Những bất cập của hoạt động can thiệp nhân đạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo trong luật quốc tế (Trang 82 - 84)

2.1 .Lý luận chung về can thiệp nhân đạo

3.2.1.Những bất cập của hoạt động can thiệp nhân đạo

2.1.1 .Khái niệm can thiệp nhân đạo

3.2.1.Những bất cập của hoạt động can thiệp nhân đạo

3.2. Những bất cập của hoạt động can thiệp nhân đạo, giải pháp và kiến nghị

3.2.1.Những bất cập của hoạt động can thiệp nhân đạo

Hoạt động can thiệp nhân đạo được thực hiện trong thời gian qua ít nhiều đã đạt được mục đích như đẩy lùi, ngăn chặn các thảm họa nhân đạo, tái thiết hòa bình…Tuy nhiên trong nhiều trường hợp vẫn không đem lại hiệu quả. Những tình trạng trên là do những nguyên nhân mang tính chủ quan và khách quan sau:

Thứ nhất: Cơ chế giám sát thực hiện các Điều ước quốc tế về quyền con người chưa thực sự hiệu quả:

Hệ thống các công ước quốc tế về quyền con người được đảm bảo thực hiện thông qua cơ chế quốc tế, cơ chế khu vực và cơ chế quốc gia như đã phân tích ở chương I. Tuy nhiên, hoạt động giám sát của các cơ quan nhân quyền như Ủy ban nhân quyền của Liên hợp quốc.. vẫn chưa thực sự hiệu quả. Phương thức hoạt động và làm việc còn thụ động, chủ yếu hoạt động thông qua các báo cáo thường niên của các quốc gia, chưa có khuyến nghị kịp thời với các trường hợp vi phạm nghiêm trọng nhân quyền ở các quốc gia.

Thứ hai: Sự chậm trễ trong các hoạt động can thiệp của Hội đồng Bảo an: Trong hầu hết các hoạt động can thiệp nhân đạo của Hội đồng Bảo

an, chúng ta có thể thấy rằng hoạt động này được tiến hành rất muộn và rất chậm trễ. Hội đồng Bảo an thường có mặt sau khi các thảm họa nhân đạo đã xảy ra và gây những thiệt hại đáng kể.

Một trong những nguyên nhân là LHQ chưa có một cơ chế cảnh báo sớm đối với các thảm họa nhân đạo này. LHQ và cộng đồng quốc tế hầu như chỉ biết đến các thảm họa nhân đạo khi nó diễn ra và gây hậu quả nghiêm trọng trong một quốc gia. Như vậy, hoạt động can thiệp nhân đạo của LHQ dù

có được triển khai nhanh chóng đến bao nhiêu thì cũng chỉ đạt được các mục đích ngăn chặn các thảm hoạt đó tiếp tục xảy ra.

Thứ ba: Quyền phủ quyết veto của 5 ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an: Hiến chương LHQ đã trao thẩm quyền quyết định nhiều vấn đề

quan trọng cho 5 ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an. Tại khoản 3 Điều 27 Hiến chương quy định: “Những nghị quyết của Hội đồng Bảo an về những

vấn đề thủ tục được thông quan khi 9 ủy viên Hội đồng, trong đó có tất cả các ủy viên thường trực bỏ phiếu thuận…”

Những quy định của Hiến chương về thẩm quyền của các ủy viên thường trực có mặt hạn chế là thể hiện tính không dân chủ và không phù hợp sự phát triển của pháp luật quốc tế hiện đại vì quyền và lợi ích của đa số các quốc gia bị hạn chế và phụ thuộc vào thiểu số quốc gia.

Quyền phủ quyết veto của 5 ủy viên thường trực là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự lạm dụng quyền lực của các quốc gia này vì những lợi ích và mục đích khác nhau. Nó dẫn đến hậu quả sự tê liệt hoạt động của Hội đồng Bảo an trước những thảm họa nhân đạo, các cuộc xung đột, chiến tranh…ảnh hưởng đến hòa bình và an ninh quốc tế.

Thứ tư: Cơ chế an ninh tập thể của Hội đồng Bảo an: Hoạt động can

thiệp nhân đạo được Hội đồng Bảo an thực hiện thông qua Chương VII bằng cơ chế an ninh tập thể. Nhưng điểm khiếm khuyết lớn nhất của cơ chế an ninh tập thể là Liên hợp quốc chưa có lực lượng quân đội riêng của mình. Lực lượng liên quân của Liên hợp quốc được quy định tại Điều 43 Hiến chương:

“Để góp phần vào việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, theo yêu cầu của Hội đồng Bảo an và phù hợp với những hiệp ước đặc biệt hoặc các hiệp ước cần thiết…,tất cả các nước thành viên Liên hợp quốc có nghĩa vụ cung cấp cho Hội đồng Bảo an những lực lượng vũ trang, sự yểm trợ và mọi phương tiện khác…”. Điều đó có nghĩa là không một quốc gia thành viên nào có nghĩa vụ cung cấp lực lượng vũ trang theo đề nghị của Hội đồng Bảo an nếu

thỏa thuận về việc ký kết hiệp ước không đạt được.

Chưa bao giờ Liên hợp quốc thành lập được đội quân riêng của mình để tiến hành các chiến dịch quân sự. Mỗi khi Hội đồng Bảo an quyết định can thiệp vũ trang, Hội đồng Bảo an đều thực hiện bằng việc ủy nhiệm cho các quốc gia tiến hành các chiến dịch quân sự với danh nghĩa của mình.

Chính vì lý do trên nên hoạt động can thiệp nhân đạo của Hội đồng Bảo an thường phụ thuộc nhiều vào thiện chí của các quốc gia thành viên. Bên cạnh đó, thiện chí của các quốc gia thành viên liên quan trực tiếp đến các lợi ích của các quốc gia này. Và khi các lợi ích đó không tồn tại hoặc khó thực hiện thì các quốc gia sẽ từ chối hợp tác với Hội đồng Bảo an. Lúc đó, dù có là lý do can thiệp nhân đạo chính nghĩa nhưng Hội đồng Bảo an cũng không thể làm gì được vì không tìm dược sự hậu thuẫn của các quốc gia thành viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo trong luật quốc tế (Trang 82 - 84)