Kết quả thống kê sự nhận thức về tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông huyện kiến xương, tỉnh thái bình theo chuẩn nghề nghiệp​ (Trang 108 - 124)

TT TÊN BIỆN PHÁP

MỨC ĐỘ KHẢ THI

Rất khả thi Khả thi Không khả thi

SL % SL % SL %

1

Xây dựng quy hoạch nguồn phát triển

đội ngũ giáo viên 71 89 9 11 0 0

2

Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả quy trình tuyển chọn, sử dụng đội ngũ giáo viên

67 84 13 16 0 0

3

Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai áp dụng các chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học

62 77,5 14 17,5 4 5

4

Tăng cường kiểm tra, đánh giá đội

ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp 65 81,2 13 16,2 2 2,5 5 Tăng cường bồi dưỡng nâng cao chất

lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng cả yêu cầu chuẩn nghề nghiệp

68 85 12 15 0 0

6 Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chính sách, chế độ động viên, khích lệ, tạo động lực phát triển đội ngũ giáo viên

62 77,5 14 17,5 4 5

Qua bảng 3.2 và bảng 3.3 chúng tôi thấy: các ý kiến về mức độ cần thiết của các biện pháp phát triển ĐNGV là rất cao (100%), không có ý kiến cho rằng các biện pháp là không cần thiết; tính khả thi cũng được đánh giá rất cao, trong đó biện pháp 1; 2; 5 với số phiếu đạt 100% khả thi, riêng biện pháp 3 đạt 95 % và biện pháp 4 đạt 97,5% khả thi. Điều này cũng khẳng định được tính cần thiết của việc phát triển ĐNGV trong đông đảo đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục. Đối với tính khả thi của các biện pháp, chúng tôi thấy hầu hết các ý kiến đều khẳng định là khả thi.

Như vậy các biện pháp phát triển ĐNGV các trường THPT trên địa bàn huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình mà đề tài nghiên cứu là có cơ sở để thực

hiện nhằm góp phần thúc đẩy, phát triển sự nghiệp giáo dục của huyện Kiến Xương cũng như đóng góp vào sự phát triển chung của ngành Giáo dục-Đào tạo tỉnh Thái Bình.

3.5. Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và kết quả khảo sát thực trạng quản lý và phát triển đội ngũ của các trường THPT huyện Kiến Xương, căn cứ định hướng phát triển kinh tế xã hội, phát triển giáo dục và đào tạo của tỉnh Thái Bình. Tác giả đề xuất 6 biện pháp phát triển ĐNGV theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học được Bộ GD&ĐT ban hành. Để các trường THPT trên địa bàn huyện Kiến Xương có dược ĐNGV đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp hiện nay. Các biện pháp có mối liên hệ mật thiết với nhau trong quá trình thực hiện.

Các biện pháp đề xuất đã được khảo sát, phân tích, đánh giá thấu đáo. Kết quả thăm dò ý kiến của cán bộ quản lý,cán bộ giáo viên các trường THPT trong huyện chứng tỏ các biện pháp được đề tài đề xuất cho thấy các biện pháp được đề xuất là cần thiết và có tính khả thi, phù hợp với các trường trong khu vực huyện Kiến Xương, đáp ứng được giả thuyết khoa học đã đề ra.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Từ các nội dung đã đề cập ở các chương trên, luận văn đã hoàn thàmh mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. Tác giả luận văn đã rút ra một số kết luận và khuyến nghị sau:

1. Kết luận

Đề tài đã làm rõ tầm quan trọng của việc phát triển ĐNGV đặc biệt là đội ngũ giáo viên THPT theo chuẩn nghề nghiệp. Đề tài cũng đã hệ thống hoá những khái niệm có liên quan đến nội dung nghiên cứu như khái niệm về ĐNGV, biện pháp, phát triển, phát triển ĐNGV ...Đồng thời nghiên cứu các

chính sách của Đảng và Nhà nước về GD-Đào tạo, tìm hiểu một số quan điểm của các nhà Giáo dục Việt Nam về phát triển ĐNGV.

Đề tài đã làm rõ thực trạng về các trường và đội ngũ giáo viên THPT ,thực trạng về phát triển ĐNGV THPT trên địa bàn huyện Kiến Xương, qua việc tiến hành điều tra, khảo sát, phân tích số liệu, tư liệu đã thu thập được. Từ đó chỉ ra những mặt yếu, những tồn tại, bất cập để đưa ra những biện pháp quản lý chủ yếu phát triển ĐNGV.

Đề tài đã đề xuất 6 biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên THPT trên địa bàn huyện Kiến Xương theo chuẩn nghề nghiệp. Các biện pháp đề xuất là.

- Xây dựng quy hoạch, tạo nguồn phát triển đội ngũ giáo viên

- Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả quy trình tuyển chọn, sử dụng ĐNGV - Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai áp dụng các Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học;

- Tăng cường kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp; - Tăng cường bồi dưỡng nâng cao chất lượng ĐNGV đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp.

- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chính sách, chế độ động viên, khích lệ, tạo động lực phát triển ĐNGV.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với UBND Tỉnh Thái Bình

Có chế độ chính sách phù hợp để khuyến khích giáo viên đi đào trên chuẩn, thạc sỹ, tiến sỹ.

Bổ sung và giao thêm biên chế đủ giáo viên cho các nhà trường ở vùng xa trung tâm như trường THPT Bình Thanh.Thực hiện tốt việc phân cấp quản lý trong giáo dục theo đúng nghị định của Chính phủ, để nhà trường nâng cao trách nhiệm và tự chủ trong mọi hoạt động

Làm tốt công tác tham mưu với UBND Tỉnh để thực hiện chính sách thu hút nhân tài về công tác tại ngành giáo dục Thái Bình

Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý có đủ năng lực. Tăng cường công tác quản lý hành chính, thực hiện cải cách hành chính nhà nước trong ngành Giáo dục-Đào tạo

Tiếp tục cải tiến nội dung, phương pháp bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên, đồng thời tăng cường đổi mới công tác kiểm tra, thanh tra, đánh giá

2.3. Đối với các cơ quan, tổ chức trên địa bàn huyện Kiến Xương

Thường xuyên quan tâm, phối hợp và tạo mọi điều kiện tốt nhất để giáo dục huyện Kiến Xương phát triển

Cùng với ngành giáo dục tháo gỡ, giải quyết những khó khăn trong giáo dục, coi trọng công tác xã hội hoá giáo dục

- Đối với các trường THPT Huyện Kiến Xương

Sử dụng ĐNGV THPT hiệu quả, hợp lý, đúng chuyên môn đào tạo. Tăng cường công tác kiểm tra để giúp cho ĐNGV hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Hiệu trưởng các trường THPT cần chỉ đạo tăng cường đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, thường xuyên tuyên truyền đường lối lãnh đạo của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, bản lĩnh chính trị, phẩm chất lối sống của ĐNGV đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Bí thư Trung ương Đảng. Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/6/2004 về việc "Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục".

2. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình (2011), Nghị quyết số 16-NQ/TV ngày 30/12/2011 về Nâng cao chất lượng đồng đều trong giáo dục phổ thông. Huyện ủy Kiến Xương.

3. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình (2011), Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 25/7/2011 về Phát triển một số cơ sở giáo dục đào tạo chất lượng cao. Huyện ủy Kiến Xương.

4. Đặng Quốc Bảo (2009). Quản lý nhà trường. Bài giảng lớp cao học quản lý giáo dục khóa 10, Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội

5. Nguyễn Thị Bình (2012). Sửa đổi chính sách đối với nhà giáo và cải cách công tác đào tạo…” tại Hội thảo khoa học Trí thức thủ đô với việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam giai đoạn 2012-2020). 6. Bộ Giáo dục & Đào tạo. Đề án đổi mới giáo dục phổ thông.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007). Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011). Hướng dẫn áp dụng chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học vào đánh giá giáo viên.

9. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2001), Lý luận đại cương về quản lý. Hà Nội.

10. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2004). Quản lý đội ngũ. Giáo trình cao học quản lý giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

11. Vũ Cao Đàm (2009), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong quản lý giáo dục.

12. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương khóa XI. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

13. Đảng bộ tỉnh Thái Bình (2010), Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XVIII. Thái Bình.

14. Nguyễn Minh Đường (1996), Bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới. Chương trình KHCN cấp nhà nước KX 07-14

15. Phạm Minh Hạc (1997), Giáo dục nhân cách, đào tạo nhân lực. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Đặng Xuân Hải (2007). Quản lý sự thay đổi và vận dụng thuyết quản lý sự thay đổi trong quản lý giáo dục/ quản lý nhà trường, tập bài giảng, Hà Nội. 17. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2000). Giáo trình lý luận văn

18. Trần Kiểm (2004). Khoa học quản lý giáo dục, một số vấn đề lý luận và thực tiễn. NXB Giáo dục. Hà Nội.

19. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2003). Quản lý nguồn nhân lực giáo dục, bài giảng các khóa đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục, Hà Nội.

20. Luật giáo dục (của nước CHXHCN Việt Nam) (2005). Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội

21. Phạm Hồng Quang (2007-2012). Một số vấn đề cơ bản về nghiên cứu khoa học

22. Nguyễn Ngọc Quang (1989). Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục. Học viện Cán bộ quản lý giáo dục, Hà Nội.

23. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam. Nghị quyết số 37/2004/QH10 ngày 3/12/2004 về giáo dục.

24. Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Bình (2006). Quy hoạch và Phát triển giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2006-2010. Thái Bình.

25. Nguyễn Thị Tính (2014). Giáo trình lý luận chung về quản lý giáo dục.

Thái Nguyên

26. Nguyễn Cảnh Toàn (2002). Bàn về giáo dục Việt Nam. Nhà xuất bản Lao động 27. Trần Quốc Thành (2012), Khoa học quản lý đại cương,(Đề cương bài giảng). 28. Trần Ngọc Thêm. Bốn “trọng bệnh” của nền giáo dục Việt Nam. Báo

Lao Động điện tử ngày 22 tháng 10 năm 2012.

29. Viện ngôn ngữ, từ điển tiếng việt. Nxb từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2008. 30. Viện ngôn ngữ học (2001), Từ điển tiếng việt, Nxb Đà Nẵng.

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1

SỞ GD - ĐT THÁI BÌNH

PHIẾU GIÁO VIÊN TỰ ĐÁNH GIÁ

Trường: ……… Năm học: ………. Họ và tên giáo viên: ……… Môn học được phân công giảng dạy: ……….

(Các từ viết tắt trong bảng: TC - tiêu chuẩn; tc - tiêu chí)

Các tiêu chuẩn và tiêu chí Điểm đạt được Nguồn minh chứng

* TC1. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của người GV 1 2 3 4 1 2 3 4 5 6 7 8 MC khác + tc1. Phẩm chất chính trị + tc2. Đạo đức nghề nghiệp + tc3. Ứng xử với học sinh + tc4. Ứng xử với đồng nghiệp + tc5. Lối sống, tác phong

*TC2. Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục

+ tc6. Tìm hiểu đối tượng giáo dục + tc7. Tìm hiểu môi trường giáo dục

* TC3. Năng lực dạy học

+ tc8. Xây dựng kế hoạch dạy học + tc9. Bảo đảm kiến thức môn học + tc10. Bảo đảm chương trình môn học + tc11. Vận dụng các phương pháp dạy học + tc12. Sử dụng các phương tiện dạy học + tc13. Xây dựng môi trường học tập + tc14. Quản lý hồ sơ dạy học

+ tc15. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

* TC4. Năng lực giáo dục

+ tc16. Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục + tc17. Giáo dục qua môn học

+ tc18. Giáo dục qua các hoạt động giáo dục + tc19. Giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng + tc20. Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục

+ tc21. Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức học sinh

* TC5. Năng lực hoạt động chính trị xã hội

+ tc22. Phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng + tc23. Tham gia các hoạt động chính trị, xã hội

* TC6. Năng lực phát triển nghề nghiệp

+ tc24. Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện + tc25. Phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục

- Số tiêu chí đạt mức tương ứng - Tổng số điểm của mỗi mức

- Tổng số điểm:

- Giáo viên tự xếp loại:

ĐÁNH GIÁ CHUNG (Giáo viên tự đánh giá)

1. Những điểm mạnh: - ……… - ……… - ……… 2. Những điểm yếu: - ……… - ……… - ……… 3. Hướng phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu:

- ……… - ……… - ………

Thái Bình, ngày …… tháng …… năm 2016

PHỤ LỤC 2

SỞ GD - ĐT THÁI BÌNH

PHIẾU ĐÁNH GIÁ GIÁO VIÊN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

Trường: ……… Năm học: ……….

Tổ chuyên môn: ………..

Họ và tên giáo viên được đánh giá : ………

Môn học được phân công giảng dạy: ………. 1. Đánh giá, xếp loại của tổ chuyên môn:

(Các từ viết tắt trong bảng: TC - tiêu chuẩn; tc - tiêu chí)

Các tiêu chuẩn và tiêu chí Điểm đạt được Ghi chú

1 2 3 4

* TC1. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của người GV

+ tc1. Phẩm chất chính trị + tc2. Đạo đức nghề nghiệp + tc3. Ứng xử với học sinh + tc4. Ứng xử với đồng nghiệp + tc5. Lối sống, tác phong

*TC2. Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục

+ tc6. Tìm hiểu đối tượng giáo dục + tc7. Tìm hiểu môi trường giáo dục

* TC3. Năng lực dạy học

+ tc8. Xây dựng kế hoạch dạy học + tc9. Bảo đảm kiến thức môn học + tc10. Bảo đảm chương trình môn học + tc11. Vận dụng các phương pháp dạy học + tc12. Sử dụng các phương tiện dạy học + tc13. Xây dựng môi trường học tập + tc14. Quản lý hồ sơ dạy học

+ tc15. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

* TC4. Năng lực giáo dục

+ tc16. Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục + tc17. Giáo dục qua môn học

+ tc18. Giáo dục qua các hoạt động giáo dục + tc19. Giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng

+ tc20. Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục

+ tc21. Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức học sinh

* TC5. Năng lực hoạt động chính trị xã hội

+ tc22. Phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng + tc23. Tham gia các hoạt động chính trị, xã hội

* TC6. Năng lực phát triển nghề nghiệp

+ tc24. Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện

+ tc25. Phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục - Số tiêu chí đạt mức tương ứng

- Tổng số điểm: - Xếp loại:

2. Đánh giá chung của tổ chuyên môn:

a) Những điểm mạnh: - ……… - ……… - ……… b) Những điểm yếu: - ……… - ……… - ……… c) Hướng phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu:

- ……… - ……… - ………

Thái Bình, ngày …… tháng …… năm 2016

Tổ trưởng chuyên môn

PHỤ LỤC 3

SỞ GD - ĐT THÁI BÌNH

PHIẾU TỔNG HỢP XẾP LOẠI GIÁO VIÊN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

Trường: ... Năm học: ... Tổ chuyên môn: ...

STT Họ và tên giáo viên

GV tự đánh giá Đánh giá của tổ

Ghi chú Tổng số

điểm Xếp loại

Tổng số

điểm Xếp loại

Thái Bình, ngày ... tháng ... năm 2016

PHỤ LỤC 4

SỞ GD - ĐT THÁI BÌNH

PHIẾU XẾP LOẠI GIÁO VIÊN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Trường: ... Năm học: ...

STT Họ và tên giáo viên GV tự đánh giá Xếp loại của tổ chuyên môn Xếp loại chính thức của Hiệu trưởng Ghi chú Tổ cộng mỗi loại : - Xuất sắc : - Khá : - Trung bình : - Kém :

Thái Bình, ngày ... tháng ... năm 2016

Tổ trưởng chuyên môn

PHỤ LỤC 5

PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN

Để phát triển đội ngũ giáo viên các trường THPT huyện Kiến Xương theo Chuẩn nghề nghiệp, chúng tôi đã đề xuất 6 biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông huyện kiến xương, tỉnh thái bình theo chuẩn nghề nghiệp​ (Trang 108 - 124)