Biện pháp 5.Tăng cường bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông huyện kiến xương, tỉnh thái bình theo chuẩn nghề nghiệp​ (Trang 96 - 101)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.5. Biện pháp 5.Tăng cường bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ

viên đáp ứng các yêu cầu chuẩn nghề nghiệp

3.2.5.1. Mục đích của biện pháp

Công tác bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học trong bối cảnh thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông tức là hiện thực hoá việc bồi dưỡng giáo viên để có được ĐNGV đạt chuẩn ở các lĩnh vực: phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống và năng lực sư phạm. Đây chính là vấn đề cốt lõi trong Chỉ thị 40 của Ban Bí thư Trung ương Đảng: “Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặt biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo”.

Giống như tất cả các ngành nghề khác, trình độ đào tạo ban đầu của các nhà giáo chỉ là điểm xuất phát, là vốn kiến thức và kỹ năng khởi nghiệp. Còn trong suốt quá trình giảng dạy và công tác, người giáo viên cũng như những người lao động ở các lĩnh vực khác phải luôn luôn tự học, tự bồi dưỡng và tham gia các chương trình bồi dưỡng để không ngừng nâng cao phẩm chất

người giáo viên tốt thì liên tục, suốt đời phải là một học trò tốt và là một nhà khoa học tốt. Phải là một học trò vì bản thân phải liên tục tự học không ngừng để cập nhật tình hình mà còn để truyền ngọn lửa tự học cho học trò. Phải là một nhà khoa học vừa để có khả năng đổi mới cho kịp với tốc độ phát triển nhanh như vũ bão của khoa học, công nghệ .

3.2.5.2. Nội dung của biện pháp

Bồi dưỡng là nhiệm vụ thường xuyên, được tiến hành trong suốt quá trình công tác của người giáo viên. Nội dung bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp gồm:

Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị, tư cách nhà giáo. Tăng cường bồi dưỡng cho ĐNGV, nhất là với giáo viên trẻ về lý tưởng, mục tiêu cách mạng của Đảng, về lòng yêu nước, trách nhiệm công dân, trách nhiệm của nhà giáo đối với đất nước. Đặc biệt, cần củng cố, đề cao chữ “tâm”, chữ “đức”, chữ “tài” của nhà giáo - cái gốc quan trọng bậc nhất của nghề làm thầy từ xưa đến nay nhưng gần đây có dấu hiệu giảm sút. Thầy cô giáo hết lòng vì tương lai thế hệ trẻ, luôn là tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo cho học sinh noi theo.

- Động viên mạnh mẽ ý chí tiến thủ, năng lực tự học của giáo viên, nhất là với giáo viên cao tuổi và giáo viên năng lực chuyên môn chưa thật vững vàng.

Về chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng cho giáo viên các năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục, năng lực dạy học và năng lực giáo dục.

Bồi dưỡng năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục cho giáo viên. Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục là một năng lực cần có đầu tiên của một nhà giáo. Tìm hiểu đối tượng học sinh là tìm hiểu đối tượng giáo dục. Công việc này đòi hỏi giáo viên phải kiên trì, phải vận dụng các kiến thức đã được học ở trường sư phạm, như tâm lý học lứa tuổi, tâm lý học sư phạm để nắm được năng lực, sở trường, tính cách, qúa trình phấn đấu,

rèn luyện cuả học sinh và các nhân tố tác động tới quá trình giáo dục học sinh (gia đình, nhà trường, xã hội,…).

Nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên nhằm phấn đấu mỗi nhà giáo là một giáo viên giỏi, tập thể nhà giáo là một tập thể sư phạm có chuyên môn giỏi, đồng đều, là yếu tố quyết định tạo nên “thương hiệu”của nhà trường. Sau đây là một số biện pháp nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên:

- Chỉ đạo việc đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng thiết thực, hiệu quả. Khắc phục khuynh hướng sinh hoạt tổ, nhóm nặng về “hình thức”, đi sâu vào các hoạt động học thuật (mỗi tuần cả tổ, nhóm tham gia thảo luận sâu 1 vấn đề về kiến thức, kỹ năng hoặc phương pháp dạy học ở 1 chương hay 1 bài cụ thể, nhất là ở những chương, bài khó; nghiên cứu, thảo luận về những vấn đề mới, những vấn đề có tính thời sự đang thu hút sự quan tâm của ngành, của xã hội…).

- Phát huy công tác bồi dưỡng năng lực cho giáo viên, giai đoạn trước mắt và lâu dài.

- Nên xây dựng ý thức tự học, tự bồi dưỡng trở thành nét đẹp phong cách nhà giáo. Mục tiêu trước mắt là bằng tự nghiên cứu, các nhà giáo có thể từng bước nâng cao chất lượng bài giảng trên lớp. Cán bộ quản lý cần nắm được chỗ mạnh, chỗ yếu của mỗi giáo viên để giao yêu cầu, nội dung bồi dưỡng chuyên môn, để trong một thời gian nhất định, trình độ chuyên môn của họ được nâng lên, hầu hết giáo viên đủ sức đảm nhiệm yêu cầu ngày càng cao của chương trình, nội dung môn học.

Coi trọng việc cử giáo viên đi học sau đại học để nâng tỷ lệ giáo viên có trình độ trên chuẩn đạt mục tiêu kế hoạch đề ra. Các trường động viên, tạo điều kiện cho giáo viên ôn tập và tham mưu cho Sở GD&ĐT để Sở tham mưu cho tỉnh cử giáo viên có năng lực và điều kiện đi học sau đại học. Phấn đấu đến năm 2020, các trường có 20% giáo viên trở lên có trình độ thạc sỹ.

các trường THPT khu vực huyện Kiến Xương đến năm 2020

Trường Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Nguyễn Du 5 6,17% 4 4,93% 3 3,7%

Bắc Kiến Xương 4 5,19% 4 5,19% 3 3,8%

Chu Văn An 4 5,79% 4 5,79% 3 4,34%

Bình Thanh 3 5,45% 4 7,27% 4 7,27%

(Nguồn: Phòng Tổ chức- Cán bộ, Sở GD&ĐT Thái Bình)

- Vừa phát huy tốt ý thức tự giác và năng lực của ĐNGV vừa tăng cường thực hiện việc đổi mới kiểm tra, đánh giá và quản lý chặt chẽ kết quả dạy và học.

Trước hết, nghề làm thầy đòi hỏi nhà giáo phải có ý thức tự giác trong việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục. Cán bộ quản lý bằng uy tín và nghệ thuật điều hành của mình để phát huy tốt sở trường, của giáo viên, phát huy tiềm năng của họ cho công tác giáo dục.

Nâng cao năng lực giáo dục song song với năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Thông qua các cuộc họp Hội đồng giáo dục, họp Giáo viên chủ nhiệm , hội nghị của các đoàn thể …, cán bộ quản lý tổ chức cho giáo viên nghiên cứu kỹ nhiệm vụ năm học, các quy định của ngành, các hình thức, phương pháp tổ chức giáo dục và quy chế đánh giá kết quả học tập, tu dưỡng của học sinh. Chú trọng tổ chức các buổi hội thảo về công tác giáo viên chủ nhiệm, trao đổi kinh nghiệm quản lý, giáo dục học sinh, nhất là bồi dưỡng các năng lực tập hợp, tổ chức, giáo dục học sinh; năng lực xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lớp, cán bộ Đoàn. Tổ chức các hoạt động giao lưu, ngoại khóa, diễn đàn trao đổi với các chủ đề sống động, đang thu hút giới trẻ nhằm giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh, nhất là nhân dịp các ngày lễ: Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, ngày thành lập Đoàn 26/3, …

Bồi dưỡng năng lực hoạt động chính trị xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: Người thầy giáo là cán bộ của Đảng. Nhiệm vụ của ngành đòi hỏi nhà giáo không thể hoạt động “đóng khung” trong bốn bức tường của nhà trường. Họ

cần bám sát và phục vụ nhiệm vụ cách mạng của địa phương. Bài giảng của các môn học phải mang hơi thở cuộc sống, phải gắn với thực tiễn sinh động đã và đang diễn ra bên ngoài cổng trường. Nhà giáo cần tham gia hoạt động chính trị - xã hội, phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc.

Các nhà quản lý cần tạo điều kiện cho ĐNGV được tham gia các hoạt động chính trị, xã hội gắn với công tác của nhà trường, như: công tác Đoàn, giao lưu với các tổ chức, đoàn thể của địa phương (tổ chức kết nghĩa giữa nhà trường với doanh nghiệp, với đơn vị lực lượng vũ trang, giữa Đoàn trường với tổ chức Đoàn của xã, thị trấn; tiến hành liên kết ba môi trường giáo dục: gia đình - nhà trường- xã hội…).

Với sự tham gia của nhà giáo với các hoạt động chính trị - xã hội giúp cho nhà giáo có kiến thức toàn diện hơn, năng động hơn và trước những tình huống sư phạm phức tạp, họ có đủ kiến thức và bản lĩnh, tự tin xử lý thành công.

Bồi dưỡng năng lực phát triển nghề nghiệp. Ngoài việc phải có kiến thức khoa học, người thầy phải có kinh nghiệm giáo dục. Điều đó, lý giải vì sao trong thời đại văn minh công nghiệp, người máy có thể làm được nhiều việc nhưng xã hội vẫn cần vai trò người thầy giáo. Đối với những giáo viên còn trẻ mới ra trường cần lưu ý quan tâm đúng mức tới việc tích luỹ kinh nghiệm chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện năng lực phát hiện và cách giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn dạy học và giáo dục.

Nội hàm của giáo dục là khoa học và sáng tạo. Vì vậy, cần khuyến khích và bồi dưỡng năng lực lao động nghề nghiệp của giáo viên đậm tính khoa học và sức sáng tạo cao.

3.2.5.3. Cách thức tổ chức thực hiện biện pháp

Việc bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ ĐNGV là công việc có ý nghĩa trước mắt và lâu dài, đòi hỏi kiên trì, thực hiện có kế hoạch, tránh biểu hiện hình thức, chạy theo phong trào, không hiệu quả.

Cán bộ quản lý các trường cần quán triệt ĐNGV mục đích, ý nghĩa, nội dung, chương trình bồi dưỡng để họ chủ động, tự giác, tích cực thực hiện. Cán bộ quản lý cần giúp đỡ cho đồng nghiệp với nhận thức đúng đắn: đào tạo và đào tạo lại là quy luật phát triển, các nhà giáo phải vượt lên chính mình mới mang lại hiệu quả giáo dục bền vững cho nhà trường.

Các trường cần hợp lý hóa công tác bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp. Cần thành lập ban chỉ đạo cấp trường, do hiệu trưởng làm trưởng ban, các phó hiệu trưởng và chủ tịch công đoàn nhà trường làm phó ban, thành viên là đại diện các đoàn thể, các tổ chuyên môn. Ban chỉ đạo phân công các thành viên theo chức năng, nhiệm vụ công tác. Trong “Kế hoạch năm học”, “Kế hoạch hoạt động của ban giáo dục trí dục” và các ban có liên quan phải có kế hoạch chi tiết tổ chức triển khai thực hiện công tác bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp . Từ đó làm cơ sở để hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng phẩm chất chính trị, nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ.

Thực hiện tốt chế độ kiểm tra, tự kiểm tra, đánh giá của mỗi cá nhân, của tổ chức (tổ, nhóm chuyên môn, của nhà trường, các đoàn thể) về kết quả thực hiện công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực cho giáo viên. Từng giai đoạn cần sơ kết, tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp.

- Bộ giáo dục và đào tạo, sở giáo dục có chương trình, xây dựng kế hoạch mở các lớp bồi dưỡng cho ĐNGV

- Các trường tạo điều kiện thuận lợi ( kinh phí, thời gian...) để giáo viên các bộ môn được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn.

- ĐNGV phải có tinh thần, nhận thức đúng đắn về vvaans đè tự nâng cao học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông huyện kiến xương, tỉnh thái bình theo chuẩn nghề nghiệp​ (Trang 96 - 101)