Về sử dụng cơ cấu ĐNGV THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông huyện kiến xương, tỉnh thái bình theo chuẩn nghề nghiệp​ (Trang 74 - 76)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.5. Về sử dụng cơ cấu ĐNGV THPT

Bảng 2.15. Số lượng giáo viên THPT các trường công lập trên địa bàn huyện Kiến Xương hiện nay

TT Môn học Số GV hiện có Cân đối

1 Toán 43 0 2 Vật lý 31 - 1 3 Hoá học 28 + 1 4 Sinh học 18 0 5 Văn 36 + 1 6 Sử 19 + 1 7 Địa 17 + 1 8 GDCD 10 - 1 9 Ngoại ngữ 34 - 1 10 Tin học 15 - 1 11 KTCN 6 0 12 KTNN 4 0 13 Thể dục 21 - 2 14 QP-AN 0 - 6 Cộng 282GV /135 lớp - 8

Công tác sử dụng ĐNGV: Như đã nói ở trên, giáo viên THPT trên địa bàn huyện Kiến Xương được Sở Giáo dục - Đào tạo phân công, các trường THPT

nhận giáo viên mới về một cách bị động và những năm gần đây tỉnh Thái Bình tổ chức xét tuyển công chức vào tháng 11 và phân công giáo viên về các trường vào giữa tháng 12 nên các trường không chủ động được từ đầu năm học.

Trong thực tế ở một số trường cho thấy: tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ trong trường vẫn còn xẩy ra có bộ môn thiếu giáo viên phải phân công dạy chéo môn như giáo viên chuyên môn sinh học sang dạy KTNN, giáo viên môn vật lý sang dạy môn CN, giáo viên toán dạy kiêm môn tin học, giáo viên GDTC dạy môn QP-AN. Điều này gây không ít khó khăn cho các nhà trường.

Nhà trường không có quyền chủ động tuyển chọn hay sa thải, tăng, giảm lương của giáo viên nên họ phải có những giải pháp tình thế như vậy. Đây cũng chính là những vấn đề nổi cộm đối với các trường THPT nói chung

Việc sắp xếp ĐNGV, cán bộ của trường, các nhà trường đã có nhiều tiến bộ và đổi mới trong việc phân công chuyên môn và bổ nhiệm hợp lý mang lại thành công trong công tác phát triển ĐNGV chẳng hạn bố trí so le luân phiên giáo viên ở các khối lớp, tổ bộ môn, nhiều trường đã bố trí và sắp xếp phân công giáo viên đứng lớp giáo viên giỏi không chỉ dạy ở các lớp chất lượng cao mà còn dạy ở những lớp thường. Đây cũng là biện pháp kích thích và rèn luyện cho ĐNGV thành công trước nhiều tình huống hoàn cảnh và nhiều đối tượng học sinh khác nhau.

Định mức lao động của giáo viên hiện nay còn những điểm chưa hợp lý, Với thời lượng lên lớp 17 tiết/ tuần ngoài ra do thiếu nhiều giáo viên nên nhiều giáo viên phải dạy vượt giờ tiêu chuẩn quy định do đó việc soạn bài, nghiên cứu học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và sức khỏe của họ cũng bị ảnh hưởng dẫn tới chất lượng giảng dạy bị giảm sút và ảnh hưởng xấu tới chất lượng giáo dục.

Trong 5 năm qua đội ngũ giáo viên THPT trên địa bàn huyện Kiến Xương có tăng đều song số lượng tăng hàng năm không nhiều bên cạnh đó số lượng giáo viên nghỉ hưu và những giáo viên thuyên chuyển về huyện khác khá

nhiều nên tình trạng thiếu giáo viên hàng năm vẫn chưa được cải thiện nhiều. Tỷ lệ về giới tính chênh lệch rất lớn, tỷ lệ giáo viên nữ nhiều hơn giáo viên nam, số giáo viên trẻ ngày càng tăng

Qua đó cho thấy tính kế thừa những giáo viên giỏi giàu kinh nghiệm trong những năm tới sẽ bị thiếu hụt và gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông huyện kiến xương, tỉnh thái bình theo chuẩn nghề nghiệp​ (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)