Can thiệp nhân đạo hay trách nhiệm bảo vệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo trong luật quốc tế (Trang 50 - 53)

2.1 .Lý luận chung về can thiệp nhân đạo

2.1.1 .Khái niệm can thiệp nhân đạo

2.6. Can thiệp nhân đạo hay trách nhiệm bảo vệ

Với hệ thống các nguyên tắc cơ bản của Luật pháp quốc tế và các quy định của Luật quốc tế hiện đại chỉ ra rằng can thiệp nhân đạo là một trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực nhưng phải có sự phê chuẩn của Hội đồng bảo an.

Luật pháp quốc tế cũng không thừa nhận quyền của các quốc gia đơn lẻ được can thiệp bằng vũ lực vào các quốc gia với bất kỳ lý do gì. Sự kiện NATO không kích Nam tư cũ năm 1999 vẫn được một số quốc gia trích dẫn như là ví dụ tiêu biểu về can thiệp nhân đạo bất hợp pháp, không có được sự đồng ý của Hội đồng Bảo an.

Thế kỷ 20 đã qua với những tranh cãi về cuộc tấn công của NATO tại Nam Tư cũ theo học thuyết "can thiệp nhân đạo". Những nỗ lực nhằm thể chế hóa khái niệm “can thiệp nhân đạo” trong khuôn khổ Liên hợp quốc không được sự hưởng ứng của đa số thành viên, nhất là các nước đang phát triển. Các nước này cho rằng khái niệm “Can thiệp nhân đạo” không có cơ sở trong luật pháp quốc tế hiện đại và việc áp dụng khái niệm này có nhiều nguy cơ xâm phạm chủ quyền quốc gia, tạo điều kiện cho các nước lớn áp đặt các tiêu chuẩn và giá trị của họ đối với các nước nhỏ yếu hơn

khuôn khổ việc can thiệp trong tình huống thảm họa nhân đạo thông qua việc phát triển học thuyết "trách nhiệm bảo vệ".

Khái niệm "trách nhiệm bảo vệ". bắt nguồn từ báo cáo với tên gọi như vậy của "Ủy ban quốc tế về Can thiệp và Chủ quyền quốc gia" do Chính phủ Canađa thành lập. Các thành viên độc lập trong Ủy ban cho rằng, việc can thiệp vào một quốc gia để giải thoát người dân khỏi những mất mát hay thiệt hại nghiêm trọng gây ra bởi nội chiến hay bạo động… không phải là "quyền", mà đã trở thành một "nghĩa vụ" đối với quốc gia và cộng đồng quốc tế. [41]

Trong báo cáo của mình, Ủy ban đưa các nguyên tắc cho "trách nhiệm bảo vệ" như sau:” chủ quyền quốc gia đi kèm với trách nhiệm và trách nhiệm

chính cho việc bảo vệ người dân là nằm về phía quốc gia; khi người dân phải gánh chịu những thiệt hại nghiêm trọng do nội chiến, bạo động hay đàn áp hoặc nhà nước thất bại, và quốc gia liên quan không thể hoặc không muốn ngăn chặn tình trạng đó thì nguyên tắc không can thiệp phải tuân thủ trách nhiệm quốc tế về nghĩa vụ quốc gia”. [41]

Cách tiếp cận trong trách nhiệm bảo vệ của Ủy ban quốc tế về Can thiệp và Chủ quyền quốc gia dường như dễ chấp nhận hơn học thuyết "can thiệp nhân đạo", và báo cáo của Ủy ban sau khi được chuyển đến LHQ đã nhận được sự hưởng ứng tích cực.

Trách nhiệm bảo vệ được ghi nhận trong báo cáo về "Một thế giới an ninh hơn" của Nhóm cấp cao (High-level Panel) do Tổng thư ký LHQ thành lập để xem xét tương lai cơ chế an ninh tập thể của LHQ sau những tranh cãi liên quan dến cuộc chiến tại Iraq năm 2003. [41]

Đỉnh cao của sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với trách nhiệm bảo vệ được thể hiện tại Hội nghị thượng đỉnh Thiên niên kỷ của LHQ năm 2005, khi mà trách nhiệm đối với "tội ác diệt chủng, tội ác chiến tranh, thanh lọc sắc tộc và tội ác chống lại nhân loại" được nhất trí ghi nhận trong văn bản cuối

cùng của Hội nghị - "Kết quả của Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới".

Tài liệu ghi nhận nghĩa vụ chính trong việc bảo vệ người dân trước các tội ác nói trên là thuộc về quốc gia, trong khi cộng đồng quốc tế cần khuyến khích và giúp đỡ các quốc gia thực hiện nghĩa vụ này, cũng như có nghĩa vụ sử dụng các biện pháp ngoại giao, nhân đạo và các biện pháp hòa bình khác để giúp bảo vệ người dân.

Trong trường hợp các biện pháp hòa bình không phát huy tác dụng và chính quyền quốc gia rõ ràng không bảo vệ người dân của mình, Hội nghị Thượng định Thế giới tuyên bố tại đoạn 139 của Tài liệu rằng: "chúng ta sẵn

sàng thực hiện các biện pháp tập thể một cách kịp thời và quyết đoán thông qua Hội đồng Bảo an phù hợp với Hiến chương, kể cả Chương VII, trên cơ sở từng vụ việc và với sự hợp tác của các tổ chức khu vực khi thích hợp."[42]

Nếu Hội đồng Bảo an không thực hiện chức năng của mình thì các quốc gia có được đơn phương tiến hành các biện pháp can thiệp trong trường hợp Hội đồng Bảo an không thể hành động để ngăn chặn những thảm họa nhân đạo đang diễn ra không?

Các tuyên bố và tài liệu hiện có không đưa ra câu trả lời dứt khoát cho vấn đề này. Đây thực sự là sự cần thiết của trách nhiệm bảo vệ hay chỉ là cái cớ để can thiệp vũ lực vào quốc gia khác trong trường hợp không có nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc?

Phân tích trên cho thấy, cơ sở pháp lý duy nhất cho bất kỳ hành vi can thiệp quân sự nào là một nghị quyết của Hội đồng Bảo an được thông qua theo Chương VII Hiến chương LHQ.

Học thuyết "can thiệp nhân đạo" hay "trách nhiệm bảo vệ" không tạo thành cơ sở pháp lý cho việc can thiệp đơn phương vào một quốc gia khác, ngay cả vì mục đích nhân đạo. Bất kỳ hành vi đơn phương nào được tiến hành mà thiếu vắng sự đồng thuận cộng đồng quốc tế sẽ tạo thành tiền lệ nguy

khi Liên hợp quốc được thành lập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo trong luật quốc tế (Trang 50 - 53)