Mối quan hệ giữa quyền con người và can thiệp nhân đạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo trong luật quốc tế (Trang 53 - 59)

2.1 .Lý luận chung về can thiệp nhân đạo

2.7.Mối quan hệ giữa quyền con người và can thiệp nhân đạo

2.1.1 .Khái niệm can thiệp nhân đạo

2.7.Mối quan hệ giữa quyền con người và can thiệp nhân đạo

Quyền con người và can thiệp nhân đạo là hai phạm trù có mối quan hệ biện chứng với nhau. Các vi phạm nghiêm trọng quyền con người là cơ sở để tiến hành can thiệp nhân đạo và ngược lại can thiệp nhân đạo là một trong những công cụ để bảo vệ quyền con người.

Mọi hành vi can thiệp nhân đạo được coi là phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế phải thuộc các trường hợp ngoại lệ của các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế quy định tại chương VII Hiến chương Liên hợp quốc.

Có thể khẳng định rằng vi phạm quyền con người là căn cứ quan trọng nhất để làm cơ sở cho việc can thiệp quân sự vào nước khác mà chúng ta gọi là can thiệp nhân đạo và sự can thiệp nhân đạo là cần thiết trong trường hợp các biện khác ngoại giao, kinh tế áp dụng không đem lại hiệu quả cao. Can thiệp nhân đạo sẽ được thực hiện nếu tại quốc gia nơi diễn ra những vi phạm nghiêm trọng quyền con người quốc gia đó không sẵn sàng hoặc không thể ngăn chặn thảm họa đó. Nếu không có việc vi phạm nghiêm trọng quyền con người tại quốc gia đó thì sẽ không thể tiến hành can thiệp nhân đạo.

Vi phạm nghiêm trọng quyền con người được quy định trong Luật Nhân quyền quốc tế và Luật nhân đạo quốc tế có thể giải thích là vi phạm các quy định về quyền con người được quy định cụ thể trong các công ước quốc tế về quyền con người và các công ước của Luật Nhân đạo quốc tế.

Cụ thể là: Hiến chương Liên hiệp Quốc 1945; Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế 1948; Tuyên bố Viên và Chương trình Hành động 1993; Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hoá, Công ước quốc tế về những quyền dân sự, chính trị, Công ước bảo vệ mọi người khỏi bị mất tích cưỡng bức; Công ước quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử về chủng

về trả công bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ cho những công việc có giá trị ngang nhau (Công ước số 100 của ILO), 1951; Công ước chống phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp (Công ước số 111 của ILO), 1958; Công ước về các quyền chính trị của phụ nữ, 1952; Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ, 1979; Công ước về Quyền trẻ em, 1989; Nghị định thư không bắt buộc bổ sung Công ước về quyền trẻ em về việc buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hoá phẩm khiêu dâm trẻ em, 2000; Nghị định thư không bắt buộc bổ sung Công ước về quyền trẻ em về việc lôi cuốn trẻ em tham gia xung đột vũ trang, 2000; Công ước về tuổi lao động tối thiểu (Công ước số 138 của ILO), 1973; Công ước về cấm và hành động ngay để xoá bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, 1999; Công ước quốc tế về bảo vệ quyền của mọi người lao động di trú và các thành viên của gia đình họ, 1990; Nghị định thư về chống đưa người di cư trái phép bằng đường bộ, đường biển và đường không, bổ sung cho Công ước của Liên Hiệp Quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, 2000; Công ước về quyền của những người khuyết tật, 2007; Công ước về Nô lệ, 1926; Công ước về lao động cưỡng bức (Công ước số 29 của ILO), 1930; Công ước về trấn áp việc buôn bán người và bóc lột mại dâm người khác, 1949 Công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng, 1948; Công ước về không áp dụng thời hiệu tố tụng với tội ác chiến tranh và tội ác chống nhân loại, 1968; Quy chế Roma về Toà án Hình sự quốc tế, 1998…Bốn công ước Geneve 1949 là Công ước Cải thiện tình trạng cho thương binh và bệnh binh thuộc lực lượng vũ trang chiến đấu trên bộ; Công ước Cải thiện tình trạng của thương binh, bệnh binh và những người đắm tàu thuộc lực lượng vũ trang trên biển; Công ước Đối xử với tù binh chiến tranh; Công ước Bảo vệ thường dân trong thời gian chiến tranh; Công ước La-hay bảo vệ các tài sản văn hóa khi xảy ra xung đột vũ

trang 1954; Công ước về cấm phát triển, sản xuất và tàng trữ các loại vũ khí vi trùng (sinh học) và vũ khí độc hại cũng như về sự hủy diệt của các loại vũ khí đó 1972; Công ước về cấm hoặc hạn chế việc sử dụng một số loại vũ khí công ước 1980;….

Để đánh giá mức độ “nghiêm trọng” của vi phạm quyền con người là một nhiệm vụ quan trọng, là chìa khóa để giải thích được sự cần thiết hay không cần thiết của hành động can thiệp nhân đạo. Bởi lẽ, trên thực tế, nhiều quốc gia dưới ngọn cờ “vi phạm nhân quyền” để là cái cớ can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác.

Việc xác định mức độ nghiêm trọng của việc vi phạm quyền con người là vấn đề phức tạp. Bởi lẽ, chưa có một văn bản nào hướng dẫn cụ thể. Việc đánh giá mức độ nghiêm trọng tùy thuộc vào đánh giá của các quốc gia, tổ chức quốc tế trong từng trường hợp cụ thể.

Ví dụ như trong Quy chế Rome năm 1998 về Tòa án Hình sự Quốc tế:

“Tòa án… có năng lực thực hiện thẩm quyền tài phán đối với những người chịu trách nhiệm về các tội ác quốc tế nghiêm trọng nhất…” [41]

Các tội ác đó được quy định cụ thể tại Điều 5 Quy chế Rome:.. “Thẩm

quyền tài phán của Tòa án đối với các tội phạm nghiệm trọng nhất làm cho cả cộng đồng quốc tế lo ngại.. Các tội phạm đó bao gồm: Tội tác diệt chủng, Tội ác chống nhân loại, thảm sát….”[41]

Hành vi diệt chủng theo Công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng năm 1948 là bất kỳ hành vi nào nhằm cố ý tiêu diệt toàn bộ hay một phần dân tộc, một chủng tộc, một sắc tộc hoặc một nhóm tôn giáo… gây tổn hại nghiêm trọng về thể xác hay tinh thần cho các thành viên của nhóm đó, chủ tâm bắt một nhóm người phải chịu đựng những điều kiện sống theo dự tính trước nhằm mục đích phá hoại một phần hay toàn bộ sức khỏe của họ, có ý định áp đặt những biện pháp để ngăn chặn sự sinh đẻ trong một nhóm người

đó, cưỡng bức chuyển giao trẻ em của một nhóm người này sang một nhóm người khác. Khi xuất hiện những dấu hiệu vi phạm các tội ác trên, các hoạt động can thiệp nhân đạo sẽ được đặt ra nhằm ngăn chặn, đẩy lùi các thảm họa nhân đạo đó.

Có thể thấy rằng việc xác định các đặc điểm của can thiệp nhân đạo càng chi tiết, cụ thể và chặt chẽ bao nhiêu thì mục tiêu cao nhất nhằm bảo vệ con người, đẩy lùi các hành vi thô bạo quyền con người lại càng có cơ hội thành công bấy nhiêu. Việc đánh giá tính nghiêm trọng của những vi phạm các quyền con người trên hết thuộc về trách nhiệm của các quốc gia thông qua các thỏa thuận được ghi nhận trong pháp luật quốc tế hiện đại.

Trong Tác phẩm Quyền con người và can thiệp nhân đạo trong thế kỷ

21 của Tổng thư ký Liên hợp quốc Kofi Annan đã đưa ra 4 nguyên tắc cơ bản

làm nền tảng cho việc xác định các đặc điểm của hoạt động can thiệp nhân đạo.[ 35, 134]. Đó là:

Một là: Phải xác định can thiệp theo nghĩa rộng nhất có thể. Bao gồm các hành động can thiệp bằng các biện pháp hòa bình đến các biện pháp sử dụng vũ lực.

Hai là: Khái niệm lợi ích quốc gia cần phải thay đổi.

Ba là: Vị trí và vai trò của Hội đồng Bảo an phải là hòn đá tảng nhằm tăng cường hòa bình và an ninh trong thế kỷ tiếp theo.

Bốn là: Sau khi giải quyết xung đột, nhiệm vụ tái thiết hòa bình cũng rất quan trọng.

Đây là những nguyên tắc cơ bản và then chốt nhằm giới hạn, xác định các mục tiêu, cách thức tiến hành can thiệp nhân đạo.

Trên thực tế, các vụ việc về xâm phạm quyền con người diễn ra rất phức tạp. Và có hay không sự can thiệp của cộng đồng quốc tế để bảo vệ quyền con người còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố liên quan khác như có hay

không sự đồng thuận của các thành viên Hội đồng bảo an, tồn tại vì các mục tiêu lợi ích kinh tế, chính trị trong việc quyết định bảo vệ quyền con người… Các nước lớn thường lạm dụng ngọn cờ này để tiến hành can thiệp vũ trang vào các nước khác.

Chương 3

THỰC TIỄN CAN THIỆP NHÂN ĐẠO VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP

Tình hình chính trị thế giới những năm gần đây vô cùng phức tạp, có rất nhiều những việc can thiệp quân sự ở nhiều khu vực, quốc gia trên thế giới. Phạm vi luận văn chỉ ra những xung đột mang màu sắc can thiệp nhân đạo ở một số quốc gia điển hình.

Trong phạm vi đề tài sẽ chỉ ra một số minh chứng về sự cần thiết đúng đắn trong can thiệp nhân đạo để tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố, một số sự kiện thể hiện việc dương cao ngọn cờ can thiệp nhân đạo để can thiệp vũ lực vào các quốc gia khác vì mục đích chính trị hay kinh tế và một số liên hệ về tình hình can thiệp nhân đạo trong lịch sử Việt Nam.

Hoạt động can thiệp nhân đạo vẫn đang luôn diễn ra trong đời sống quốc tế một cách phức tạp. Có thể phân chia thành hai hình thức can thiệp nhân đạo được thực hiện thành:

Can thiệp nhân đạo theo quyết định của Hội đồng Bảo an.

Can thiệp nhân đạo không theo quyết định của Hội đồng Bảo an.

Những vụ việc cần có sự can thiệp của Hội đồng bảo an nhưng lại không có can thiệp nhân đạo…

Hoạt động can thiệp nhân đạo theo thẩm quyền của Hội đồng Bảo an được thực hiện trên cơ chế an ninh tập thể theo Chương VII của Hiến Chương. Hoạt động can thiệp nhân đạo này được thực hiện bởi một nhóm quốc gia dưới sự cho phép của Hội đồng Bảo an. Tính pháp lý của hoạt động can thiệp theo hình thức này không chỉ thông qua việc xác định mục đích nhân đạo của hoạt động can thiệp mà còn do nó được tiến hành dưới thẩm quyền của Hội đồng Bảo an.

do một, nhiều quốc gia, tổ chức khu vực.. đơn phương thực hiện. Những cuộc can thiệp này đều hướng đến mục đích nhân đạo, bảo vệ và đưa con người thoát khỏi những thảm họa nhân đạo. Mặc dù vậy, những hoạt động can thiệp nhân đạo này lại không được sự cho phép của Hội đồng bảo an.

Sự thiếu vắng thẩm quyền của Hội đồng Bảo an trong hình thức can thiệp nhân đạo này sẽ là thách thức với tính hợp pháp của hoạt động can thiệp.

Thông qua các vụ việc cụ thể dưới đây để phân tích cơ sở pháp lý, tính đúng đắn, sự cần thiết hay không cần thiết của can thiệp nhân đạo? Các hình thức can thiệp nhân đạo trên có hoàn toàn vì mục đích nhân đạo và phù hợp với đạo đức quốc tế? và các hoạt động can thiệp nhân đạo không có thẩm quyền của Hội đồng Bảo an có thực sự là trái luật quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo trong luật quốc tế (Trang 53 - 59)