo các khoa 32 43 10 0 3,1 7

3. Đoàn TNCS HCM 41 39 4 0 3,36 4

4. Hội sinh viên 35 41 9 0 3,31 5

5. Phòng công tác học sinh

sinh viên 62 21 2 0 3,71 1

6. Giáo viên phụ trách

chủ nhiệm 53 29 3 0 3,58 2

7. Giáo viên giảng dạy bộ môn 34 42 9 0 3,29 6 Từ những số liệu thể hiện ở bảng 2.6 có thể thấy các lực lượng giáo dục trong nhà trường đều đã tham gia vào hoạt động giáo dục y đức cho SV nhưng có mức độ tích cực chưa đồng đều. Mức độ tích cực của các lực lượng giáo dục trong nhà trường đối với công tác giáo dục y đức cho SV được sắp xếp từ cao đến thấp như sau:

1. Phịng cơng tác học sinh sinh viên 2. Giáo viên phụ trách chủ nhiệm

3. Ban giám hiệu nhà trường 4. Đoàn TNCS HCM

5. Hội sinh viên

6. Giáo viên giảng dạy bộ môn 7. Ban lãnh đạo các khoa

Theo cấu tạo tổ chức của nhà trường thì phịng Cơng tác HS -SV thuộc Ban giám hiệu nhà trường do một đồng chí hiệu phó phụ trách trực tiếp và chỉ đạo. Chức năng cơ bản của phịng cơng tác HS-SV là:

- Tổ chức tiếp nhận thí sinh trúng tuyển vào học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhà trường, sắp xếp bố trí vào các lớp HSSV; chỉ định Ban cán sự lớp HSSV lâm thời (lớp trưởng, lớp phó) trong thời gian đầu khoá học; làm thẻ cho HSSV.

- Tổ chức tiếp nhận HSSV vào ở nội trú.

- Thống kê, tổng hợp dữ liệu, quản lý hồ sơ của HSSV.

- Giải quyết các cơng việc hành chính có liên quan cho HSSV. Công tác tổ chức, quản lý hoạt động học tập và rèn luyện của HSSV - Theo dõi, đánh giá ý thức học tập, rèn luyện của HSSV; phân loại, xếp loại HSSV cuối mỗi học kỳ hoặc năm học, khoá học; tổ chức thi đua, khen thưởng cho tập thể và cá nhân HSSV đạt thành tích cao trong học tập và rèn luyện; xử lý kỷ luật đối với HSSV vi phạm quy chế, nội quy.

- Tổ chức “Tuần sinh hoạt công dân - HSSV” vào đầu khố, đầu năm và cuối khóa học.

- Tổ chức cho HSSV tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học

- Tổ chức triển khai cơng tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho HSSV; tổ chức cho HSSV tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ và các hoạt động ngoài giờ lên lớp khác; tổ chức đối thoại định kỳ giữa Hiệu trưởng nhà trường với HSSV.

- Theo dõi công tác phát triển Đảng trong HSSV; tạo điều kiện thuận lợi cho HSSV tham gia tổ chức Đảng, các đoàn thể trong trường; phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên và các tổ chức chính trị - xã hội khác có liên

quan trong các hoạt động phong trào của HSSV, tạo điều kiện cho HSSV có mơi trường rèn luyện, phấn đấu.

- Tạo điều kiện cơ sở vật chất cho HSSV luyện tập thể dục, thể thao; tổ chức cho HSSV tham gia các hoạt động thể dục, thể thao.

- Tổ chức nhà ăn tập thể cho HSSV bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. - Thực hiện các chế độ, chính sách đối với HSSV

- Thực hiện cơng tác an ninh chính trị, trật tự, an tồn, phịng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội. Phối hợp với các ngành, các cấp chính quyền địa phương trên địa bàn nơi trường đóng, khu vực có HSSV ngoại trú xây dựng kế hoạch đảm bảo an ninh chính trị, trật tự và an tồn cho HSSV; giải quyết kịp thời các vụ việc liên quan đến HSSV.

- Thực hiện công tác quản lý HSSV nội trú, ngoại trú

Từ những chức năng cơ bản trên, phịng cơng tác HS-SV có vai trị vơ cùng quan trọng cũng như trách nhiệm to lớn đối với công tác giáo dục y đức cho SV.

Bên cạnh vai trị chủ đạo của phịng Cơng tác HS-SV thì các lực lượng giáo dục khác trong nhà trường cũng được huy động để đóng góp vai trị quan trọng trong công tác giáo dục y đức cho SV dưới sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường như:

- Giáo viên phụ trách chủ nhiệm thông qua các buổi sinh hoạt lớp để tuyên truyền, phổ biến đến SV những nội dung liên quan đến giáo dục y đức.

- GV bộ mơn có thể lồng ghép nội dung GD y đức vào nội dung bài giảng - Đoàn TNCS-HCM và Hội HS-SV tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp để giáo dục y đức cho SV.

Bên cạnh đó thì đội ngũ Ban lãnh đạo các khoa cịn hạn chế trong tính tích cực khi tham gia các hoạt động giáo dục y đức cho SV. Đề tài tiến hành phòng vấn một số Cán bộ thuộc ban lãnh đạo các khoa và thu nhận được ý kiến rằng các cơng việc liên quan đến chun mơn có khối lượng lớn và chiếm nhiều thời gian, nhân lực của bạn lãnh đạo các khoa nên với công tác quản lý giáo dục y đức cho SV, ban lãnh đạo các khoa chỉ có thể đóng vai trị chỉ đạo cụ thể đến các GV chủ nhiệm và GV bộ môn.

Biểu đồ 2.5. Thực trạng công tác tổ chức nhân lực của nhà trường vào hoạt động giáo dục y đức cho SV

2.5.2. Thực trạng về công tác lập kế hoạch

Để tiến hành khảo sát thực trạng về công tác lập kế hoạch trong quản lý hoạt động giáo dục y đức cho SV trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên, đề tài sử dụng câu hỏi 6 (phụ lục 2) và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.7: Thực trạng về công tác lập kế hoạch trong quản lý hoạt động giáo dục y đức cho SV trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên

Thực trạng công tác lập kế hoạch CBQL (25 CBQL) GV (60 GV) SL % SL %

1. Kế hoạch cụ thể, rõ ràng với các mục tiêu, các quy định, có hướng dẫn hoạt động và các điều kiện đảm bảo thực hiện các mục tiêu đó

25 100% 42 70%

2. Kế hoạch chung chung chưa cụ thể từng mục 0 0 16 26,7% 3. Kế hoạch chưa có sức thuyết phục, khơng có

sức lơi cuốn mọi người cùng tham gia

Qua số liệu ở bảng 2.7 có thể thấy 100% CBQL đánh giá rằng kế hoạch giáo dục y đức cho SV trường Cao đẳng Y tế Thái Ngun đã có tính cụ thể, rõ ràng với các mục tiêu, các quy định, có hướng dẫn hoạt động và các điều kiện đảm bảo thực hiện các mục tiêu đó.

Với đối tượng khảo sát là 60 GV trong trường, đề tài thu được ý kiến như sau: 70% GV đánh giá “kế hoạch cụ thể, rõ ràng với các mục tiêu, các quy định, có hướng dẫn hoạt động và các điều kiện đảm bảo thực hiện các mục tiêu đó”.

26,7% GV đánh giá “kế hoạch còn chung chung chưa cụ thể rõ ràng” 3,3% GV đánh giá “kế hoạch chưa có sức thuyết phục, khơng có sức lơi cuốn mọi người cùng tham gia”.

Có thể thấy đa số GV đã đánh giá cao chất lượng và hiệu quả của công tác lập kế hoạch giáo dục y đức cho SV trong nhà trường, bên cạnh đó vẫn cịn một bộ phận GV chưa đánh giá cao hiệu quả của việc lập kế hoạch trong công tác này. Tuy con số này không cao nhưng cũng đã phản ánh lên thực trạng công tác lập kế hoạch trong giáo dục y đức cho SV còn một số hạn chế nhất định cần khắc phục.

Đề tài tiến hành phỏng vấn trực tiếp một số GV để nắm rõ hơn những hạn chế trong công tác lập kế hoạch giáo dục y đức cho SV trong nhà trường và thu được một số ý kiến phản hồi sau: Việc lập kế hoạch giáo dục y đức cho SV trong nhà trường chủ yếu được thực hiện vào đầu mỗi năm học và mỗi kì học với kế hoạch chung cho cả năm, cả kì chứ chưa thường xuyên và chú trọng lập kế hoạch cụ thể ở từng tuần, từng tháng. Nhà trường mới chỉ chú trọng tập trung vào công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nên nội dung giáo dục y đức cho SV cịn mang tính tích hợp, lồng ghép vào các mơn học, bài học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên trường cao đẳng y tế thái nguyên (Trang 79 - 83)