Hệ quả của can thiệp nhân đạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo trong luật quốc tế (Trang 48 - 50)

2.1 .Lý luận chung về can thiệp nhân đạo

2.5.Hệ quả của can thiệp nhân đạo

2.1.1 .Khái niệm can thiệp nhân đạo

2.5.Hệ quả của can thiệp nhân đạo

Các cuộc can thiệp nhân đạo vào một quốc gia với mục tiêu nhân đạo, tính nhân văn để bảo vệ quyền con người khỏi những xâm hại nghiêm trọng, hạn chế tối đa những hậu quả xảy ra. Đó là những mục tiêu và thành tựu đã đạt được của các cuộc can thiệp nhân đạo. Đây là khía cạnh tích cực của can thiệp nhân đạo.

với mục đích hạn chế những tổn thất, thiệt hại xảy ra nhưng cũng để lại những hệ quả to lớn đối với chính quốc gia bị can thiệp, đối với khu vực và cả cộng đồng quốc tế.

Trên thực tế, có nhiều vụ việc tiến hành can thiệp quân sự tại quốc gia đó dưới danh nghĩa bảo vệ quyền con người nhưng thực tế còn có nhiều lý do khác như kinh tế, chính trị…và đã gây ra những thiệt hại to lớn cho quốc gia bị can thiệp.

Đối với chủ quyền quốc gia: Các nước đang phát triển và các nước nhỏ cho rằng: can thiệp nhân đạo là một loại hình can thiệp trực tiếp vào công việc nội bộ, vi phạm chủ quyền quốc gia, vi phạm nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác được quy định trong luật quốc gia.

Và xét cho cùng người gánh chịu hậu quả lớn nhất những hành vi can thiệp này không phải là bên can thiệp, bên bị can thiệp mà là chính những người dân thường đang oằn mình chịu đựng thảm họa nhân đạo kéo dài.

Trong tác phẩm Kosovo - 15 năm nhìn lại, cuộc chiến tranh phi nghĩa mà Mỹ và NATO dựng lên đã gây ra "thảm họa nhân đạo" ở quốc gia vùng Balkan. Theo số liệu của Chính phủ Nam Tư, có khoảng 1.500 thường dân bị giết hại và hơn 6.000 người bị thương. Cao ủy LHQ về người tị nạn (UNHCR) ước tính có hơn 855.000 người, đa số là người gốc Albania đã phải rời Kosovo đi tị nạn kể từ khi chiến dịch không kích của NATO bắt đầu. Bom đạn của NATO cũng phá hủy hàng nghìn ngôi nhà, trường học, nhà máy, đẩy hàng triệu người dân Nam Tư vào cảnh "màn trời chiếu đất". Tình trạng mất điện, thiếu nước sinh hoạt đã gây khó khăn nghiêm trọng cho cuộc sống của người dân nơi đây. Học sinh phải nghỉ học vì trường học đã bị phá hủy hoàn toàn. Thậm chí, việc NATO sử dụng vũ khí hóa học, bom bi (loại vũ khí bị cấm sử dụng) cùng nhiều loại vũ khí mới, đã gây ảnh hưởng môi trường nghiêm trọng. [44]

Cuộc chiến tranh ở Nam Tư do NATO tiến hành đi ngược lại và làm phương hại nghiêm trọng đến xu thế phát triển hòa bình trên thế giới. Mỹ và NATO đã tạo ra một tiền lệ nguy hiểm là dùng tổ chức quân sự này tùy ý can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của một quốc gia có chủ quyền.

Cho đến nay, mười năm năm sau sự kiện can thiệp vào Kosovo, Kosovo vẫn trong tình trạng bất ổn, xung đột vũ lực leo thang, 90% nền kinh tế phụ thuộc vào viện trợ của Châu Âu. Câu hỏi đặt ra là: “Vậy, mục đích của cuộc “can thiệp nhân đạo” này có thành công hay không???

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo trong luật quốc tế (Trang 48 - 50)