Tên chủ đề Nội dung
Nước với cây trồng
- Vai trò của nước với thực vật là gì?
- Cấu tạo hóa học và những đặc tính lí - hóa nào của nước giúp nó luôn được trao đổi thành dòng liên tục ở thực vật?. - Đặc điểm của rễ, thân, lá thích nghi với quá trình trao đổi nước?
- Động lực giúp dòng nước vận chuyển liên tục ngược chiều trọng lực trong cây là gì?
- Quá trình bốc (thoát) hơi nước ở lá diễn ra như thế nào? - Giải thích hiện tượng rỉ nhựa và ứ giọt?
Bước 3. Xác định các kiến thức các môn học tích hợp trong chủ đề Trình bày về nội dung kiến thức thuộc chương trình các môn học được dạy học tích hợp trong chủ đề; nêu rõ yêu cầu cần đạt; tên bài (tiết), thời lượng phân phối chương trình hiện hành và thời điểm dạy học theo chương trình hiện hành.
Bảng 2.4. Ví dụ kiến thức các môn học được tích hợp trong chủ đề “Nước với cây trồng”
Môn
học Lớp- chương Bài – Kiến thức
Vật Lý Lớp 10 nâng cao Chương 7: Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể
Bài 53: Chất lỏng. Hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng.
Mục 3: Hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng
Bài 54: Hiện tượng dính ướt và không dính ướt, hiện tượng mao dẫn
Bài 56: Sự hóa hơi và sự ngưng tụ Mục 1: Sự hóa hơi Hóa Học Lớp 10 nâng cao Chương 3: Liên kết hóa học
Bài 17: Liên kết cộng hóa trị
- Liên kết giữa H và O tạo phân tử nước là liên cộng hóa trị có cực. Các đặc tính của nước có ý nghĩa giúp cho nước trở thành chất có vai trò rất quan trọng với sự sống.
Sinh học Lớp 11 nâng cao Phần 4: Sinh học cơ thể Chương I. Chuyển hóa vật chất và năng lượng. A. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật.
Bài 1: Trao đổi nước ở thực vật.
Bài 2: Trao đổi nước ở thực vật (tiếp theo)
Bước 4. Xác định mục tiêu của chủ đề
Nguyên tắc xây dựng mục tiêu chủ đề tích hợp cũng tuân theo nguyên tắc chung đó là mục tiêu cần cụ thể và lượng hóa được.
- Về kiến thức: Trình bày về nội dung kiến thức mà học sinh sẽ học được thông qua chủ đề (chỉ trình bày những kiến thức sẽ được đánh giá).
- Về kĩ năng: Trình bày về những kĩ năng của học sinh được hình thành thông qua thực hiện các hoạt động học theo chủ đề (chỉ trình bày những kĩ năng sẽ được đánh giá). Sử dụng động từ hành động để ghi các loại kĩ năng và năng lực mà học sinh được phát triển qua thực hiện chủ đề.
- Về thái độ: Trình bày về những tác động của việc thực hiện các hoạt động học theo chủ đề đối với nhận thức, giá trị sống và định hướng hành vi của học sinh.
- Các năng lực chính hướng tới: Học sinh được học thông qua thực hành, sáng tạo và tạo ra sản phẩm học tập có ớ nghĩa cho bản thân; có thể thiết kế, xây dựng, sáng tạo ra một sản phẩm hoặc thực hiện một việc nào đó. Các năng lực đọc, viết, toán học, khoa học,… được phát triển trong việc tạo ra sản phẩm học tập.
- Sản phẩm dự kiến: Mô tả rõ sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành về nội dung và hình thức thể hiện (bài báo báo, bài trình chiếu, tập tranh ảnh, video, mô hình, vật thật, dụng cụ thí nghiệm, phần mềm,…); nêu rõ tên và yêu cầu của sản phẩm cùng với tiêu chí đánh giá sản phẩm.
Bước 5. Xác định thông tin trợ giúp giáo viên
- Ở bước này cần làm rõ: Chủ đề có nhựng hoạt động nào, từng hoạt động đó thực hiện vai trò gì trong việc đạt được mục tiêu bài học?
- Xác định các kiến thức cần đưa vào trong chủ đề, có thể thuộc một môn học hoặc nhiều môn khác nhau từ đó tìm kiếm nguồn thông tin để tìm hiểu về các kiến thức đó.
- Có thể phối hợp giáo viên của bộ môn có liên quan đến chủ đề cùng xây dựng nội dung nhằm đảm bảo tính chính xác khoa học và sự phong phú của chủ đề.