Thực trạng nhận thức của sinh viên trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên về y

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên trường cao đẳng y tế thái nguyên (Trang 59 - 63)

8. Cấu trúc luận văn

2.3. Thực trạng nhận thức của sinh viên trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên về y

về y đức và tầm quan trọng của việc giáo dục y đức

2.3.1. Thực trạng nhận thức của sinh viên trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên về khái niệm “y đức” về khái niệm “y đức”

Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của tâm lý con người (nhận thức, tình cảm và hành động). Nó có quan hệ chặt chẽ với hai mặt kia. Nếu có nhận thức đúng đắn thì sẽ có hành động đúng, có thái độ tích cực và ngược lại. Cụ thể, đối với hoạt động giáo dục y đức cho SV, nếu SV có nhận thức đúng đắn, đầy đủ và chính xác về y đức, như “y đức là gì ? y đức có vai trị quan trọng như thế nào? y đức có những nội dung cụ thể nào?...” thì SV sẽ có thái độ tích cực và những hoạt động đúng để nâng cao y đức của bản thân.

Để khảo sát thực trạng nhận thức của SV trường CĐ Y tế thái Nguyên về khái niệm “y đức”, đề tài sử dụng câu hỏi số 2 (phụ lục 1) và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.1. Thực trạng nhận thức của sinh viên trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên về khái niệm “ y đức”

Khái niệm SL %

1. Y đức là đạo đức của người làm nghề y 109 36,3% 2. Y đức là cách ứng xử lịch sự, tận tình của thầy thuốc với

bệnh nhân 32 10,7%

3. Y đức là cách ứng xử thân thiện, hợp tác của người thầy

thuốc với đồng nghiệp. 14 4,7%

4. Y đức là những chuẩn mực quy tắc của đời sống XH, điều chỉnh hành vi xử sự và quan hệ của thầy thuốc với bệnh nhân cũng như đối với đồng nghiệp, nó xác định bổn phận, lương tâm, danh dự và hạnh phúc của người thầy thuốc

145 48,3%

Từ những số liệu thể hiện ở bảng 2.1 có thể thấy phần lớn SV nhận thức rằng “Y đức là những chuẩn mực quy tắc của đời sống XH, điều chỉnh hành vi xử sự và

quan hệ của thầy thuốc với bệnh nhân cũng như đối với đồng nghiệp, nó xác định bổn phận, lương tâm, danh dự và hạnh phúc của người thầy thuốc”. Đây là một khái niệm có tính chính xác và đầy đủ nhất trong số các phương án khảo sát mà đề tài đưa ra. Tuy nhiên, số SV lựa chọn quan điểm này mới chỉ ở mức 48,3% số lượng SV được đề tài lựa chọn khảo sát. Bên cạnh đó 36,3% SV cho rằng “y đức là đạo đức của người làm nghề y”. Đây là một khái niệm mang tính đơn giản, ngắn gọn và chung chung. 10,7% SV lựa chọn khái niệm “Y đức là cách ứng xử lịch sự, tận tình của thầy thuốc với bệnh nhân” và 4,7% SV cho rằng “Y đức là cách ứng xử thân thiện, hợp tác của người thầy thuốc với đồng nghiệp”.

Từ đó có thể thấy đa số SV trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên đã có nhận thức đúng đắn, chính xác về khái niệm “y đức” nhưng con số này chưa thực sự cao và bên cạnh đó vẫn cịn nhiều SV nhận thức chưa chính xác và đầy đủ về khái niệm này. Từ đó cho thấy nhà trường cần có biện pháp cụ thể và đẩy mạnh hơn công tác nâng cao nhận thức cho SV trong nhà trường về y đức.

2.3.2. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV và SV trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên về tầm quan trọng của việc giáo dục y đức cho SV Nguyên về tầm quan trọng của việc giáo dục y đức cho SV

Để khảo sát thực trạng nhận thức của CBQL,GV và SV trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên về tầm quan trọng của việc giáo dục y đức cho SV, đề tài sử dụng câu hỏi 1 (phụ lục 1, phụ lục 2) và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.2: Thực trạng nhận thức của CBQL, GV và SV trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên về tầm quan trọng của việc giáo dục y đức cho SV

Đối tượng Số lượng Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Khơng cần thiết SL % SL % SL % SL % Cán bộ quản lý 25 25 100% 0 0 0 0 0 0 Giáo viên 60 60 100% 0 0 0 0 0 0 Sinh viên 300 274 91,3% 20 6,7% 6 2% 0 0 Tổng 385 359 93,2% 20 5,2% 6 1,6% 0 0

Qua số liệu thể hiện ở bảng 2.2 có thể thấy đa số CBQL, GV và SV trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên đều nhận định rằng việc giáo dục y đức cho SV trong trường là rất cần thiết (93,2% tổng số CBQL, GV, SV). Bên cạnh đó vẫn cịn 5,2% tổng số CBQL, GV, SV cho rằng việc giáo dục y đức cho SV là cần thiết và 1,6% cho rằng việc giáo dục y đức chỉ cần thiết ở mức độ bình thường.

Cụ thể với từng nhóm đối tượng khảo sát, ta thấy: 100% CBQL và 100% GV cho rằng việc giáo dục y đức cho SV là rất cần thiết. Bên cạnh đó với đối tượng khảo sát là SV thì vẫn cịn 6,7% SV cho rằng việc giáo dục y đức cho SV chỉ có mức độ là cần thiết và 6/300 SV (tương đương 2% SV) cho rằng việc giáo dục y đức có mức độ cần thiết là ở mức bình thường. Tuy con số này khơng cao nhưng cũng cho thấy rằng một số SV còn hạn chế trong việc nhận thức về tầm quan trọng của việc giáo dục y đức.

Biểu đồ 2.1 Thực trạng nhận thức của CBQL, GV và SV trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên về tầm quan trọng của việc giáo dục y đức cho SV

Để khảo sát cụ thể hơn nhận thức của SV về tầm quan trọng của việc giáo dục y đức, đề tài sử dụng câu hỏi 3 (phụ lục 1) để SV đưa ra quan điểm về việc so sánh mức độ quan trọng giữa y đức và năng lực chuyên môn đối với người làm nghề y. Đề tài thu được kết quả như sau:

94,6% 5,2% 1,6% 00 Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Khơng cần thiết

22,3% SV cho rằng việc rèn luyện năng lực chuyên môn là quan trọng hơn 14,6% SV cho rằng việc rèn luyện y đức quan trọng hơn

64,1% SV cho rằng cả việc rèn luyện năng lực chuyên môn và y đức đều quan trọng như nhau và cần được tiến hành song song, thường xuyên và kiên trì.

Ở câu hỏi mở “vì sao” đề tài thu được một số ý kiến chung như sau: Với 22,3% SV cho rằng việc rèn luyện năng lực chuyên môn quan trọng hơn: đa số đưa ra lý do rằng nếu có lịng u thương bệnh nhân hay phẩm chất đạo đức tốt đến mấy nhưng năng lực chuyên mơn kém cỏi, kĩ năng yếu thì cũng khơng giúp được gì cho bệnh nhân. Cơng việc của người bác sĩ là chữa bệnh cứu người nên chỉ cần chú trọng đến chuyên môn.

14,6% SV lựa chọn ý kiến việc rèn luyện y đức quan trọng hơn và đưa ra những lý do chung rằng người bác sĩ phải có y đức, có lịng u nghề, thương người bệnh thì mới tận tâm với cơng việc, và có ý thức khơng ngừng học hỏi, nghiên cứu nâng cao năng lực chuyên môn.

64,1% SV lựa chọn ý kiến rằng “cả việc rèn luyện năng lực chuyên môn và y đức đều quan trọng như nhau và cần được tiến hành song song, thường xuyên và kiên trì”. Các SV lựa chọn phương án này nhận định rằng đối với người làm nghề y nói riêng và mọi nghề khác nói chung thì phẩm chất và năng lực đều quan trọng, cần thiết. Phẩm chất và năng lực đều khơng ngẫu nhiên sinh ra đã có mà cần phải được bồi dưỡng, rèn luyện qua một quá trình dài, kiên trì và thường xuyên.

Năng lực và phẩm chất (tài và đức) là hai mặt thống nhất của nhân cách con người. Như Bác Hồ đã từng nói “có tài mà khơng có đức thì là người vơ dụng. Có đức mà khơng có tài thì làm gì cũng khó”. Cụ thể với người thầy thuốc thì y thuật và y đức cũng chính là hai mặt tài và đức của người thầy thuốc. Vì thế để hồn thiện nhân cách của bản thân thì người thầy thuốc phải khơng ngừng rèn luyện, nâng cao cả hai mặt năng lực chuyên môn và y đức một cách song song, liên tục và thường xuyên để đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với người làm nghề y.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên trường cao đẳng y tế thái nguyên (Trang 59 - 63)