Quy trình can thiệp nhân đạo trong pháp luật quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo trong luật quốc tế (Trang 46 - 48)

2.1 .Lý luận chung về can thiệp nhân đạo

2.1.1 .Khái niệm can thiệp nhân đạo

2.4. Quy trình can thiệp nhân đạo trong pháp luật quốc tế

Trên cơ sở Điều 24 Hiến chương, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là cơ quan lãnh đạo chính trị trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Khi có hành vi đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế, Hội đồng Bảo an có thế áp dụng các biện pháp nhằm giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế hoặc xung đột. Khi cần thiết có thể sử dụng hành động kể cả cưỡng chế và vũ lực nhằm loại trừ các mối đe dọa, phá hoại hòa bình hoặc các hành động xâm lược.

Tuy nhiên, về nguyên tắc, các biện pháp phi vũ lực như ngoại giao, kinh tế phải được thực hiện trước tiên nhằm gây sức ép đối với chính phủ vi phạm quyền con người. Khi các nỗ lực ngoại gia thất bại, các biện pháp kinh tế sẽ được thực hiện trước khi tiến hành can thiệp bằng vũ lực.

Thành phần Hội đồng Bảo an gồm 15 thành viên trong đó có 5 ủy viên thường trực là Liên bang Nga, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Pháp, Liên hiệp vương quốc Anh, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và 10 ủy viên không thường trực được Đại hội đồng bầu ra với nhiệm kỳ 2 năm.

hợp với luật pháp quốc tế trên cơ sở nghị quyết của Hội đồng Bảo an. Theo Điều 25 Hiến chương, các nghị quyết là bắt buộc với quốc gia thành viên và phải được quốc gia thành viên thi hành.

Mỗi ủy viên Hội đồng Bảo an có một lá phiếu khi thông qua các nghị quyết của Hội đồng Bảo an. Về nguyên tắc, khi thông qua quyết định, Hội đồng Bảo an áp dụng nguyên tắc đa số. Những nghị quyết của Hội đồng Bảo an về các vấn đề thủ tục thông qua khi 9 ủy viên của Hội đồng bỏ phiếu thuận. Nghị quyết về các vấn đề khác chỉ được thông qua khi có 9 ủy viên của Hội đồng, trong đó có tất cả các ủy viên thường trực bỏ phiếu thuận.

Như vậy, chỉ cần 1 ủy viên thường trực bỏ phiếu chống là nghị quyết của Hội đồng Bảo an không được thông qua. Đây chính là quyền phủ quyết “veto” của các ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an.

Quyền phủ quyết veto là quyền của một quốc gia là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an bỏ phiếu chống để ngăn cản việc thông qua nghị quyết của Hội đồng Bảo an về một vấn đề không liên quan đến thủ tục khi các thành viên của Hội đồng Bảo an bỏ phiếu thông qua.

Đây cũng là một hạn chế, bất cập dẫn đến sự can thiệp của cộng đồng quốc tế đối với một thảm hỏa nhân đạo hay đối với hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền con người. Hơn bao giờ hết, vấn đề cải tổ Hội đồng Bảo an và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan khác trong việc bảo vệ quyền con người đang là nhiệm vụ cấp bách cần đặt ra.

Hoạt động can thiệp nhân đạo được Hội đồng Bảo an thực hiện thông qua Chương VII bằng cơ chế an ninh tập thể. Nhưng điểm khiếm khuyết lớn nhất của cơ chế an ninh tập thể là Liên hợp quốc chưa có lực lượng quân đội riêng của mình. Lực lượng liên quân của Liên hợp quốc được quy định tại Điều 43 Hiến chương: “Để góp phần vào việc duy trì hòa bình và an ninh

đặc biệt hoặc các hiệp ước cần thiết…, tất cả các nước thành viên Liên hợp quốc có nghĩa vụ cung cấp cho Hội đồng Bảo an những lực lượng vũ trang, sự yểm trợ và mọi phương tiện khác…”[14,36]

Điều đó có nghĩa là không một quốc gia thành viên nào có nghĩa vụ cung cấp lực lượng vũ trang theo đề nghị của Hội đồng Bảo an nếu thỏa thuận về việc ký kết hiệp ước không đạt được.

Trong trường hợp một nghị quyết về can thiệp nhân đạo của Hội đồng Bảo an được thông qua thì Hội đồng Bảo an đều thực hiện bằng việc ủy nhiệm cho các quốc gia tiến hành các chiến dịch quân sự với danh nghĩa của mình. Liên hợp quốc chưa bao giờ thành lập được đội quân riêng của mình để tiến hành các chiến dịch quân sự. Chính vì lý do trên nên hoạt động can thiệp nhân đạo của Hội đồng Bảo an thường phụ thuộc nhiều vào thiện chí của các quốc gia thành viên.

Bên cạnh đó, thiện chí của các quốc gia thành viên liên quan trực tiếp đến các lợi ích của các quốc gia này. Và khi các lợi ích đó không tồn tại hoặc khó thực hiện thì các quốc gia sẽ từ chối hợp tác với Hội đồng Bảo an. Lúc đó, dù có là lý do can thiệp nhân đạo chính nghĩa nhưng Hội đồng Bảo an cũng không thể làm gì được vì không tìm dược sự hậu thuẫn của các quốc gia thành viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo trong luật quốc tế (Trang 46 - 48)