Quản lý hoạt động giáo dục y đức cho SV trường Cao đẳng Y tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên trường cao đẳng y tế thái nguyên (Trang 45 - 50)

8. Cấu trúc luận văn

1.4. Quản lý hoạt động giáo dục y đức cho SV trường Cao đẳng Y tế

1.4.1. Mục tiêu quản lý hoạt động giáo dục y đức

Mục tiêu của quản lý hoạt động giáo dục y đức là làm cho quá trình giáo dục y đức diễn ra có kế hoạch, có tổ chức, có tính đồng bộ và đạt hiệu quả cao. Cụ thể:

- Mục tiêu về nhận thức: quản lý hoạt động giáo dục y đức giúp cho các cán bộ quản lý, giáo viên, sinh viên trong tường đào tạo y khoa có nhận thức đúng đắn, cụ thể và nhất quán hơn về tầm quan trọng và vai trị của cơng tác giáo dục y đức và các nội dung liên quan đến vấn đề trên.

- Mục tiêu về thái độ: quản lý hoạt động giáo dục y đức giúp cho đội ngũ CBQL, GV và SV trong trường đào tạo y khoa có thái độ tích cực, đúng đắn hơn trong công tác giáo dục và tự giáo dục y đức.

- Mục tiêu về hành vi: quản lý hoạt động giáo dục y đức giúp cho CBQL, GV, SV tự giác, tích cực tham gia các hoạt động về giáo dục y đức trong phạm vi nhà trường và ngoài xã hội, đồng thời tự nghiên cứ, rèn luyện, nâng cấp phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của bản thân.

Tóm lại, quản lý hoạt động giáo dục y đức giúp cho quá trình giáo dục y đức đạt hiệu quả cao hơn để HSSV hình thành và nâng cao ý thức, tình cảm và niềm tin vào y đức, đồng thời tạp lập được những hành vi và thói quen phù hợp với yêu cầu đạo đức nghề nghiệp.

1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục y đức 1.4.2.1. Công tác lập kế hoạch 1.4.2.1. Công tác lập kế hoạch

Việc lập kế hoạch cần phải bám sát mục tiêu quản lý hoạt động giáo dục y đức đã đặt ra trước đó, đảm bảo tính mục đích. Đồng thời việc lập kế hoạch phải phù hợp với đối tượng quản lý, đối tượng giáo dục và đả bảo tính khả thi. Bên cạnh đó, kế hoạch phải được xây dựng qua sự nắm rõ và phân tích tình hình thực trạng của công tác quản lý giáo dục y đức tại nhà trường trong thời điểm hiện tại. Kế hoạch phải được xây dựng một cách cụ thể, rõ ràng.

1.4.2.2. Công tác tổ chức, chỉ đạo

Trước hết là tổ chức về mặt nhân lực: Nhà quản lý (cụ thể ở đây là hiệu trưởng trường Đại học, Cao đẳng y tế) cần thành lập, tổ chức một bộ máy vận hành để thực hiện, cụ thể hoá các kế hoạch đã đề ra.

Triển khai chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch theo đúng nội dung yêu cầu và tiến độ, thường xuyên kiểm tra, uốn nắn những lệch lạc, bổ sung và điều chỉnh cho phù hợp với tình hình cụ thể. Tổng kết, đánh giá, khen thưởng, trách phạt kịp thời nhằm động viên các lực lượng tham gia quản lý và tổ chức Giáo dục đạo đức. Nội dung quản lý hoạt động Giáo dục đạo đức được lựa chọn tuỳ theo mục tiêu đề ra và được thực hiện theo kế hoạch đã định. Trên cơ sở các nội dung quản lý hoạt động Giáo dục đạo đức nói chung và những quy định về y đức nói riêng,

nhà trường cần xây dựng kế hoạch giáo dục y đức và quản lý hoạt động giáo dục y đức, đảm bảo cho kế hoạch phù hợp với đối tượng và có tính khả thi.

1.4.2.3. Công tác kiểm tra đánh giá

Việc thực hiện công tác kiểm tra đánh giá cần thực hiện một cách thường xuyên, liên tục, đồng bộ và đảm bảo tính khách quan, minh bạch.

- Trước hết cần thành lập đội ngũ chuyên trách công tác kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục y đức cho SV nhà trường.

- Lập kế hoạch cụ thể cho công tác kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục y đức cho SV.

- Tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra, đánh giá:

+ Tại trường học: Dựa vào kết quả học tập và rèn luyện đạo đức của SV. Ý thức thực hiện các nội quy, quy định khu ký túc xá, quy chế HS, SV. Thái độ trong thi, kiểm tra.

Ý thức tham gia các hoạt động của nhà trường, đoàn thanh niên, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao (TDTT).

+ Tại bệnh viện nơi SV đi thực tập thực tế:

Ý thức chấp hành các nội quy, quy chế của bệnh viện, quy chế SV khi thực tập ở bệnh viện.

Thái độ học hỏi kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế của các bác sỹ, điều dưỡng.

Thái độ đối với người bệnh: Từ khâu đón tiếp bệnh nhân khi mới đến và khi chăm sóc người bệnh ở các khoa phịng.

Thái độ với bạn bè trong lớp và với các cán bộ của bệnh viện.

- Cần có quy định cụ thể về khen thưởng đối với những tấm gương tốt trong giáo dục y đức và những vi phạm trong hoạt động này. Nhà trường cần có sự đầu tư về tài chính và minh bạch trong tài chính trong cơng tác kiểm tra đánh giá, thi đua khen thưởng của hoạt động giáo dục y đức cho SV.

Công tác kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục y đức cho SV trong nhà trường cần được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục, có kế hoạch cụ thể với nhiều hình thức khác nhau. Đồng thời công tác kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục y đức cần đảm bảo tính khách quan, trung thực.

1.4.3. Phương pháp quản lý hoạt động giáo dục y đức

Phương pháp quản lý hoạt động giáo dục y đức là cách thức,tổ chức, điều khiển và tự tổ chức, tự điều khiển các loại hình hoạt động mà chủ thể quản lý tác động vào đối tượng quản lý nhằm đạt được những mục tiêu quản lý hoạt động giáo dục y đức đã đề ra. Một số phương pháp quản lý hoạt động giáo dục y đức như sau:

1.4.3.1. Phương pháp tổ chức hành chính

- Phương pháp tổ chức hành chính là phương pháp mà CBQL tác động đến quá trình giáo dục y đức bằng các văn bản pháp lý, các mệnh lệnh hành chính như các quy định, quy chế, công văn, nghị quyết…

- Ưu điểm: Phương pháp này giúp đảm bảo tính kỷ luật, kỷ cương của tổ chức, đồng thời có tình đồng bộ cao.

- Nhược điểm: phương pháp này cần được sử dụng khéo léo và kết hợp với các phương pháp khác nếu không sẽ dẫn đến một số nhược điểm như sự cứng nhắc, hạn chế tính chủ động, tự giác và sáng tạo của đối tượng quản lý, dễ dẫn đến quan liêu, mệnh lệnh, chuyên quyền của quyền quản lý.

1.4.3.2. Phương pháp kinh tế

- Phương pháp kinh tế là phương pháp mà chủ thể quản lý tác động đến đối tượng quản lý bằng cách đảm bảo giữa lợi ích kinh tế cá nhân và lợi ích kinh tế tập thể.

Một hình thức phổ biến nhất của phương pháp kinh tế mà nhà trường thường áp dụng đó là trao học bổng cho những sinh viên có kết quả tốt trong công tác học tập và rèn luyện. Ở các trường Cao đẳng, Đại học, phương pháp kinh tế được thể hiện ở việc xây dựng cơ chế thưởng phạt cụ thể, rõ ràng trong

quản lý giáo dục y đức. Nhà trường sử dụng nguồn kinh phí từ quỹ tài chính của nhà trường hoặc các quỹ được thành lập từ cơng tác xã hội hố giáo dục để có những mức thưởng xứng đáng đối với các cá nhân GV, SV hoặc các đơn vị, khoa lớp có thành tích cao trong cơng tác giáo dục y đức.

- Ưu điểm của phương pháp này là động viên, khích lệ được tính tự giác, tích cực rèn luyện, thi đua trong công tác giáo dục y đức của GV, SV trong nhà trường.

- Nhược điểm: nếu chỉ sử dụng phương pháp này mà khơng có sự kết hợp linh động, khéo léo với các phương pháp khác thì sẽ dẫn đến tâm lý vụ lợi, ham vật chất, chạy theo thành tích trong cơng tác giáo dục y đức.

1.4.3.3.Nhóm các phương pháp kích thích tính tích cực hoạt động và điều chỉnh hành vi

Nhóm phương pháp này gồm có phương pháp khen thưởng và phương pháp trách phạt.

- Phương pháp khen thưởng là phương pháp phản ánh sự đánh giá tốt của CBQL đến các cá nhân GV, SV hoặc các tập thể khoa lớp có thành tích tốt trong cơng tác giáo dục y đức cho SV.

Trong công tác quản lý giáo dục y đức tại các trường Cao đẳng, Đại học y khoa có nhiều hình thức khen thưởng khác nhau để đẩy mạnh hiểu quả của quá trình giáo dục y đức cho SV như: tỏ thái độ đồng tình ủng hộ, biểu dương, tuyên dương hoặc các cấp quản lý có thể trao tặng giấy khen, bằng khen, phần thưởng đối với các cá nhân và tập thể có thành tích tốt trong cơng tác giáo dục y đức. Phương pháp khen thưởng cần được thực hiện một cách khách quan, công bằng và đúng mức, đúng đối tượng.

- Phương pháp trách phạt: Là phương pháp mà chủ thể quản lý phản ánh sự khơng đồng tình, sự phản đối, sự chê trách, phê phán đối với những biểu hiện sai trái của đối tượng quản lý.

Phương pháp trách phạt thường được biểu hiện ở những mức độ từ nhẹ đến nặng như: nhắc nhở, chê trách, phê bình, cảnh cáo, buộc thơi học, đuổi học.

1.4.3.4. Phương pháp tâm lý - xã hội

- Phương pháp tâm lý xã hội là phương pháp chủ thể quản lý tác động vào đối tượng quản lý bằng các biện pháp logic và tâm lý nhằm biến yêu cầu mà người lãnh đạo đề ra thành nhu cầu tích cực, tự giác của người thực hiện.

- Ưu điểm của phương pháp này là nâng cao tinh thần đồn kết tập thể, tính tích cự, tự giác rèn luyện, thực hiện của đối tượng giáo dục

- Nhược điểm: nếu phương pháp này không được sử dụng đúng cách và bản thân người lãnh đạo, quản lý không là tấm gương sáng trong công tác giáo dục y đức và rèn luyện y đức thì sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực, dư luận khơng đồng tình, hạn chế hiệu quả cơng tác quản lý giáo dục y đức.

Tóm lại mỗi phương pháp quản lý giáo dục y đức đều có những ưu điểm và hạn chế riêng, khơng có phương pháp nào là vạn năng và tuyệt đối. Vì thế, để cơng tác quản lý giáo dục y đức cho SV đạt hiệu quả cao, nhà quản lý cần phải vận dụng phù hợp, linh hoạt và khéo léo các phương pháp quản lý giáo dục y đức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên trường cao đẳng y tế thái nguyên (Trang 45 - 50)