Tồn tại những vi phạm nghiêm trọng quyền con người và Luật Nhân đạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo trong luật quốc tế (Trang 80 - 82)

2.1 .Lý luận chung về can thiệp nhân đạo

3.1.3.Tồn tại những vi phạm nghiêm trọng quyền con người và Luật Nhân đạo

2.1.1 .Khái niệm can thiệp nhân đạo

3.1.3.Tồn tại những vi phạm nghiêm trọng quyền con người và Luật Nhân đạo

3.1. Thực tiễn can thiệp nhân đạo

3.1.3.Tồn tại những vi phạm nghiêm trọng quyền con người và Luật Nhân đạo

đạo quốc tế nhưng chưa có động thái của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Trong thời gian gần đây, các vụ vi phạm quyền con người xảy ra một cách nghiêm trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới nhưng chưa có động thái của Hội đồng Bảo an. Có thể lấy dẫn chứng tại một số quốc gia như:

Ở Châu Phi, các cuộc nội chiến và đàn áp nội bộ tiếp tục xảy ra là thiệt hại hàng trăm nghìn người dân tại Congo, Sudan, Zimbabwe…Cộng hòa dân chủ Congo được ví như địa ngục trần gian, vi phạm quyền con người một cách nghiêm trọng trong việc bóc lột sức lao động, giết người tàn ác….Ngày 14/2/214, Phái bộ Liên hợp quốc tại CHDC Congo nhận được tin tức báo cáo về vụ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng trong đó có hơn 70 người dân làng Nyamaboko I và II, thuộc khu vực Masisi, tỉnh Kuvu đã bị giết chết. Các báo cáo mà MONUSCO nhận được cho thấy các nạn nhân bị các nhóm vũ trang khủng bố thực hiện các vụ hành quyết nhằm reo rắc nỗi sợ hãi trong dân chúng. Phần lớn nạn nhân bị giết bằng dao rựa...

Tại Zimbabwe việc đàn áp các đối thủ chính trị của Tổng thống Mugabe đã khiến cho 17 ngàn người phải đào vong kể từ khi chiến thắng của

ông này trong cuộc bầu cử tổng thống trong khi có đến 5 triệu người dân Sudan phải tỵ nạn vì cuộc nội chiến.

Tại Trung Đông, nhân quyền tiếp tục bị vi phạm một cách có hệ thống đặc biệt là tại Palestine, nơi mà cả Israel lẫn các nhóm vũ trang Palestine đều vi phạm trắng trợn những quyền con người của cả hai bên.

Trung Quốc bị tố cáo là đã vi phạm nhân quyền ở mức độ phổ biến với các vụ tra tấn và đối xử tàn tệ với tù nhân gia tăng so với những năm trước. Những nhóm như là Pháp Luân Công. Theo Amnesty đã có đến 200 tín đồ của Pháp Luân Công bị chết trong khi giam giữ vì không chịu nổi tra tấn. Chính quyền tiếp tục đàn áp các người chống đối khác.

Tại Triều Tiên, vấn đề xâm phạm quyền con người mang tính chất đặc biệt nghiêm trọng. Nhiều tổ chức nhân quyền và chính phủ các nước như Tổ chức ân xá quốc tế, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã lên án về những vi phạm này.

Nghị quyết Nhân quyền 2005/11 của Liên hợp quốc ghi: “Tra tấn và

trừng phạt theo các hình thức tàn ác và vô nhân tính, hành quyết công cộng, giam giữ tùy tiện, thiếu thủ tục tố tụng hợp lý, và các quy định của pháp luật, tử hình vì động cơ chính trị, tồn tại một số lượng lớn nhà tù và lạm dụng hình thức lao động cưỡng bức; Trừng phạt những người hồi hương từ nước ngoài bằng các hình thức quy tội phản quốc, rồi giam giữ, tra tấn vô nhân đạo, hoặc tử hình;

Hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm, tự do tôn giáo, tự do biểu đạt chính kiến, hội họp hòa bình, tự do lập hội; hạn chế nghiêm trọng quyền tiếp cận thông tinvà tự do di chuyển trong nước và ra nước ngoài của người dân;Liên tục vi phạm các quyền con người cơ bản và các quyền tự do của phụ nữ, đặc biệt tệ nạn buôn phụ nữ vì mục đích mại dâm

động nặng nhọc; giết hại con cái của những người hồi hương, trong các trại giam giữ và trại cải tạo”[41]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo trong luật quốc tế (Trang 80 - 82)