Phối hợp chặt chẽ với các cơ sở thực tập trong việc rèn luyện tay nghề và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên trường cao đẳng y tế thái nguyên (Trang 101 - 105)

2.5.3 .Thực trạng về công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện kế hoạch

3.2.4.Phối hợp chặt chẽ với các cơ sở thực tập trong việc rèn luyện tay nghề và

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên trường Cao

3.2.4.Phối hợp chặt chẽ với các cơ sở thực tập trong việc rèn luyện tay nghề và

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhà trường phối hợp chặt chẽ với các cơ sở thực tập, để qua đó bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng chun mơn cho SV. Đồng thời thông qua việc trải nghiệm thực tế, nhà trường và cơ sở thực tập cần hình thành ý thức tự nâng cao y đức của bản thân SV.

3.2.4.2. Nội dung biện pháp

Đặc thù trong quá trình học tập của các SV trường Cao đẳng Y tế đó là vào cuối năm học thức nhất, các em sẽ được đi thực tập lâm sàng tại bệnh viện một buổi và học lý thuyết một buổi tại trường. Đến năm thứ 3, trước khi tốt nghiệp cá em sẽ được tham gia thực tập tại các bệnh viện, trung tâm y tế hay trạm y tế xã khoảng gần hai tháng. Đây là một điều kiện thuận lợi để các em trải nghiệm thực tế và đút rút kinh nghiệm cho bản thân cả về kĩ năng chuyên môn và kĩ năng ứng xử trong các tình huống nghề nghiệp. Nếu như nhà trường kết hợp tốt với cơ sở thực tập thì sẽ đẩy mạnh việc rèn luyện y thuật và cả rèn luyện y đức cho SV một cách hiệu quả. Trong quá trình thực tập lâm sàng và thực tập trước tốt nghiệp các em sẽ được các cán bộ y tế tại cơ sở thực tập “ cầm tay chỉ việc”, tức là hướng dẫn cụ thể, chi tiết từng kĩ năng chuyên môn. Đồng thời các em sẽ thấy rõ những mặt tích cực và tiêu cực trong mơi trường làm việc thực tế, những tình huống xảy ra trong quá trình làm việc, những tấm gương tốt và những biểu hiện xấu trong việc rèn luyện y đức.

Nhà trường cần có kế hoạch tổng thể cho từng đợt thực tập lâm sàng và kế hoạch cụ thể đối với từng nhóm SV chuyên ngành, từng cơ sở thực tập. Từ đó có sự phân cơng và phối hợp giữa các lực lượng giáo dục như giáo viên chủ nhiệm,

giáo viên quản lý lâm sàng, các y bác sĩ trực tiếp hướng dẫn SV tại các cơ sở thực tập... cùng tham gia vào việc giáo dục y đức cho SV.

3.2.4.3. Cách thức thực hiện biện pháp

- Ngay từ đầu mỗi năm học, mỗi học kì, nhà trường cần có kế hoạch cụ thể cho các đợt thực tế lâm sàng.

- Nhà trường cần chỉ rõ vai trị và phân cơng nhiệm vụ cụ thể đối với các đơn vị, các GV, bác sĩ có tham gia hướng dẫn vào quá trình thực nghiệm lâm sàng của SV trong cơng tác giáo dục y đức cho SV. Bản thân mỗi GV, mỗi cán bộ y tế cần là một tấm gương sáng về y đức để SV học tập.

- Khi làm việc với Ban giám đốc tại các cơ sở thực tập, nhà trường cần nhấn mạnh đến việc giáo dục y đức cho SV như một mục tiêu cần phải đạt được trong quá trình hướng dẫn thực tập cho SV và là trách nhiệm đào tạo của cơ sở thực tập.

- Vào mỗi buổi họp giao ban hàng tuần tại cơ sở thực tập, các GV, bác sĩ trực tiếp hướng dẫn SV cần tổng kết đánh giá kết quả thực tập và rèn luyện của các SV trong nhóm thực tập ở tuần vừa qua. Từ đó có biện pháp nhắc nhở, can thiệp, điều chỉnh kịp thời với những SV có biểu hiện sai lệch về y đức.

- Cân đảm bảo kênh thông tin hai chiều thường xuyên, liên tục và chặt chẽ giữa nhà trường và cơ sở thực tập.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Nhà trường và cơ sở thực tập cần có sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ và đầu tư về nhân lực, thời gian cũng như cơ sở vật chất cho quá trình thực tập lâm sàng của SV.

3.2.5. Chỉ đạo công tác phối hợp giáo dục y đức cho SV giữa nhà trường, gia đình và xã hội

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Trong cơng cuộc xã hội hóa giáo dục hiện nay việc phối hợp ba lực lượng giáo dục: nhà trường, gia đình và xã hội là một nhân tố thúc đẩy sự phát triển của

nên GD Việt Nam. Nhằm đảm bảo cho công tác tác phối hợp giáo dục đạt hiệu quả, nhà trường phải tạo được mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất, đồng thuận cả ba mơi trường giáo dục. Từ đó tạo nên sức mạnh tổng hợp trong quá trình GD y đức cho SV trường Cao đẳng y tế Thái Nguyên.

3.2.5.2. Nội dung biện pháp

Bác Hồ đã từng dặn: “Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy nhưng thiếu

giáo dục trong gia đình và ngồi xã hội thì kết quả cũng khơng hồn tồn”. Vì thế

cần huy động lực lượng ngoài xã hội tham gia vào cơng tác giáo dục.

Gia đình là mơi trường sống, mơi trường giáo dục suốt đời của mỗi con người, là cái nơi cơ bản, đầu tiên để hình thành lên nhân cách mỗi con người.

Nhà trường là môi trường giáo dục chủ đạo, toàn diện cả về năng lực và phẩm chất đạo đức. Xã hội là mơi trường giáo dục mang tính cộng đồng lớn nhất. Sự phối hợp chặt chẻ ba môi trường giáo dục sẽ tạo nên sự thống nhất từ nhận thức đến hành động; từ mục đích đến nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục.

Nhà trường cần chỉ đạo kết hợp vai trị của ban giám hiệu, Đồn thanh niên, Ban chỉ đạo khoa, giáo viên bộ môn… thống nhất mục tiêu kế hoạch và các bước triển khai thực hiện để tạo nên sức mạnh tổng hợp giữa các lực lượng, thành viên của nhà trường trong quản lý giáo dục y đức cho SV. Các lực lượng này ln nắm vững kế hoạch, chương trình hoạt động của nhà trường theo từng tuần, từng tháng, từng kỳ.

Xây dựng các kênh thông tin liên lạc hai chiều thường xuyên giữa nhà trường và gia đình, thơng qua các trang wed hoạt động công khai hai chiều, qua sổ thơng báo định kì từ phía nhà trường đến gia đình.

3.2.5.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Nhà trường cần quán triệt và làm rõ vai trò, trách nhiệm của các lực lượng giáo dục trong và ngồi nhà trường đối với cơng tác giáo dục y đức cho SV qua

các buổi họp kế hoạch đầu năm học, đầu học kì hay các cuộc họp với những tổ chức xã hội, chính quyền địa phương.

Xây dựng kế hoạch và quy chế phối hợp giáo dục y đức cho SV giữa nhà trường và các lực lượng như: Hội Sinh Viên, Đồn TNCS HCM, gia đình SV, chính quyền địa phương, các Trung tâm y tế tại địa phương…

Nhà trường cần thường xuyên theo dõi và kịp thời phản hồi lại kết quả học tập và rèn luyện của SV đến phụ huynh.

Thường xuyên duy trì việc giao ban, sinh hoạt giữa nhà trường với các tổ chức xã hội như cơng an, huyện đội, tổ dân phịng… đặc biệt là những nơi SV thuê trọ, để kịp thời nắm bắt tình hình và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của các em.

Nhà trường cần phối hợp với Uỷ ban nhân dân phường, Công an trên địa bàn để tổ chức các buổi lễ kí cam kết, xây dựng nếp sống lành mạnh cho SV, tuyên truyền và phổ biến kiến thức đến SV để phòng chống các tệ nạn xã hội.

Nhà trường cần có sự phối hợp với một số trường y khóa khác trên địa bàn hoặc ở các tỉnh lân cận để cùng trao đổi kinh nghiệm về giáo dục y đức cho SV.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Nhà trường cần tích cực, chủ động trong việc thực hiện cơng tác xã hội hóa giáo dục trên địa bàn đóng chân.

Nhà trường và xã hội phối hợp xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh: Nhà trường phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan có thẩm quyền xóa bỏ và kiểm sốt các tụ điểm vui chơi không lành mạnh ở các khu vực trường đóng và nơi cộng đồng các em sinh sống.

Đảm bảo đầy đủ về kinh phí hoạt động cũng như cơ sở vật chất cho các hoạt động, như họp giao ban, tổ chức hội thảo, tọa đàm…

Ln ln phải đảm bảo được tính thường xuyên, liên tục và kịp thời giữa các tổ chức, các lực lượng có liên quan, nhằm nắm bắt kịp thời để uốn nắn và giáo dục các em.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên trường cao đẳng y tế thái nguyên (Trang 101 - 105)