Can thiệp nhân đạo theo quyết định của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo trong luật quốc tế (Trang 59 - 71)

2.1 .Lý luận chung về can thiệp nhân đạo

3.1.1.Can thiệp nhân đạo theo quyết định của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

2.1.1 .Khái niệm can thiệp nhân đạo

3.1.1.Can thiệp nhân đạo theo quyết định của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

3.1. Thực tiễn can thiệp nhân đạo

3.1.1.Can thiệp nhân đạo theo quyết định của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

hợp quốc

Cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS - Sự can thiệp cần thiết của cộng đồng quốc tế

Nhà nước Hồi giáo IS đang nổi nên là tổ chức khủng bố ngang nhiên thách thức cả thế giới với các màn chặt đầu và xử tử hàng loạt những người không chịu cải theo đạo Hồi. Nhóm này xuất thân từ đâu và tôn chỉ của chúng là gì?

Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Trung Đông có nguồn gốc trực tiếp từ cuộc chiến tranh Iraq năm 2003. Tổng thống Saddam Hussein lúc đó là dân Hồi giáo hệ phái Sunni và chính quyền của ông nắm giữ quyền hành khống chế dân Hồi giáo Shiite là thành phần đa số trong dân chúng. Khi Hussein bị lật đổ, dân Hồi giáo Sunni mất quyền lực và họ là những lực lượng đầu tiên nổi dậy chống sự hiện diện quân sự của Mỹ. Tháng 10/2004, một lãnh đạo phe nổi dậy là Abu Musab al-Zaqawi, dân gốc Jordan và là người đã tuyên thệ

trung thành với Osama bin Laden, thành lập tổ chức “Thánh chiến Hồi giáo miền Lưỡng Hà” (Mesopotamia, tên cổ của Iraq nơi có 2 con sông Euphrates và Tigris).

Truyền thông phương Tây quen gọi tổ chức này là AQI (Al Qaeda in Iraq) tuy nhiên đây không phải danh xưng chính thức. Đầu năm 2006, AQI tập hợp nhiều nhóm kháng chiến nổi dậy khác lập ra “Mujahideen Shura Council”. Tới tháng 6 năm đó, nhận được các tin tình báo chính xác, hai máy bay F-16 của Không quân Mỹ đã đến oanh kích và giết chết al-Zarqawi tại một ngôi nhà cách Baghdad khoảng 60km về phía Bắc.

Tháng mười năm đó, sau khi chấn chỉnh lại cơ cấu và sát nhập thêm các nhóm kháng chiến khác, tổ chức này tự xưng là ISIS (Islam State of Iraq, Nhà nước Hồi giáo Iraq). ISIS ra tuyên cáo nguyện giải phóng dân Sunnis Iraq khỏi “sự áp bức của Hồi giáo Shiite và ngoại bang”, đồng thời tìm cách tách rời sự lệ thuộc vào al-Qaeda và những hành động tấn công khủng bố ở nước ngoài.

Ngày 29/6/2014, ISIS có một tân vương Hồi giáo, Abu Bakr al- Baghdadi, đổi tên là IS (Islamic State, Nhà nước Hồi giáo), tuyên bố đặt thủ đô ở Ar-Raqqah, Syria.

Mục tiêu tối hậu của IS là một nhà nước Hồi giáo thuần túy, áp dụng luật Hồi giáo Sharia. Nhưng qua các hành động của nó, toàn thế giới đều phải nhìn nhận đây là một tổ chức khủng bố và là hiểm họa của nhân loại dù cho chỉ thành công tới một giới hạn là chiếm lĩnh một quốc gia, một vùng lãnh thổ chứ chưa tới mức phát triển toàn cầu như lý tưởng tối cao của nó.

Sự vi phạm nghiêm trọng quyền con người của IS: Nhà nước Hồi giáo

tại Iraq chuyên thực hiện các vụ hành quyết hàng loạt, bắt cóc phụ nữ, bé gái làm nô lệ tình dụng và lợi dụng binh lính trẻ em. Có ít nhất 9.347 người thiệt mạng và 17.386 người bị thương là nạn nhân của IS tính đến tháng 9 năm

2014. [41]

Theo Cao ủy Liên hợp quốc về Nhân quyền - ông Zeid Ra’ad al Hussein: “Loạt vi phạm, lạm dụng của IS và các nhóm vũ trang khác rất chấn

động và phần nhiều trong số đó đều đủ để cấu thành tội ác chiến tranh hoặc tội ác phản nhân loại”. [40]

Theo bảng cáo trạng dài 29 trang của Văn phòng Nhân quyền LHQ và Phái đoàn Hỗ trợ LHQ tại Iraq (UNAMI): Lực lượng Hồi giáo vi phạm nghiêm trọng quyền con người và sử dụng bạo lực theo bản chất đề cao giáo phái, chống lại các nhóm Ki Tô giáo, Yazidis và Hồi giáo dòng Shiite trong cuộc xung đột bành trướng buộc 1,8 triệu người Iraq phải rời bỏ quê hương và trốn chạy, “Hoạt động tội phạm này bao gồm các cuộc tấn công trực tiếp nhắm vào thường dân, cơ sở hạ tầng dân sự, hành quyết, các vụ sát hại thường dân có chủ đích, bắt cóc, hãm hiếp, các hình thức bạo lực tình dục, tra tấn phụ nữ và bé gái, ép buộc trẻ em gia nhập lực lượng của chúng hoặc tiêu hủy, phá hoại những chốn linh thiêng, có ý nghĩa tôn giáo, đập phá và chiếm đoạt tài sản, xâm phạm các quyền tự do cơ bản”.[43]

Cơ sở pháp lý của chiến dịch quân sự:

Khóa họp thường niên của Đại hội đồng Liên hợp quốc thực sự bước vào làm việc ngày 15/9/2014 với các diễn văn của nguyên thủ, lãnh đạo các nước thành viên. Đặc biệt, thông qua bài phát biểu của Tổng thống Mỹ Barack Obama với thông điệp rằng Mỹ không đơn độc trong cuộc chiến chống IS và đây là cuộc chiến hợp pháp chiếu theo pháp luật quốc tế…Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã nhất trí thông qua một nghị quyết trấn áp dòng chiến binh nước ngoài đổ về những tổ chức như IS.

Hội đồng Bảo an thông qua Nghị quyết số 2170 lên án sự vi phạm nhân quyền nghiêm trọng của Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS. Nghị quyết có được sự đồng thuận từ 15 quốc gia thành viên hội đồng và chữ ký của hơn 110 quốc gia trong buổi thảo luận sôi nổi kéo dài nhiều giờ bàn về mối đe dọa

toàn cầu từ khủng bố.

Nội dung cơ bản của Nghị quyết số 2170 nêu bật nội dung Khẳng định sự độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng

hòa Iraq và Syria, "Khẳng định lại chủ nghĩa khủng bố dưới mọi hình thức và các biểu hiện tạo thành một trong những mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với hòa bình và an ninh quốc tế và rằng bất kỳ hành vi khủng bố là tội phạm và vô lý bất kể động cơ của họ, bất cứ khi nào và bằng cách nào, dù ai cam kết. "Nhấn mạnh khủng bố mà chỉ có thể bị đánh bại bởi một phương pháp

tiếp cận bền vững và toàn diện liên quan đến sự tham gia tích cực và hợp tác của tất cả các nước và các tổ chức quốc tế và khu vực để cản trở, ảnh hưởng, cô lập và vô hiệu các mối đe dọa khủng bố. [43]

"Khẳng định rằng các quốc gia thành viên phải đảm bảo rằng bất kỳ

biện pháp thực hiện để chống khủng bố, kể cả khi thực hiện Nghị quyết này được thực hiện với tất cả các nghĩa vụ của mình theo luật quốc tế, đặc biệt là nhân quyền quốc tế, người tị nạn và luật nhân đạo quốc tế, và nhấn mạnh rằng hiệu quả các biện pháp chống khủng bố và tôn trọng nhân quyền, tự do cơ bản và các quy định của pháp luật được bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau, và là một phần thiết yếu của một nỗ lực chống khủng bố thành công, và ghi nhận tầm quan trọng của sự tôn trọng các nguyên tắc của pháp luật để ngăn chặn có hiệu quả và chiến đấu khủng bố,

Có thể nói Nghị quyết số 2170 là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc chống chủ nghĩa khủng bố nói chung và Nhà nước IS nói riêng.

Một chiến lược chống lại IS trên nhiều mặt trận đã được triển khai. Gần đây, ngày càng có nhiều quốc gia tham gia vào liên minh chống ISIS. Các nước phương tây như Anh, Pháp, hay Canada, Nga và các nước hồi giáo …đều tham gia vào liên minh chống IS.

thông qua Nghị quyết 2178 về đấu tranh chống các phần tử khủng bố nước

ngoài. Nghị quyết được thông qua trong phiên họp cấp cao do Tổng thống Obama chủ trì với 24 nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ tham dự. Nghị quyết 2178 đã bày tỏ lo ngại về mối đe dọa to lớn từ các phần tử khủng bố nước ngoài đang tham gia Nhà nước Hồi giáo, Mặt trận Al-Nusra và các tổ chức hợp tác với Al Qaeda. Nghị quyết 2178 kêu gọi các nước:

Ngăn chặn các phần tử khủng bố nước ngoài đi lại, đặc biệt kiểm soát ở biên giới, kiểm tra công tác cấp giấy tờ tùy thân và giấy tờ du lịch, ngăn chặn nạn làm giả các loại giấy tờ này.

Cùng hợp tác ngăn ngừa chủ nghĩa cực đoan dẫn đến khủng bố, nạn tuyển mộ người của các phần tử khủng bố nước ngoài, ngăn chặn đưa ra nước ngoài và cắt đứt nguồn tài chính của chúng.

Yêu cầu các hãng hàng không trong nước thông báo trước với các nước hữu quan thông tin về đi, đến và quá cảnh của các đối tượng này; hợp tác với nhau để chia sẻ thông tin dẫn đến phát hiện các phần tử khủng bố nước ngoài.

Soạn thảo chiến lược ngăn chặn các phát ngôn cực đoan kích động hành vi khủng bố. Bảo đảm luật pháp quốc gia trừng phạt hình sự nặng đối với các phần tử khủng bố nước ngoài.

Căn cứ chương 7 của Hiến chương LHQ (hành động trong trường hợp hòa bình bị đe dọa, bị phá hoại hoặc có hành vi xâm lược), Nghị quyết 2178 sẽ mang tính chất ràng buộc đối với 193 nước thành viên LHQ.

Can thiệp quân sự vào Lybia - Đằng sau hành động can thiệp nhân đạo của các quốc gia

Nội chiến Libya là cuộc xung đột vũ trang diễn ra tại Lybia, bắt nguồn từ các cuộc biểu tình chống chính phủ từ ngày 15 tháng 12 năm 2011. Bất ổn này lây lan từ các sự kiện ở các láng giềng Ai cập và Tunisia góp phần vào một loạt các cuộc biểu tình tại thế giới Ả rập. Người biểu tình đã tập trung

quanh hai thành phố lớn nhất của Libya là thủ đô Tripoli ở phía tây và Benghazi ở phía đông. Ngày 18 tháng 2, những người tham gia biểu tình đã kiểm soát được hầu hết thành phố lớn thứ hai của Lybya là Benghazi, với một số hỗ trợ từ cảnh sát và các đơn vị quân đội đào ngũ.

Chính phủ đã phản ứng lại bằng cách gửi đến đây các đơn vị quân đội tinh nhuệ và lính đánh thuê nhưng đã bị người dân ở Benghazi và các đơn vị quân đội đảo ngũ chống lại. Cho đến ngày 20 tháng 2, hơn 200 người đã bị chết ở Benghazi. Những người biểu tình ở Tripoli tập trung xung quanh quảng trường Green Square.

Ngày 21 tháng 2, máy bay chiến đấu của không quân Libya đã tấn công vào nhóm người biểu tình tại Tripoli gây ra làn sóng phản đối mạnh mẽ trong công luận quốc tế. Vụ đàn áp ở Libya đã chứng minh sự đẫm máu nhất của các hành động gần đây của chính phủ.

Một số nhà ngoại giao Libya đã từ chức trước sức ép của các cuộc biểu tình trong khi những người khác đã xin tách khỏi Gaddafi và chính phủ của ông ta. Họ tuyên bố chế độ hiện hành của Gaddafi là "bất hợp pháp" và cáo buộc ông "tội diệt chủng" và "tội ác chống nhân loại" trong các cuộc tấn công của ông chống lại các phe phái khác và một bộ phận người dân Libya. Nhiều quốc gia đã lên án chính phủ của Gaddafi vì đã sử dụng bạo lực chống lại người biểu tình và giết chết hàng trăm người Libya.

Hoa Kỳ đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với Gaddafi. Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã thông qua một nghị quyết phong tỏa tài sản của Gaddafi, con trai và con gái của ông, cùng 10 thành viên thân cận của ông ta. Nghị quyết cũng áp đặt lệnh cấm đi lại đối với những người này.

Libya đã bị loại khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc sau khi Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu nhất trí toàn bộ để trừng phạt những hành động tàn bạo của chính quyền Gaddafi đối với người biểu tình.

Cơ sở pháp lý: Ngày 17 tháng 3 năm 2011, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp

Quốc đã thông qua Nghị quyết 1973 cho phép thiết lập vùng cấm bay và sử dụng vũ lực đối với chính quyền của Muammar Gaddafi trong cuộc nổi đậy tại Libya năm 2011.

Nhiều quốc gia đã can thiệp quân sự vào Libya trên cơ sở nghị quyết số 1973 của Hội đồng Bảo an. Trong đó NATO là tổ chức giúp Hội đồng chuyển tiếp Libya lật đổ chính quyền ông Gaddafi và đã hoàn thành nhiệm vụ, thực hiện rút quân vào ngày 31 tháng 10 năm 2011.

Thông qua việc can thiệp vào Libya, rất nhiều nhà học giả, chính trị đã chỉ ra được bản chất của cuộc can thiệp. Mặc dù trên cơ sở Nghị quyết số 1973 của Hội đồng Bảo an. Xét về mặt lý luận, có thể coi là một vụ việc can thiệp nhân đạo hợp pháp, là ngoại lệ của nguyên tắc không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác.

Tuy nhiên, câu hỏi là liệu có thực sử khách quan hay không khi trên thế giới có rất nhiều các quốc gia đang xảy ra nội chiến như Congo, Sudan, Somalia, Palestin - Isaren.. mà Liên Hợp Quốc, Nato, Hoa Kỳ và Hội đồng Bảo an lại chỉ ra nghị quyết cho phép can thiệp vào Libya?

Câu trả lời đó là việc can thiệp tại Libya vì lợi ích của các nước lớn, Các nước thành viên Hội đồng Bảo an thông qua nghị quyết có thể vì Libya rất giàu tài nguyên dầu mỏ.. Nếu hạ được chính quyền Gaddafi, lập ra chính quyền mới thì có thể chi phối được chính quyền đó, tạo ảnh hưởng trong khu vực và bảo đảm nguồn cung cấp dầu mỏ ổn định cho một số cường quốc.

Libya là một thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đồng thời là quốc gia nắm giữ trữ lượng dầu mỏ thuộc hàng lớn nhất tại Bắc Phi. Theo đánh giá của công ty dầu khí BP (Anh) vào năm 2008, Libya đã được chứng nhận có trữ lượng dầu mỏ đạt 41,464 tỷ thùng, chiếm 3,34 % trữ lượng dầu của toàn thế giới. Libya không chỉ được coi là nhà sản

xuất dầu mỏ lớn nhất châu Phi mà còn được xem là một trong những quốc gia ở Bắc Phi cung cấp trữ lượng dầu mỏ lớn nhất cho thị trường châu Âu.Libya là nhà sản xuất trực tiếp, chuyên cung cấp dầu mỏ cho Italia, Đức, Thụy Sĩ và Ai Cập. Điều đó cho thấy, dầu mỏ của Libya đã trở thành một nhân tố không thể thiếu đối với việc tăng trưởng kinh tế của quốc gia này cũng như của khu vực Bắc Phi và với nhu cầu của nhiều quốc gia lớn khác ở châu Âu. Nhất là khi cuộc nổi dậy đòi dân chủ đã lan ra cả Bahrain và Saudi Arabia mà điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của các nước phương Tây. Điều đó giải thích vì sao Mỹ và đồng minh chọn điểm tấn công vào Libya chứ không phải nơi nào khác.

Như vậy, cuộc chiến tranh hiện nay ở Libya mà Liên quân tiến hành, thực chất là cuộc chiến tranh vì lợi ích dầu mỏ của Mỹ và các nước phương Tây. Các quốc gia chủ chiến có tham vọng đạt được cả 2 mục đích: Một là, tranh giành nguồn lợi dầu mỏ ngay ở rốn dầu khu vực; Hai là, tiêu thụ khối lượng lớn sản phẩm quân sự đã gần đến hạn thanh lý, tạo nguồn thu cho nhu cầu phục hồi và phát triển nền kinh tế của Mỹ và các nước EU thời kỳ hậu khủng hoảng. Đây cũng là giải pháp mang tính quy luật sau các cuộc khủng hoảng chu kỳ của chủ nghĩa tư bản, đã được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lê-nin đề cập tới.

Trong bài nói chuyện của ông Paul Craig Roberts - cựu Thứ trưởng Tài chính của Mỹ dưới đầu đề “US To Recoup Libya Oil From China” đã chỉ ba lý do chính mà Mỹ và Nato tấn công Libya [42]. Đó là:

Lý do thứ nhất là loại trừ Trung Quốc ra khỏi Địa Trung Hải. Trung

Quốc đã đầu tư năng lượng mở rộng và đầu tư xây dựng tại Libya. Họ đang tìm đến châu Phi như một nguồn năng lượng trong tương lai.

tham gia.

Lý do thứ ba là Libya kiểm soát một phần của bờ biển Địa Trung Hải

và nó không ở trong tay Hoa Kỳ.

Như vậy, “Bảo vệ người dân Libya” hay thực thi dân chủ chỉ là những chiêu bài. Mục tiêu chính vẫn là dầu lửa.

Cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học tại Syria - Sự thành công của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo trong luật quốc tế (Trang 59 - 71)