Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL,GV,SV nhàtrường về vị trí và tầm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên trường cao đẳng y tế thái nguyên (Trang 92 - 96)

2.5.3 .Thực trạng về công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện kế hoạch

3.2.1.Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL,GV,SV nhàtrường về vị trí và tầm

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên trường Cao

3.2.1.Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL,GV,SV nhàtrường về vị trí và tầm

tầm quan trọng của hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của tâm lý con người (nhận thức, tình cảm và hành động). Nó có quan hệ chặt chẽ với hai mặt kia. Nếu có nhận thức đúng đắn thì sẽ có hành động đúng, có thái độ tích cực và ngược lại. Vì thế để nâng cao chất lượng của cơng tác giáo dục y đức cho SV thì trước hết cần phải nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV, SV nhà trường về vị trí và tầm quan trọng của hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên.

Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong nhà trường như: Ban giám hiệu, phịng cơng tác HSSV, Đồn Thanh niên, Ban

quản lý ký túc xá, ban chỉ đạo các khoa chuyên môn, giáo viên bộ môn, giáo viên hướng dẫn tại các cơ sở thực tập... cần phải coi việc giáo dục y đức cho SV là vô cùng quan trọng, cần thiết và là trách nhiệm chung không thể thiếu của các thành viên trong nhà trường.

3.2.1.2. Nội dung biện pháp

Với mọi tập thể và cá nhân trong nhà trường đều cần nhận thức đúng đắn, tích cực về tầm quan trọng và trách nhiệm của bản thân trong công tác giáo dục y đức cho SV.

Đối với Ban giám hiệu nhà trường: cần phải có nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của công tác giáo dục y đức cho SV trong trường và cần phổ biến, quán triệt đến các lực lượng giáo dục trong nhà trường về ý thức trách nhiệm chung của mỗi cá nhân, tập thể đối với công tác giáo dục y đức cho SV. Công tác giáo dục y đức cho SV là một nhiệm vụ mang tính lâu dài, tính chiến lược trong mục tiêu đào tạo của nhà trường vì thế cần có sự thống nhất trong nhận thức, tư tưởng của các lực lượng giáo dục trong nhà trường và đặc biệt là bộ phận lập kế hoạch, chỉ đạo, giám sát như ban giám hiệu nhà trường. Đội ngũ CBQL nhà trường cần nắm rõ các chủ trương, chính sách của Đảng, các văn bản quy định của Bộ Y tế về yêu cầu phẩm chất đối với cán bộ y tế để gắn với mục tiêu trong công tác giáo dục y đức cho SV.

Đối với Đoàn Thanh niên và Hội HSSV trong nhà trường: cần thấy rõ vai trị của mình trong cơng tác giáo dục y đức cho SV từ đó xây dựng những kế hoạch cụ thể, các hình thức hoạt động thiết thực để góp phần phong phú các hình thức giáo dục y đức cho SV trong nhà trường, thu hút đông đảo SV tham gia, nâng cao hiệu quả của hoạt động Đoàn, Hội và đồng thời đẩy mạnh chất lượng giáo dục y đức cho SV.

Đối với phịng cơng tác HSSV và các trưởng khoa: cần phải thấy rõ vai trị và trách nhiệm của mình trong cơng tác giáo dục y đức cho SV, nhận biết hoàn cảnh cụ thể của SV trong khoa, trong trường, các trường hợp khó khăn, các đặc

điểm vùng miền của SV dân tộc thiểu số... để từ đó có các biện pháp tác động phù hợp đến đạo đức, phẩm chất nói chung của SV và đạo đức nghề nghiệp nói riêng.

Đối với các giáo viên chuyên môn và các cán bộ y tế hướng dẫn tại cơ sở thực tập của SV: cần nâng cao nhận thức, vai trị của mỗi cá nhân trong cơng tác giáo dục y đức cho SV. Trước hết bản thân mỗi GV, mỗi cán bộ y tế phải là một tấm gương cho SV noi theo về những phẩm chất đạo đức trong cuộc sống, trong sinh hoạt, trong nghiên cứu khoa học và trong công tác nghề nghiệp.

Đối với SV: Cần tuyên truyền, phổ biến cho SV thấy rõ tầm quan trọng của việc rèn luyện y đức, song song với việc nâng cao kiến thức và rèn luyện kĩ năng chuyên môn. Qua việc kết hợp với các bài giảng trên lớp, các hoạt động ngoại khóa và q trình thực tập tại cơ sở y tế, cần giúp cho SV nhận thức đầy đủ, đúng đắn về các phẩm chất đạo đức cần có đối với mỗi người cán bộ y tế. Từ đó thúc đẩy SV tham gia rèn luyện và tự rèn luyện để hoàn thiện nhân cách cá nhân, đáp ứng các yêu cầu về năng lực và phẩm chất của một người cán bộ y tế cần có, phù hợp với những tiêu chuẩn mà xã hội đặt ra.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Nhà trường đưa mục tiêu giáo dục y đức cho SV thành một phần nội dung trong mục tiêu đào tạo của nhà trường và phổ biến rộng rãi đến các tập thể và GV trong nhà trường qua những cuộc họp đầu năm học và đầu học kì.

Thơng qua các buổi sinh hoạt chính trị đầu năm học, nhà trường cần phổ biến, tuyên truyền rộng rãi đến toàn thể CBGV và SV trong nhà trường về tầm quan trọng cũng như các nội dung của việc giáo dục y đức cho SV trong trường.

Thường xuyên quán triệt đến CBGV và SV trong nhà trường về các quan điểm chỉ đạo, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Bộ Y tế, các văn bản của Bộ và Sở GD & ĐT về mục tiêu giáo dục toàn diện.

Tuyên truyền ý nghĩa, tầm quan trọng của giáo dục y đức cho SV thông qua các cuộc họp, các buổi sinh hoạt chung, các phong trào thi đua: “Dân chủ, kỉ cương,

tinh thần, trách nhiệm”, “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”, hoặc các buổi tọa đàm, thảo luận sâu về các chuyên đề quanh việc giáo dục y

đức cho SV như “Thầy thuốc cần rèn luyện y đức để vun bồi nhân đức”, “ Y đức

trong xã hội kinh tế thị trường hiện nay”, “Thế nào là lương y ?”...

Xác định vai trị, phân cơng trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân một cách hợp lý và cụ thể đối với việc giáo dục y đức cho SV trong trường, phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.

Triển khai bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ CBGV những vấn đề cơ bản trong giáo dục y đức cho SV. Thông qua việc đổi mới phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực cho SV thơng qua các học phần trong quá trình giảng dạy.

Bồi dưỡng GVCN, cán bộ Đoàn - Hội năng lực tổ chức, kĩ năng nghiệp vụ trong việc triển khai các hoạt động ngoại khóa,hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp để giáo dục y đức cho SV.

Thông qua các phương tiện truyền thông trong nhà trường như bảng thông báo, trang wed, thư viện... để tuyên truyền, phổ biến đến các CBGV, SV trong nhà trường về các quan điểm về y đức của những danh nhân như Hồ Chí Minh, Lê Hữu Trác, Tuệ Tĩnh...

Trong khuôn viên nhà trường và các phịng học, phịng thí nghiệm, thư viện... có thể treo những pano, apphich trích dẫn những lời dạy về y đức như: “lương y như từ mẫu” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lời thề Hyppocrace, hay câu nói của Thomas Sydenhan: “Thầy thuốc là công bộc của lòng từ thiện thiêng liêng”.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Đội ngũ CBQL, Ban giám hiệu nhà trường cần có nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc giáo dục y đức cho SV.

Phải thường xuyên chỉ đạo và quyết tâm cao, cũng như sự kiên trì, nghiêm túc thực hiện từ Ban giám hiệu, các cấp quản lý và cán bộ giáo viên trong nhà trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên trường cao đẳng y tế thái nguyên (Trang 92 - 96)