Cơ sở pháp lý của can thiệp nhân đạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo trong luật quốc tế (Trang 41 - 46)

2.1 .Lý luận chung về can thiệp nhân đạo

2.1.1 .Khái niệm can thiệp nhân đạo

2.3. Cơ sở pháp lý của can thiệp nhân đạo

Với khía cạnh hiểu can thiệp nhân đạo là cứu trợ nhân đạo. Xét về bản chất, hành vi này là việc can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác tuy nhiên lại không vi phạm nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau vì đây lại là hành vi thể hiện tính nhân văn cao cả, thể hiện sự góp sức của cộng đồng quốc tế, các quốc gia, các tổ chức nhân đạo, các cá nhân trong

việc nhăn chặn các thảm họa nhân đạo.

Với ý nghĩa cao cả này, hành động can thiệp, cứu trợ nhân đạo luôn nhân được sự đồng tình, hưởng ứng của cộng đồng quốc tế và quốc gia chịu tác động trực tiếp bởi khủng hoảng nhân đạo.

Hoạt động can thiệp nhân đạo ở khía cạnh là cứu trợ nhân đạo con người khỏi các thảm họa nhân đạo do các quốc gia, các tổ chức quốc tế, các tổ chức nhân đạo, các cá nhân tiến hành nhưng không phải là hoạt động tự phát mà cũng phải dựa trên những quy định của pháp luật quốc tế về quyền con người và pháp luật nhân đạo quốc tế. hoặc quy định của pháp luật quốc gia nơi xảy ra thảm họa nhân đạo.

Với khía cạnh tư cách là một hành vi sử dụng vũ lực can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác, bản thân vấn đề can thiệp nhân đạo vi phạm các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. Luật quốc tế không cho phép các quốc gia thực hiện các hành động đơn phương xâm phạm độc lập chủ quyền và công việc nội bộ của các quốc gia khác. Mọi hành vi can thiệp nhân đạo được coi là phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế phải có nghị quyết của Hội đồng Bảo an.

Điều 39 Hiến chương quy định trường hợp có sự đe dọa hòa bình, phá hoại hòa bình hoặc hành vi xâm lược thì Hội đồng Bảo an có thẩm quyền đưa ra những kiến nghị hoặc quyết định các biện pháp áp dụng kể cả biện pháp sử dụng vũ lực để giải quyết. Như vậy, đe dọa hòa bình, phá hoại hòa bình, hành vi xâm lược, xung đột vũ trang là cơ sở để thực hiện hành động theo Chương VII của Hội đồng Bảo an.

Trong luật pháp quốc tế, cũng chưa có sự giải thích rõ ràng tình trạng nào gây nên “sự đe dọa hòa bình và an ninh thế giới”. Và do đó, cũng rất khó có bằng chứng xác định thẩm quyền của Hội đồng Bảo an theo Chương VII Hiến chương để hành động trên cơ sở bảo vệ quyền con người.

Trong những thập kỷ vừa qua, cộng đồng thế giới đã liên tục gặp rắc rối trong vấn đề xử lý những yêu cầu cần đến sự can thiệp nhân đạo hay hành động cưỡng chế đối với một quốc gia nào đó để bảo vệ người dân trong biên giới của nước đó giúp họ thoát khỏi mối đe dọa nghiêm trọng. Không có bất kỳ một luật lệ thống nhất nào để xử lý các hành vi can thiệp nhân đạo vào quốc gia khác.

Để coi một hành vi can thiệp nhân đạo là hợp pháp, phù hợp với cơ sở thực tiễn và pháp lý cần phải căn cứ vào các yếu tố sau:

Một là: Xuất hiện sự vi phạm nghiêm trọng quyền con người, cụ thể là vi phạm pháp luật quốc tế về quyền con người và luật nhân đạo quốc tế.

Điều 39 Hiến chương quy định trường hợp có sự đe dọa hòa bình, phá hoại hòa bình hoặc hành vi xâm lược thì Hội đồng Bảo an có thẩm quyền đưa ra những kiến nghị hoặc quyết định các biện pháp áp dụng kể cả biện pháp sử dụng vũ lực để giải quyết.

Như vậy, đe dọa hòa bình, phá hoại hòa bình, hành vi xâm lược, xung đột vũ trang là cơ sở để thực hiện hành động theo Chương VII của Hội đồng Bảo an. Đây là cơ sở quan trọng để thực hiện can thiệp nhân đạo. Can thiệp nhân đạo sẽ được thực hiện nếu tại quốc gia nơi diễn ra những vi phạm nghiêm trọng quyền con người quốc gia đó không sẵn sàng hoặc không thể ngăn chặn thảm họa đó.

Tuy nhiên, việc đánh giá, nhận diện sự tính nghiêm trọng quyền con người không hề đơn giản vì trong luật pháp quốc tế chưa có sự giải thích rõ ràng tình trạng nào gây nên “sự đe dọa hòa bình và an ninh thế giới”. Để xác định thế nào là mức độ vi phạm nghiêm trọng hay nguy cơ “đe dọa” vi phạm quyền con người còn phụ thuộc vào quan điểm, thái độ của các quốc gia để từ có quyết định xem có hay không can thiệp nhân đạo, hay can thiệp nhân đạo

Hai là: Mục đích nhân đạo là điều kiện hàng đầu của mọi cuộc can thiệp nhân đạo. Nó là tiêu chí đầu tiên nhằm xác định cơ sở của hoạt động

can thiệp nhân đạo dù có hay không có sự đồng ý của Hội đồng Bảo an. Mục đích nhân đạo được đặt ra nhằm bảo vệ các quyền con người của công dân một quốc gia khác.

Việc xác định mục tiêu nhân đạo có ý nghĩa nhằm loại trừ các hoạt động can thiệp khác không trên cơ sở mục đích nhân đạo hoặc dường như sử dụng mục đích nhân đạo để biện minh cho hoạt động sử dụng vũ lực của mình. Khi tiến hành can thiệp nhân đạo ngoài mục đích nhân đạo các mục đích mang tính lợi ích của các quốc gia như kinh tế, chính trị,… sẽ không được tính đến. Ngoài ra mục tiêu nhân đạo cũng là giới hạn của hoạt động can thiệp quân sự, đủ để làm chấm dứt hành vi vi phạm quyền con người của chính phủ liên quan.

Tuy nhiên, việc xác định rõ mục tiêu nhân đạo của các hành vi can thiệp là rất khó bởi lẽ phải nằm trong tay kẻ mạnh. Có rất nhiều các can thiệp quân sự nêu cao ngọn cờ mục đích nhân đạo nhưng xét về bản chất lại có động cơ là lợi ích kinh tế, động cơ chính trị….hoặc can thiệp quân sự với mục tiêu không rõ ràng như “có nguy cơ” đe dọa hòa bình, an ninh khu vực….

Mặt khác, cũng cần thừa nhận rằng có những vụ vi phạm nghiêm trọng quyền cơ bản của con người đã từng bị làm ngơ, bỏ mặc bởi chính các quốc gia từng tự cho mình là những người bảo vệ nhân quyền hay có những việc can thiệp nhân đạo đã gây ra số nạn nhân nhiều hơn số nạn nhân mà họ cần bảo vệ.

Ba là: Có nghị quyết của Hội đồng Bảo an về vấn đề can thiệp nhân đạo. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng bởi lẽ LHQ là tổ chức gồm 192 quốc gia

thành viên, có thẩm quyền tối cao trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình và an ninh thế giới. Không một quốc gia nào hoặc một tổ chức

nào vì bất kỳ lý do nào tiến hành can thiệp vũ lực vào quốc gia khác. Mọi hành vi can thiệp nhân đạo không có nghị quyết của Hội đồng Bảo an đều trái với luật pháp quốc tế.

Bốn là: Sử dụng vũ lực trong can thiệp nhân đạo

Can thiệp nhân đạo chỉ được đặt ra khi đã xuất hiện những vi phạm nghiêm trọng quyền con người. Những vi phạm này thông thường diễn ra trên diện rộng, do đó các biện pháp phi vũ lực sẽ không phải là lúc nào cũng tỏ ra thích hợp như vậy. Cho nên, việc sử dụng vũ lực là biện pháp cần thiết có hiệu quả và phù hợp nhất nhằm ngăn chặn ngay lập tức và triệt để nhất những vi phạm nghiêm trọng quyền con người.

Cơ chế an ninh tập thể của Hội đồng Bảo an trong can thiệp nhân đạo là việc sử dụng vũ lực để giải quyết chỉ được tiến hành bởi lực lượng liên quân của LHQ chứ không phải là hành động đơn phương của từng quốc gia.

Nhưng về nguyên tắc, giải pháp sử dụng vũ lực có thể được chấp nhận tiến hành can thiệp nhân đạo phải tuân thủ các điều kiện là các biện pháp phi vũ lực phải được thực hiện triệt để trước tiên. Các biện pháp ngoại giao cần được thực hiện nhằm gây sức ép với chính phủ vi phạm nghiêm trọng quyền con người. Khi các nỗ lực ngoại giao thất bại, các biện pháp kinh tế sẽ được thực hiện trước khi tiến hành can thiệp bằng vũ lực. Biện pháp sử dụng vũ lực chỉ được thực hiện sau cùng khi các biện pháp phi vũ trang như cấm vận kinh tế, ngoại giao không đạt được mục đích. Hơn nữa, việc sử dụng vũ lực phải dựa trên sự tương xứng cần thiết đối với mục đích cần thực hiện. Mức độ sử dụng vũ lực chỉ nên ở mức tối thiểu để đạt được mục đích đẩy lùi hay ngăn chặn những vi phạm nghiêm trọng quyền con người.

Sẽ không có quyền được áp dụng các biện pháp trừng phạt bằng việc sử dụng lực lượng vũ trang nếu như hành vi của bên vi phạm chưa đến mức đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế. Khi ấy cộng đồng quốc tế chỉ có quyền sử

dụng sức mạnh phi vũ trang như cấm vận kinh tế, phong tỏa, cắt đứt một phần hay hoàn toàn quan hệ kinh tế, đường giao thông bộ, biển, hàng không, cắt đứt quan hệ ngoại giao…

Thông qua việc phân tích các khái niệm, dấu hiệu và đặc trưng của can thiệp nhân đạo, mục đích và nhu cầu thực tiễn có thể kết luận rằng việc can thiệp nhân đạo là phù hợp với quy định của luật quốc tế hiện đại nhất là trong giai đoạn hiện nay. Thực tiễn đời sống chính trị thế giới đã và đang tồn tại rất nhiều vụ việc can thiệp nhân đạo không có Nghị quyết phê chuẩn của Hội đồng Bảo an. Các vụ can thiệp nhân đạo đơn phương này vào công việc nội bộ của quốc gia luôn gặp sự phản đối mạnh mẽ của các quốc gia và cộng đồng quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo trong luật quốc tế (Trang 41 - 46)