Những vấn đề lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông huyện kiến xương, tỉnh thái bình theo chuẩn nghề nghiệp​ (Trang 32 - 36)

8. Cấu trúc luận văn

1.4. Những vấn đề lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông

1.4.1. Phát triển đội ngũ giáo viên phổ thông * Phát triển nguồn nhân lực * Phát triển nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực là tạo ra sự phát triển bền vững về hiệu năng của mỗi thành viên và hiệu quả chung của tổ chức gắn liền với việc không ngừng tăng lên về mặt chất lượng, số lượng của đội ngũ và chất lượng sống.

Nội dung của phát triển nhân lực xét trên bình diện xã hội là một phạm trù rộng lớn. Theo chương trình phát triển của liên hợp quốc có năm nhân tố của sự phát triển nguồn nhân lực là: Giáo dục-đào tạo; sử dụng bồi dưỡng; sức khoẻ và dinh dưỡng; đầu tư-việc làm; sự giải phóng con người. Trong năm nhân tố đó nhân tố giáo dục-đào tạo là nhân tố giữ vai trò quan trọng hơn cả bởi nó là cơ sở cho sự phát triển của các nhân tố còn lại. Một số quan điểm nghiên cứu khác cho rằng: Phát triển nguồn nhân lực bao gồm ba mặt chủ yếu là giáo dục-đào tạo, sử dụng-bồi dưỡng và đầu tư-việc làm.

Theo Fombrun, quản lý phát triển tốt nguồn nhân lực được mô hình hoá như sau:

Sơ đồ1.1: Mô hình phát triển nguồn nhân lực

* Phát triển đội ngũ giáo viên THPT.

Phát triển ĐNGV THPT thực chất là xây dựng và phát triển cả ba yếu tố: Quy mô, chất lượng và cơ cấu. Trong đó

- Quy mô thể hiện bằng số lượng.

Tuyển chọn chọn Thực hiện công việc (Năng lực hành động ) Phát triển NNL Đánh giá Thăng thưởng

- Cơ cấu thể hiện sự hợp lý trong bố trí về cơ cấu chuyên ngành, độ tuổi, giới tính, chuyên môn nghiệp vụ...hay nói cách khác tạo ra sự đồng bộ đồng tâm nhất trí có khả năng hỗ trợ bù đắp cho nhau về mọi mặt.

- Chất lượng: thể hiện bằng phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn ,nghiệp vụ sư phạm đây là nhân tố quan trọng nhất trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên.

1.4.2. Yêu cầu

Phát triển ĐNGV hiện nay phải tuân thủ các yêu cầu sau:

1) Việc phát triển ĐNGV phải gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế, văn hoá xã hội của địa phương;

2) Lấy phát triển bền vững làm trung tâm. Bảo đảm sự phát triển bền vững ĐNGV đáp ứng được yêu cầu trước mắt và trong tương lai;

3) Đảm bảo môi trường dân chủ trong việc phát triển ĐNGV bồi dưỡng về đạo đức, thái độ, chuyên môn, kỹ năng nghiên cứu khoa học và năng lực quản lý, tổ chức quá trình đào tạo cho ĐNGV.

4) Bảo đảm được sự chủ động, sáng tạo trong việc lập quy hoạch cũng như sự chủ động thực hiện nhiệm vụ phát triển đội ngũ của các cơ sở quản lý và của từng giáo viên sao cho nhà trường có được ĐNGV vững mạnh, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đào tạo trước mắt và lâu dài;

5) Phát triển ĐNGV phải bám sát vào nhu cầu cơ cấu sở dụng của địa phương, đơn vị. Đồng thời lấy lợi ích của người lao động là nguyên tắc trong phát triển đội ngũ.

1.4.3. Nội dung phát triển đội ngũ giáo viên phổ thông

* Phát triển nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực là tạo ra sự phát triển bền vững về hiệu năng của mỗi thành viên và hiệu quả chung của tổ chức gắn liền với việc không ngừng tăng lên về mặt chất lượng và số lượng của đội ngũ cũng như chất lượng sống. Theo thuyết quản lý nguồn nhân lực phát triển đội ngũ có thể bao gồm ba vấn đề:

- Nội dung cơ bản thứ nhất là xây dựng đội ngũ bao gồm: Quy hoạch, tuyển dụng, sắp xếp bố trí;

- Nội dung thứ hai là sử dụng đội ngũ bao gồm triển khai việc thực hiện các quy định về chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ, đánh giá, sàng lọc;

- Nội dung thứ ba là tạo ra môi trường thuận lợi cho đội ngũ phát huy tiềm năng của họ, thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với độ ngũ giáo viên, chú ý công tác bồi dưỡng đội ngũ, thưởng, phạt rõ ràng tạo điều kiện cho giáo viên có tiềm năng và hoài bão được thăng tiến.

* Hoạch định nguồn nhân lực.

Hoạch định nguồn nhân lực là liên quan đến xác định nhu cầu nhân lực, dự báo nhân lực hiện có và xác định những bổ xung thay thế để duy trì đội ngũ cả về chất lượng và số lượng nhằm đáp ứng nhiệm vụ của tổ chức và đề ra các kế hoạch cụ thể để có nguồn nhân sự đó.

* Tuyển chọn giáo viên:

Trong quản lý phát triển đội ngũ nhân viên, tuyển chọn bao gồm hai bước là: Tuyển chọn và lựa chọn nhân viên trong đó tuyển mộ nhân viên là một tiến trình thu hút những người có khả năng từ nhiều nguồn khác nhau đến đăng ký, nộp đơn tìm việc làm, tuyển chọn nhân viên là tập trung những người có nhu cầu xin việc làm; còn lựa chọn nhân viên là quyết định xem trong số những người có đơn xin việc làm đó ai là người hội đủ các tiêu chuẩn để làm việc cho công ty.

Từ cách hiểu trên ta có thể nói tuyển chọn giáo viên cũng bao gồm hai bước là tuyển mộ giáo viên và lựa chọn giáo viên:

- Tuyển chọn giáo viên là một tiến trình thu hút những người có khả năng từ nhiều nguồn khác nhau đến đăng ký nộp đơn làm giáo viên tại các trường phổ thông

Hiện nay, việc tuyển chọn giáo viên được thực thực hiện theo hướng: Tuyển giáo viên tốt nghiệp từ các trường đại học. Có rất nhiều phương pháp

tuyển chọn giáo viên từ bên ngoài như thông qua quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông báo đến các trường đại học, qua cá nhân và cơ quan giới thiệu..

- Lựa chọn giáo viên là quá trình xem xét lựa chọn những người có đủ các tiêu chuẩn làm giáo viên phổ thông. Các tiêu chuẩn này trước hết căn cứ vào chuẩn nghề nghiệp của giáo viên theo từng cấp, căn cứ vào Luật giáo dục và Pháp lệnh công chức ngành giáo dục - đào tạo sau đó là căn cứ vào yêu cầu cụ thể của hệ thống nhà trường THPT

* Tuyển chọn và sử dụng giáo viên phổ thông

Lựa chọn: Sau khi đánh giá cẩn thận các ứng viên khi tuyển dụng, tổ chức đưa ra sự lựa chọn những ứng viên đáp ứng yêu cầu công việc.

Sử dụng ĐNGV là sắp xếp bố trí đề bạt, bổ nhiệm giáo viên vào các nhiệm vụ, chức danh cụ thể nhằm phát huy khả năng cao nhất hiện có của ĐNGV để vừa hoàn thành được mục tiêu của tổ chức và tạo ra sự bất mãn ít nhất. Sử dụng là bước liền kề chuyển tiếp của bước tuyển chọn nhân viên, bước cuối của tuyển chọn giáo viên là bước đầu của sử dụng giáo viên. Vì vậy, đôi khi người ta gộp tuyển chọn và khâu sử dụng vào một khâu là tuyển dụng

Công tác quản lý, sử dụng ĐNGV thường gắn bó hữu cơ với các thành tố khác trong hoạt động quản lý giáo viên như tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng và tạo môi trường phát triển (chính sách, chế độ đãi ngộ ...).

* Đào tạo - bồi dưỡng và phát triển.

Đào tạo liên quan đến nâng cao kỹ năng đã có của nhân viên, phát triển quan tâm đến việc chuẩn bị cho cá nhân trách nhiệm hoặc mức cao hơn trong tổ chức. Phát triển ĐNGV phải được coi như một khâu quyết định nhất vì nó tác động đến cả ba phẩm chất quan trọng của người giáo viên đó là: Năng lực, sự tận tuỵ với nghề nghiệp và khả năng thích ứng

Vậy đào tạo ĐNGV là quá trình hoạt động có mục đích có tổ chức nhằm hình thành hệ thống kiến thức, năng lực sư phạm, thái độ nghề nghiệp theo

những tiêu chuẩn của người giáo viên phổ thông để đáp ứng yêu cầu giảng dạy và giáo dục của nhà trường THPT và yêu cầu chung của ngành.

Vậy tổ chức bồi dưỡng giáo viên là quá trình tác động của nhà quản lý giáo dục với tập thể giáo viên, tạo cơ hội để họ cập nhật, bổ xung kiến thức, năng lực sư phạm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

Nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng ĐNGV một cách có hệ thống bao gồm: Lập kế hoạch bồi dưỡng, hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra công tác bồi dưỡng. * Đãi ngộ

Đãi ngộ liên quan đến quyết định về lương, hưởng lợi và thưởng là một bộ phận vô cùng quan trọng trong quản lý và phát triển ĐNGV bởi lẽ nó quyết định động cơ, sự nhiệt tình và gắn bó của họ với công việc mà nếu không có các yếu tố đó thì nhà trường không thể đạt hiệu quả hoạt động dù cho đã lựa chọn đúng và phát triển được đội ngũ cán bộ giáo viên có trình độ, năng lực cao. Trong bối cảnh hiện nay thách thức lớn nhất trong lĩnh vực này là làm sao để cải thiện chế độ tiền lương, tạo ra các điều kiện sống và làm việc trong một môi trường tốt cho giáo viên.

Trong thời đại kinh tế tri thức, ĐNGV có năng lực trình độ cao đóng vai trò hết sức quan trọng trong phát triển giáo dục. Chính vì vậy phát triển ĐNGV ngày càng mang tính quyết định đến sự nghiệp phát triển giáo dục của các nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông huyện kiến xương, tỉnh thái bình theo chuẩn nghề nghiệp​ (Trang 32 - 36)