Mục tiêu, nội dung và các yếu tố tác động đến phát triển đội ngũ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông huyện kiến xương, tỉnh thái bình theo chuẩn nghề nghiệp​ (Trang 44 - 48)

8. Cấu trúc luận văn

1.5. Một số vấn đề về phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp

1.5.5. Mục tiêu, nội dung và các yếu tố tác động đến phát triển đội ngũ

viên trung học phổ thông theo chuẩn nghề nghiệp

1.5.5.1. Mục tiêu

Tiêu chí chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học được Bộ GD&ĐT ban hành là cơ sở để mỗi giáo viên tự đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực nghề nghiệp của mình. Từ đó, xây dựng kế hoạch rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Bộ tiêu chuẩn là cơ sở để đánh giá, xếp loại giáo viên hằng năm phục vụ công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng ĐNGV trung học. Đồng thời, làm cơ sở nghiên cứu, đề xuất và thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên trung học và cung cấp tư liệu cho các hoạt động quản lý khác. Việc ban hành Bộ tiêu chuẩn Chuẩn nghề nghiệp giáo viên là cơ sở để quản lý và phát triển ĐNGV theo tiêu chuẩn đươc đề ra để ĐNGV trong các trường đủ về số lượng, đồng bộ về chất lượng, đáp ứng những yêu cầu mới của ngành giáo dục.

1.5.5.2. Nội dung

* Phát triển về số lượng giáo viên trong đội ngũ

Căn cứ định mức giáo viên và số lớp của các trường theo quy định để tính toán số lượng giáo viên cần phải có. Căn cứ vào số lượng giáo viên đang có và số lượng giáo viên có biến động (như giáo viên sắp về nghỉ hưu, hay điều chuyển trong công tác…) để có kế hoạch điều chỉnh.

* Phát triển chất lượng giáo viên

- Phát triển, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh; xây dựng các diễn đàn trên mạng để giáo viên, học sinh trao đổi kinh nghiệm giảng dạy và học tập; tổ chức hội thảo trao đổi kinh nghiệm giữa các trường trong khu vực thành phố và giữa các trường trong tỉnh

- Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ cho ĐNGV.

- Đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt, thường xuyên trao đổi chuyên môn, tăng cường hoạt động của các nhóm trong tổ chuyên môn, thông nhất bài vở, kiểm tra đánh giá. Đổi mới công tác sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn. Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, sinh hoạt theo chuyên đề và viết sáng kiến kinh nghiệm để phổ biến kinh nghiệm giảng dạy đồng thời nâng cao nghiệp vụ cho ĐNGV.

- Tạo điều kiện cho giáo viên được tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm, tham gia các lớp tập huấn chuyên môn do ngành tổ chức.

- Động viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho giáo viên đi học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

- Nghiêm túc thực hiện việc học tập và nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ, giáo viên. Đẩy mạnh việc thực hiện các cuộc vận động lớn trong ngành. Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng, chính trị cho giáo viên, nhất là cho giáo viên trẻ, giáo viên mới ra trường.

* Phát triển cơ cấu đội ngũ giáo viên

- Dựa vào phân phối chương trình các môn học từng khối lớp, trên cơ sở số lớp, tính số lượng biên chế của giáo viên cần có trong từng bộ môn của từng trường. - Cần có kế hoạch nâng cao trình độ cho giáo viên. Bổ sung số lượng và chất lượng giáo viên để đáp ứng khả năng phát triển của các trường.

1.5.5.3 Các yế u t tác đ ộ ng đ ế n phát tri n đ ộ i ngũ giáo viên trung h c ph thông

Chúng ta đang sống trong một môi trường luôn thay đổi và thay đổi với một tốc độ rất nhanh. Các nhà quản lý nhân lực phải đối mặt với một nhiệm vụ khó khăn đó là chuẩn bị cho sự thay đổi đồng thời cũng phải thích nghi với những sự thay đổi cho phù hợp với sự thay đổi đó. Bởi vậy, nhận biết rõ nguồn gốc của sự thay đổi là một yếu tố quan trọng đối với các nhà quản lý nói chung và với các nhân viên chuyên môn nhân lực nói riêng.

Sự phát triển ĐNGV chịu ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố chủ quan, khách quan, như: điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của địa phương; chế độ chính sách đãi ngộ đối với giáo viên; điều kiện cơ sở vật chất của các nhà trường; trình độ năng lực của cán bộ quản lý…Nhưng chủ yếu là các nhân tố sau:

* Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục - đào tạo nói chung, công tác phát triển ĐNGV nói riêng. Xuất phát từ quan điểm “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”, các chính sách vĩ mô của Nhà nước về giáo dục trong những năm qua đã được toàn ngành và xã hội đón nhận, đánh giá cao.

Cùng với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; sự lãnh đạo, chỉ đạo, chăm lo kịp thời của cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp đối với giáo dục và đào tạo là nhân tố có tính quyết định, là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến thành công của sự nghiệp giáo dục - đào tạo và xây dựng đội ngũ nhà giáo.

Trước hết cán bộ quản lý giáo dục, phải có lập trường tư tưởng vững vàng, chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, quy định của ngành; có tình yêu nghề, tận tuỵ, khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Cán bộ quản lý phải gương mẫu trong lối sống và công tác, tác phong làm việc khoa học, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của trường. Trong công tác điều hành, cán bộ quản lý phải dân chủ, lắng nghe ý kiến của giáo viên, học sinh để điều hành các hoạt động giáo dục của trường thiết thực, hiệu quả; phải gần gũi, thân thiện với đồng nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho ĐNGV phát huy năng lực, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Cán bộ quản lý phải có, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Hơn ai hết, họ phải có hiểu biết sâu rộng về, mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình, phương pháp giáo dục phổ thông. Chấp hành nghiêm chỉnh sự chỉ đạo của cấp trên, cán bộ quản lý phải biết vận dụng linh hoạt vào thực tế, điều kiện của trường, của địa phương. Cán bộ quản lý cần tích luỹ kinh nghiệm, không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và hiểu biết kinh tế - xã hội nhằm đáp ứng yêu cầu và xu thế phát triển của đất nước.

* Cơ chế, chính sách đãi ngộ

Là nhân tố rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới tâm tư, tình cảm nghề nghiệp của giáo viên. Bởi vì, người giáo viên cũng như mọi công chức, viên chức khác, ngoài công việc , họ còn phải lo công việc gia đình. Họ thực sự yên tâm, tâm huyết với nghề khi họ không còn phải lo nhiều tới kinh tế gia đình hàng ngày. Chế độ lương, phụ cấp, chế độ thâm niên, các khoản thu nhập đủ khả năng đáp ứng cho một gia đình vào loại trên mức trung bình của xã hội cùng với sự đối xử trân trọng, nhân ái, đầy tình đồng nghiệp, đồng chí sẽ là động lực để giúp họ khắc phục khó khăn, vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

* Các yêu cầu về đổi mới giáo dục THPT

Đổi mới giáo dục THPT hiện nay không chỉ bó hẹp trong phạm vi nội dung, mà là một quá trình đổi mới từ mục tiêu, nội dung chương trình và sách giáo khoa, phương pháp, phương tiện và kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục.

Từ đó dẫn đến có thêm các môn học mới, thời lượng học tập của các môn học trong kế hoạch dạy học - giáo dục có sự thay đổi, làm ảnh hưởng tới ĐNGV trên cả 3 mặt: Số lượng, chất lượng và cơ cấu ĐNGV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông huyện kiến xương, tỉnh thái bình theo chuẩn nghề nghiệp​ (Trang 44 - 48)