Cơ chế quốc gia bảo vệ và phát triển quyền con người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo trong luật quốc tế (Trang 30 - 32)

Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ QUYỀN CON NGƯỜI

1.6. Cơ chế bảo vệ và phát triển quyền con người trong luật quốc tế

1.6.2. Cơ chế quốc gia bảo vệ và phát triển quyền con người

Cơ chế quốc gia về bảo vệ và phát triển quyền con người nhằm thực hiện những nghĩa vụ của Nhà nước được nêu trong tất cả các văn kiện quốc tế về quyền con người. Ở mỗi quốc gia khác nhau, việc thành lập các cơ quan bảo vệ quyền con người và cơ chế hoạt động của các cơ quan này cũng rất đa dạng, phong phú…

Cơ chế quốc gia về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người xuất phát từ việc quốc gia mong muốn thực hiện những nghĩa vụ mà đã được nêu trong tất cả các văn kiện quốc tế về quyền con người, tức là thực hiện nghĩa vụ là thành viên của các điều ước trên cơ sở của nguyên tăc Pacta sunt servanda. Các cơ chế quốc gia bảo vệ quyền con người, nếu xét theo nghĩa rộng, rất đa dạng. Về lý thuyết, các cơ quan nhà nước có chức năng duy trì ổn định, trật tự xã hội và bảo đảm quyền của người dân. Các chính quyền dân chủ tồn tại để phục vụ nhân dân, phục vụ công dân của quốc gia mình và phục vụ con người. Do đó, các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp đều có chức năng bảo vệ quyền con người. Tuy nhiên, chính các cơ quan và viên chức nhà nước cũng đồng thời là chủ thể chính có thể vi phạm quyền con người, vì vậy, nhiều quốc gia trên thế giới đã thiết lập các cơ quan độc lập hoặc bán độc lập

quyền con người. Trong các công trình nghiên cứu khoa học về quyền con người hay nhân quyền chúng ta thường thấy tên của các cơ quan này tồn tại với các tên gọi khác nhau nhàm bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Ví dụ như, Ủy ban quyền con người quốc gia (National Commissions of Human Rights); Thanh tra Quốc hội (Ombudsman). Một số quốc gia có quan chức chuyên trách về nhân quyền với tên gọi khác. Chẳng hạn như Cao uỷ Nhân quyền của Nghị viện Ukraina (Ukrainian Parliament Commissioner for Human rights), Điều 55 Hiến pháp quốc gia này quy định rằng mọi người có

Chương 2

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CAN THIỆP NHÂN ĐẠO ĐỂ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI TRONG LUẬT QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo trong luật quốc tế (Trang 30 - 32)