Can thiệp nhân đạo và các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo trong luật quốc tế (Trang 36 - 41)

2.1 .Lý luận chung về can thiệp nhân đạo

2.1.1 .Khái niệm can thiệp nhân đạo

2.2. Can thiệp nhân đạo và các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại

Pháp luật quốc tế hiện đại được xây dựng và phát triển trên nền tảng của các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. Các nguyên tắc này được ghi nhận lần đầu tiên trong Hiến chương Liên hợp quốc, đó là các nguyên tắc:

Bình đẳng chủ quyển của tất cả các quốc gia thành viên, Tận tâm thực hiện cam kết quốc tế, Hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực trong quan hệ quốc tế, Không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác, Các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau và Dân tộc tự quyết.

Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại là cơ sở nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của luật quốc tế và cho trật tự quốc tế, quy định tính chất chính trị - pháp lý của luật quốc tế. Các nguyên tắc này là hạt nhân của toàn bộ hệ thống luật quốc tế, các nguyên tắc cơ bản đã thực sự giữ vai trò tiên phong, tác động nhanh chóng và mạnh mẽ vào quá trình hợp tác liên quốc gia trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế.

Các nguyên tắc này cũng là căn cứ pháp lý để giải quyết các nguyên tắc cơ bản thường được viện dẫn trong hệ thống các cơ quan của Liên hợp quốc, nhất là trong các nghị quyết của Đại hội đồng, trong nghị quyết của Hội đồng bảo an và trong các phán quyết của Tòa án quốc tế.

Thông qua việc phân tích các dấu hiệu, đặc trưng của Can thiệp nhân đạo có thể thấy can thiệp nhân đạo ảnh hưởng trực tiếp đến các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế hiện đại. Việc phân tích các nguyên tắc này sẽ giúp hiểu rõ hơn về mối liên hệ giữa các nguyên tắc với hoạt động can thiệp nhân đạo.

2.2.1. Can thiệp nhân đạo và nguyên tắc không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế

Khoản 4 Điều 2 Hiến chương LHQ quy định: Tất cả các quốc gia thành

viên Liên hợp quốc từ bỏ đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào cũng như bằng cách khác trái với những mục đích của Liên hợp quốc.[14,19]

Tuyên bố của Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 1970 về những nguyên tắc của luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc;

Định ước cuối cùng của Hội nghị Henxinki năm 1975 về An ninh và hợp tác của các nước châu Âu;

Tuyên bố của Liên hợp quốc năm 1974 về Định nghĩa xâm lược;

Tuyên bố của Liên hợp quốc năm 1987 về nâng cao hiệu quả của nguyên tắc khước từ đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

Theo Tuyên bố năm 1970 thì nội dung của nguyên tắc không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực bao gồm:

Cấm xâm chiếm lãnh thổ quốc gia hoặc sử dụng lực lượng vũ trang vượt biên giới tiến vào lãnh thổ quốc gia khác.

Cấm các hành vi đe dọa, trấn áp bằng vũ lực.

Không cho phép các quốc gia khác sử dụng lãnh thổ của mình để tiến hành xâm lược chống nước thứ ba.

Không tổ chức, khuyến khích, xủi giục hoặc giúp đỡ hay tham gia vào nội chiến hay các hành vi khủng bố tại quốc gia khác.

Không tổ chức hoặc giúp đỡ các băng đảng vũ trang, nhóm vũ trang, lính đánh thuê đột nhập vào phá hoại trong lãnh thổ quốc gia khác.

Tuyên bố của Liên hợp quốc năm 1987 về nâng cao hiệu quả của nguyên tắc khước từ đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế đã nhấn mạnh nghĩa vụ quốc gia không sử dụng hoặc không khuyến khích sử dụng các biện pháp kinh tế, chính trị hoặc các biện pháp bất kỳ nào khác để buộc quốc gia khác phải phục tùng mình khi thực hiện chủ quyền của họ và từ đó giành được những ưu thế có lợi cho mình.

Sử dụng vũ lực hợp pháp và ngoại lệ của nguyên tắc không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế:

Nguyên tắc không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế cũng có những ngoại lệ. Theo Hiến chương Liên hợp quốc và luật quốc tế hiện đại, từng quốc gia hoặc các quốc gia có thể sử dụng lực lượng vũ trang chống lại các quốc gia khác trong hai trường hợp:

Một là, tham gia vào lực lượng liên quân theo quyết định của Hội đồng

Bảo an trong trường hợp có sự đe dọa hòa bình, phá hoại hòa bình hoặc hành vi xâm lược (Điều 39 Hiến chương LHQ).

Thẩm quyền của Hội đồng Bảo an trong việc sử dụng vũ lực để duy trì hòa bình và an ninh thế giới được quy định trong Điều 42 là nếu Hội đồng bảo an nhận thấy những biện pháp nói ở điều 41 là không thích hợp, hoặc tỏ ra là không thích hợp, thì Hội đồng Bảo an có quyền áp dụng mọi hành động của hải, lục, không quân mà Hội đồng Bảo an xét thấy cần thiết cho việc duy trì hoặc khôi phục hoà bình và an ninh quốc tế. Những hành động này có thể là những cuộc biểu dương lực lượng, phong toả và những cuộc hành quân khác, do các lực lượng hải, lục, không quân của các quốc gia thành viên Liên hợp quốc thực hiện.

Hai là, khi quốc gia thực hiện quyền tự vệ cá nhân hay tập thể trong

trường hợp bị tấn công vũ trang cho đến khi Hội đồng Bảo an chưa áp dụng những biện pháp cần thiết để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế (Điều 51 Hiến chương).

Ngoài ra, trong pháp luật quốc tế còn tồn tại một ngoại lệ nữa là nguyên tắc dân tộc tự quyết. Theo đó, việc sử dụng lực lượng vũ trang của các dân tộc nhằm thoát khỏi sự đô hộ của chính quyền thực dân là chính đáng.

Ngoài ba ngoại lệ trên, mọi hoạt động sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế đều vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế hiện đại. Việc ghi nhận nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong pháp luật quốc tế hiện đại có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm thực hiện

mục tiêu cao nhất của LHQ là giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới.

2.2.2. Can thiệp nhân đạo và nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau trong luật quốc tế

Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau là là một trong những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại và là hệ quả tất yếu của quyền của mỗi quốc gia đối với chủ quyền, sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị.

Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau được khẳng định trong nhiều văn kiện của Đại hội đồng Liên hợp quốc như Tuyên bố về việc không thể chấp nhận các hình thức can thiệp năm 1965; Tuyên bố về các nguyên tắc của luật quốc tế điều chỉnh quan hệ thân thiện và hợp tác giữa các quốc gia, phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc năm 1970.

Theo Tuyên bố về các nguyên tắc của luật quốc tế năm 1970 thì nguyên tắc không can thiệp là việc cấm can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp vào công việc đối nội và đối ngoại của mọi quốc gia dưới bất kỳ nguyên cớ nào. Nội dung của nguyên tắc này bao gồm:

Cấm can thiệp vũ trang và các hình thức can thiệp hoặc đe dọa can thiệp khác nhằm chống lại quyền năng chủ thể hoặc nền tảng chính trị, kinh tế, văn hóa của quốc gia.

Cấm sử dụng các biện pháp kinh tế, chính trị và các biện pháp khác để buộc các quốc gia khác phụ thuộc vào mình.

Cấm tổ chức các biện pháp kinh tế, chính trị và các biện pháp khác để buộc các quốc gia khác phụ thuộc vào mình.

Cấm tổ chức, khuyến khích, giúp đỡ các bằng đảng, nhóm vũ trang vào hoạt động phá hoại, khủng bố trên lãnh thổ nước khác nhằm lật đổ chính quyền nước đó.

chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội không có sự can thiệp từ phía các quốc gia khác.

Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau thể hiện chủ quyền quốc gia trong đó mọi công việc đối nội và đối ngoại đều do quốc gia tự giải quyết không cần có sự can thiệp của nước ngoài. Không một quốc gia nào và không một nhóm quốc gia nào có quyền can thiệp trực tiếp vào công việc thực chất thuộc thẩm quyền của quốc gia khác với bất kỳ nguyên cớ nào. Tuy vậy, Luật quốc tế vẫn quy định những trường hợp ngoại lệ mà cộng đồng quốc tế có quyền “can thiệp” phù hợp Hiến chương Liên hợp quốc. Đó là các trường hợp mà do tính phức tạp của tình hình chính trị - xã hội ở quốc gia nào đó có thể là nguyên nhân dẫn đến sự mất ổn định của các quốc gia láng giềng hoặc của các quốc gia khác, đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế.

Điều 39 Hiến chương quy định Hội đồng Bảo an xác định thực tại mọi sự đe dọa hoà bình, phá hoại hoà bình hoặc hành vi xâm lược và đưa ra những kiến nghị hoặc quyết định các biện pháp nào nên áp dụng phù hợp với các Điều 41 và 42 để duy trì hoặc khôi phục hoà bình và an ninh quốc tế.

Như vậy, Hội đồng Bảo an có quyền “can thiệp” khi tình hình chính trị, xã hội ở quốc gia nào đó trở lên phức tạp mà không còn được coi là thuần túy công việc nội bộ nữa. Vấn đề đặt ra là trước khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế can thiệp, Hội đồng Bảo an phải xác định xem tình hình thực tế ấy có đe dọa hòa bình và an ninh thế giới hay không.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo trong luật quốc tế (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)