Những kiến nghị và giải pháp về can thiệp nhân đạo trong luật quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo trong luật quốc tế (Trang 84 - 95)

2.1 .Lý luận chung về can thiệp nhân đạo

3.2.2.Những kiến nghị và giải pháp về can thiệp nhân đạo trong luật quốc tế

2.1.1 .Khái niệm can thiệp nhân đạo

3.2.2.Những kiến nghị và giải pháp về can thiệp nhân đạo trong luật quốc tế

3.2. Những bất cập của hoạt động can thiệp nhân đạo, giải pháp và kiến nghị

3.2.2.Những kiến nghị và giải pháp về can thiệp nhân đạo trong luật quốc tế

tế hiện đại

Thứ nhất: Ghi nhận trong Hiến chươngLHQcụ thể hơn nữa pháp luật

về bảo vệ các quyền con người cơ bản

Việc quy định cụ thể pháp luật bảo vệ quyền con người quyền con người sẽ tạo ra nghĩa vụ pháp lý chung và bắt buộc đối với tất cả các quốc gia trong việc tôn trọng và bảo vệ quyền con người. Vấn đề quyền con người không chỉ thuộc phạm vi điều chỉnh của quốc gia mà còn thuộc phạm vi điều chỉnh và bảo vệ của cộng đồng quốc tế.

Hiến chương và luật pháp quốc tế cần quy định rõ các tiêu chí nhằm xác định trong trường hợp nào thì việc vi phạm quyền con người là ảnh hưởng đến hòa bình và an ninh thế giới.

Thứ hai: Nâng cao hiệu quả hoạt động của các thiết chế thực thi, giám

Hội đồng Bảo an, Ủy ban nhân quyền, Tòa án hình sự quốc tế, Tòa án công lý quốc tế… nhằm đảm bảo quyền con người được thực hiện triệt để. và quy định rõ ràng thẩm quyền của Hội đồng Bảo an tiến hành can thiệp nhân đạo.

Thứ ba: Xây dựng Nghị quyết về việc sử dụng vũ lực của Hội đồng Bảo

an: Hiến chương Liên hợp quốc đã trao thẩm quyền tuyệt đối cho Hội đồng

Bảo an trong việc xác định tình trạng đe dọa hòa bình và an ninh thế giới. Những quy định này chỉ xác lập quyền chứ không xác lập nghĩa vụ cụ thể bắt buộc cho Hội đồng Bảo an đối với các hoạt động nhằm giữ gìn hòa bình.

Chính vì vậy, các hoạt động giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới của Hội đồng Bảo an trong thời gian quan được thực hiện hay không thực hiện đều phụ thuộc ý chí của các thành viên thường trực mà nó không được điều chỉnh bới bất kỳ các quy phạm quốc tế nào.

Tổng thư ký Liên hợp quốc Kofi Annan đã đề xuất rằng: “Hội đồng Bảo an cần thông qua một nghị quyết xây dựng và thiết lập các nguyên tắc và những mục đích rõ ràng về vấn đề nào khi việc sự dụng vũ lực của Hội đồng Bảo an sẽ được thực hiện hay ủy thác thực hiện”.[35,87]

Trong bối cảnh chính trị thế giới bất ổn, chủ nghĩa khủng bố gia tăng, việc can thiệp nhân đạo là cần thiết. Nhiệm vụ cấp bách của Hội đồng Bảo an là xây dựng một nghị quyết về can thiệp nhân đạo, các nguyên tắc về can thiệp nhân đạo, xác định mức độ nghiêm trọng của thảm họa nhân đạo…để loại bỏ những tranh cãi về việc cần thiết hay không cần thiết phải can thiệp nhân đạo đồng thời loại bỏ các hành vi can thiệp dưới danh nghĩa can thiệp nhân đạo.

Thứ tư: Xây dựng các điều kiện tiên quyết cho can thiệp nhân đạo

Can thiệp nhân đạo là hoạt động cần phải có để bảo vệ nhân quyền và giữ gìn hòa bình an ninh quốc tế. Hiện nay, can thiệp nhân đạo đang được các học giả hiểu không thống nhất và các quốc gia đang thực hiện hành động này

một cách tùy tiện. Lý do là luật quốc tế chưa có một hệ thống tiêu chí cụ thể cho hoạt động can thiệp nhân đạo. Vì vậy, dể điều chỉnh thống nhất can thiệp nhân đạo trong luật quốc tế thì cần thiết phải xây dựng các điều kiện tiên quyết cho hoạt động này.

Trong tác phẩm “The Respondibility to Protect” của GarethEvans & Mohamed Shoun 2002 đã đưa ra những nguyên tắc nhất định của hành động can thiệp vũ lực vào quốc gia khác .”[35,87]

Một là: Luôn tiến hành can thiệp quân sự trên nguyên tắc tập thể và đa

phương. Điều đó có nghĩa là hoạt động can thiệp nhân đạo chỉ có thể thực hiện dưới thẩm quyền của Liên hợp quốc mà đầu tiên và trước hết là của Hội đồng Bảo an.

Không cho phép các quốc gia có quyền đơn phương can thiệp nhân đạo vào quốc gia khác vì bất kỳ một lý do gì.

Hai là: xem xét mức độ mà sự can thiệp thực sự được ủng hộ bởi

những người sẽ được hưởng lợi từ sự can thiệp ấy. Dù các quốc gia can thiệp có động cơ nào khác đi nữa thì mục đích của việc can thiệp cũng vẫn phải là chấm dứt hoặc ngăn chặn những nỗi đau khổ cho con người.

Ba là: Can thiệp quân sự là biện pháp cuối cùng khi mọi biện pháp

ngăn chặn hoặc giải pháp giải quyết hòa bình phi quân sự khác đã được nghiên cứu, với những cơ sở hợp lý để tin rằng những biện pháp nhẹ tay hơn (biện pháp ngoại gia, chính trị, kinh tế….) sẽ không đạt được hiệu quả.

Bốn là: Nguyên tắc các phương tiện cân xứng: phạm vi, thời gian và

cường độ của hành động can thiệp quân sự được dự tính phải ở mức cần thiết tối thiểu để đảm bảo mục đích được xác định là bảo vệ con người. Phạm vi thực hiện hành động phải tương xứng với mục tiêu được nêu ra và với phạm vi của khiêu khích ban đầu.

can thiệp phải có cơ hội thành công đáng tin cậy trong việc chấm dứt hoặc ngăn chặn những hậu quả vi phạm. Hành động quân sự không được làm tăng nguy cơ dẫn đến một cuộc xung đột lớn hơn.

Việc quy định rõ ràng và cụ thể như trên sẽ đẩy lùi mọi âm mưu, dự định can thiệp đơn phương của các quốc gia ngay cả vì mục đích nhân đạo. Bên cạnh đó, cũng đẩy lùi những âm mưu mượn danh nghĩa can thiệp nhân đạo để thực hiện các hoạt động can thiệp vì những lợi ích khác.

Thứ năm: Triển khai cơ chế cho can thiệp nhân đạo

Để hoạt động can thiệp nhân đạo có thể được cộng đồng quốc tế thực hiện có hiệu quả cần phải có cơ chế cảnh báo sớm đối với các hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền con người tại các quốc gia. Bởi lẽ, hầu hết các hoạt động can thiệp nhân đạo của Hội đồng Bảo an thường thấy rằng được tiến hành rất chậm trễ. LHQ hầu như chỉ biết đến các vi phạm nghiêm trọng quyền con người và có mặt sau khi quyền con người ở các quốc gia đó bị xâm hại một cách rất nghiêm trọng, gây thiệt hại rất nặng nề.

LHQ chưa có một cơ chế cảnh báo sớm đối với các hành vi vi phạm quyền con người này. Khi đó, dù LHQ có triển khai hoạt động can thiệp nhân đạo nhanh chóng đến đâu thì cũng chỉ ngăn được các hành vi đó tiếp tục xảy ra và nó là quá muộn đối với những thiệt hại đã xảy ra trước đó.

Thứ sáu: Nâng cao hiệu quả làm việc của Hội đồng Bảo an trong việc

đảm bảo đưa ra những nghị quyết một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác. Trong mọi trường hợp, bất kỳ hoạt động can thiệp nhân đạo nào cung cần phải được Hội đồng Bảo an cho phép trước khi tiến hành. Hội đồng Bảo an có trách nhiệm phải xác minh đầy đủ vụ việc để đưa ra nghị quyết phù hợp.

Các quốc gia là ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an khi bỏ phiếu để quyết định các vấn đề liên quan đến việc can thiệp nhân đạo thường bị phụ thuộc bởi lợi ích chính trị, kinh tế của quốc gia đó. Các nghị quyết của Hội

cộng đồng. Liên hợp quốc cần xây dựng và thông qua một đạo luật về quyền phủ quyết veto đối với thành viên thường trực. Trong đó cần xác định nội dung sau:

Xác định rõ tiêu chí cho việc thực hiện quyền phủ quyết veto. Trường hợp nào thì dược dùng, trường hợp nào thì không.

Xác định trách nhiệm pháp lý đối với các thành viên khi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quyền phù quyết là nguyên nhân gây nên những thiệt hại hoặc những thiệt hại đó nhiều hơn những thiệt hại mà nó cần ngăn chặn.

Tạo ra sự ràng buộc của các thành viên thường trực đối với những vấn đề thuộc trách nhiệm quốc tế. Khi đó, có những trường hợp lợi ích quốc gia của các thành viên thường trực xếp sau những lợi ích của cộng đồng quốc tế.

Thứ bảy: Xác lập thẩm quyền cho Đại hội đồng Liên hợp quốc trong các hoạt động can thiệp nhân đạo khi Hội đồng Bảo an không thực hiện vai

trò của mình.

Hội đồng Bảo an được trao trách nhiệm chính trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Tuy nhiên, Hội đồng Bảo an không phải là cơ quan duy nhất để thực hiện trách nhiệm.

Tại Điều 10 Hiến chương Liên hợp quốc cũng đã trao trách nhiệm cho Đại Hội đồng được xem xét bất kỳ các vấn đề hoặc công việc thuộc phạm vi Hiến chương hoặc của bất kỳ cơ quan nào được quy định trong Hiến chương.

Điều 12 Hiến chương quy định: “Khi Hội đồng Bảo an thực hiện những chức năng được Hiến chương quy định đối với vụ tranh chấp hay một tình thế nào đó thì Đại hội đồng không được đưa ra một kiến nghị nào về tranh chấp hay tình thế ấy trừ trường hợp Hội đồng Bảo an yêu cầu…”. Quy định này đã hạn chế phần nào thẩm quyền của Đại hội đồng Liên hợp quốc. Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp, Hội đồng bảo an không thực hiện chức năng của

mình thì thẩm quyền phải thuộc về Đại hội đồng Liên hợp quốc. Cần có những sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế đặt ra.

Thứ tám: Liên hợp quốc cần thiết lập cơ quan chuyên trách có trách nhiệm phối hợp với quốc gia nơi bị tiến hành can thiệp nhân đạo đảm bảo cho người dân sau khi thực hiện hành vi can thiệp nhân đạo.

Để họ có cuộc sống bình thường, ổn định và đảm bảo không còn mâu thuẫn, tranh chấp tái phát sinh gây ra các thiệt hại.

Khuyến nghị này chính là thực tiến tồn tại của Afganishtan và Iraq sau khi Mỹ tiến hành can thiệp quân sự.Kể từ thời điểm đó cho đến nay, tình hình chính trị vẫn bất ổn, người dân vẫn chưa được sống hòa bình, ổn định.

KẾT LUẬN

Vấn đề can thiệp nhân đạo luôn gây ra nhiều tranh cãi từ khi nó xuất hiện cho đến nay. Cộng đồng quốc tế vẫn chưa đi đến sự thống nhất nào về can thiệp nhân đạo.

Trên cơ sở nghiên cứu các tình hình thực tế diễn ra trong đời sống chính trị quốc tế trong giai đoạn 2000 - nay, luận văn cố gắng phân tích và khẳng định rằng sự can thiệp nhân đạo với mục đích nhân đạo, hạn chế các thảm họa nhân đạo xảy ra khi quyền con người bị xâm hại ở mức độ nghiêm trọng.

Hoạt động can thiệp nhân đạo là cần thiết, là cơ chế bảo vệ, giám sát, thực thi quyền con người ở cấp độ quốc tế, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi chủ nghĩa khủng bố gia tăng.

Luận văn đưa ra những cơ sở hợp pháp của hoạt động can thiệp nhân đạo bởi lẽ bảo vệ quyền con người là một lĩnh vực quan trọng trong Luật quốc tế. Đây là nghĩa vụ của cả cộng đồng quốc tế và các quốc gia thành viên nhất là trong giai đoạn hiện nay.

Hoạt động can thiệp nhân đạo phải lấy cơ sở là vi phạm nghiêm trọng quyền con người, với mục đích nhân đạo. Hoạt động này chỉ được tiến hành trên cơ sở bghị quyết của Hội đồng Bảo an.

Do vậy, cần loại bỏ những hình thức can thiệp nhân đạo không được sự cho phép của Hội đồng Bảo an LHQ. Cộng đồng quốc tế cần lên án và coi hành động can thiệp dưới hình thức này là vi phạm pháp luật quốc tế.

LHQ và các tổ chức quốc tế cần xây dựng rõ ràng một học thuyết can thiệp nhân đạo để hạn chế được những tranh cãi xảy ra, hạn chế tình trạng can thiệp dưới ngọn cờ can thiệp nhân đạo.

Việc nghiên cứu vấn đề quyền con người và sự can thiệp nhân đạo có ý nghĩa to lớn trong việc áp dụng thực tiễn với Việt Nam. Là cơ sở để Việt Nam nội luật hóa và thi hành các công ước quốc tế về quyền con người tại Việt

Nam và là cơ sở để phân tích đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm đấu tranh chống lại những hình thức can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam dưới ngọn cờ bảo vệ nhân quyền.

Trong phạm vi luận văn, tác giả mới chỉ đề cập đến những vấn đề lý luận và thực tiễn, mối liên hệ giữa vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo trong luật quốc tế.

Kết quả của luận văn mới chỉ là những nghiên cứu bước đầu và tác giả vẫn chưa hài lòng với những gì mình làm được. Hy vọng tác giả sẽ còn cơ hội và điều kiện để nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt

1. Phạm Ngọc Anh (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Vũ Ngọc Bình (2000), Quyền con người trong quản lý tư pháp, NXB

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Vũ Ngọc Bình (2002), Sách bỏ túi về quyền con người, NXB Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

4. Vũ Ngọc Bình (2007), Giới thiệu Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền

trẻ em, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Bộ Tư pháp (2003), Cẩm nang các vấn đề liên quan đến đấu tranh về quyền con người, Hà Nội.

6. Bùi Ngọc Cường (2004), Một số vấn đề về Quyền tự do kinh doanh trong

pháp luật kinh tế hiện hành ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Nguyễn Đăng Dung (2004), Tính nhân bản của Hiến Pháp và bản tính của

các cơ quan nhà nước, NXB Tư pháp, Hà Nội

8. Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Luật Quốc tế, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội

9. Đại học Quốc gia Hà Nội (2009), Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước

và Pháp luật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

10.Đại học Quốc gia Hà Nội (2010), Quyền con người - Tập tài liệu chuyên đề của Liên hợp quốc, Nxb Nxb Công an nhân dân.

11.Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

12.Nguyễn Văn Động, Các quyền hiến định về chính trị của công dân Việt Nam, NXB Tư pháp, 2006

13.Nguyễn Văn Động, Các quyền hiến định về xã hội của công dân Việt Nam, NXB Tư pháp, 2004

14. Hiến chương Liên Hợp Quốc về quyền con người, 1945 15. Hiến pháp nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013

16. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Trung tâm Nghiên cứu quyền con người (1996), Một số vấn đề về quyền kinh tế và xã hội, Nxb Chính trị quốc gia.

17. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Trung tâm Nghiên cứu quyền con người (1996), Một số vấn đề về quyền dân sự và chính trị Nxb Chính trị quốc gia.

18. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Trung tâm Nghiên cứu quyền con người (1998), Các văn kiện quốc tế về quyền con người, Nxb Chính trị quốc gia.

19. Học viện quan hệ quốc tế (2005), Can thiệp nhân đạo trong chính sách đối ngoại của Mỹ, Nxb Thế giới.

20. Hội luật gia Việt Nam (2007), Pháp luật quốc gia và quốc tế về bảo vệ quyền của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

21. Hội luật gia Việt Nam (2007), Tập hợp các văn kiện pháp lý quốc tế cơ bản về quyền con người, NXB Tư pháp, 2007

22. Hội luật gia Việt Nam (2008), Bảo vệ quyền con người của các nhóm dễ

bị tổn thương, NXB Hồng Đức.

23. Phạm Văn Khánh, Góp phần tìm hiểu quyền con người, NXB Khoa học

xã hội, 2006

24. Tường Duy Kiên (2006), Quốc hội Việt Nam với việc bảo đảm quyền con

người, NXB Tư pháp.

25. Nguyễn Thị Kim Ngân (2012), Hoàn thiện cơ chế thực hiện điều ước quốc tế tại Việt Nam, luận văn tiến sỹ luật học

26. Nguyễn Thị Xuân Sơn (2006), Can thiệp nhân đạo trong luật quốc tế hiện

27. Trần Quang Tiệp (2004), Bảo vệ quyền con người trong luật hình sự, luật

tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Trí Thành, Các quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo trong luật quốc tế (Trang 84 - 95)