Đặc điểm, nội dung chương trình môn Sinh học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và tổ chức dạy học một số chủ đề tích hợp kiến thức khoa học tự nhiên ở trường THPT (Trang 35 - 40)

Chương trình Sinh học 10 bao gồm 3 phần:

- Phần 1. Giới thiệu chung về thế giới sống: Trình bày về các cấp độ tổ chức của thế giới sống; Hệ thống năm giới sinh vật theo quan điểm của Whittaker và Margulis; Sơ đồ phát sinh giới thực vật và động vật; Đa dạng của thế giới sinh vật.

- Phần 2. Sinh học Tế bào, gồm 4 chương: Tìm hiểu về cấu tạo tế bào (chương 1, chương 2), HS được tìm hiểu từ cấp độ nhỏ đến lớn: nguyên tử, phân tử, bào quan, tế bào. Khi tìm hiểu về chức năng của tế bào (chương 3, chương 4), HS được tìm hiểu theo logic nội dung: hoạt động chuyển hóa vật chất và năng lượng của tế bào là điều kiện cần thiết để tế bào lớn lên và thực hiện chức năng sinh sản.

- Phần 3. Sinh học Vi sinh vật, gồm 3 chương cung cấp cho HS những tri thức cơ bản về chuyển hoá vật chất và năng lượng ở vi sinh vật, sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật, cung cấp những kiến thức cơ bản về dạng sống chưa có tế bào nhưng sống được khi kí sinh trong tế bào - Virus. Đó là những kiến thức về kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật (quang dưỡng, hoá dưỡng), về chuyển hoá vật chất (hô hấp, lên men), về vi sinh vật quang hợp, về sự sinh trưởng, sinh sản của vi sinh vật, về vi rut và miễn dịch học. Nắm vững những kiến thức nói trên là cơ sở để giúp HS hiểu các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất các chủng vi sinh vật có ích, hiểu các biện pháp chăm sóc sức khoẻ, bảo vệ môi trường, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Chương trình Sinh học 11- phần 4, đề cập tới Sinh học cơ thể đa bào, gồm 4 chương:

Chương I. Chuyển hoá vật chất và năng lượng Chương II. Cảm ứng

Chương III. Sinh trưởng và phát triển Chương IV. Sinh sản

Trong mỗi chương đều tách làm 2 phần tương ứng với đối tượng thực vật và động vật. Chương trình trang bị cho HS những kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại và thực tiễn về cấp độ tổ chức cơ thể thực vật và động vật.

Khi đã hiểu được cơ sở khoa học của các quá trình sống trong cơ thể thực vật và động vật, học sinh sẽ giải thích được các hiện tượng có liên quan như tưới tiêu, bón phân hợp lí nhằm tăng năng suất cây trồng, các chế độ chiếu sáng, cung cấp ôxi, nhiệt độ, độ ẩm,... như thế nào để quang hợp và hô hấp diễn ra tốt nhất; nêu được một số ứng dụng của tập tính ở động vật trong đời sống; giải thích được những ứng dụng hoocmôn trong việc điều khiển, điều hoà sinh trưởng, phát triển,...

Chương trình Sinh học 12

Các phần chính trong chương trình sinh học 12 theo trật tự: Di truyền học

 Tiến hoá  Sinh thái học là phù hợp với logic nội dung. Những kiến thức di truyền học là cơ sở để nhận thức cơ chế tiến hoá, những kiến thức tiến hoá là nền tảng để giải thích các vấn đề của sinh thái học.

- Phần 5: Di truyền học Gồm 5 chương:

Chương 1. Cơ chế di truyền và biến dị:

Chương 2. Tính quy luật của hiện tượng di truyền Chương 3. Di truyền học quần thể

Chương 4. Ứng dụng di truyền học Chương 5. Di truyền học người

- Chương trình được xây dựng trên quan điểm hệ thống, đề cập đến các hiện tượng di truyền và biến dị không chỉ ở cấp độ quần thể mà giới thiệu từ cấp phân tử, tế bào và cơ thể theo quan điểm xem thế giới sống là hệ thống có tổ chức cao theo cấp bậc lệ thuộc, từ thấp đến cao như một thể thống nhất biện chứng trong nội bộ hệ, cũng như giữa hệ với môi trường.

- Chương trình kế thừa chương trình THCS, Sinh học tế bào, 1 số nội dung có tính chất ôn tập lại kiến thức nhưng chủ yếu là nâng cao, khái quát hoá, đi sâu vào các cơ chế tác động ở các cấp độ.

- Chương trình mang tính thực tiễn cao, phục vụ cho sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, y dược, bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên.

- Chương trình sắp xếp thống nhất cơ sở phân tử, tế bào, cơ thể, quần thể của di truyền và biến dị vào cùng một phần, đi sâu vào bản chất, cơ chế, quy luật chung.

- Phần 6: Tiến hóa

Chương trình đề cập tới các bằng chứng tiến hoá, nguyên nhân và cơ chế tiến hoá, sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất, cụ thể như sau:

- Cung cấp những bằng chứng gián tiếp về quá trình phát triển của sinh vật- bằng chứng giải phẫu so sánh, bằng chứng phôi sinh vật học so sánh, bằng chứng địa lí sinh vật học, bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử.

- Trình bày những luận điểm cơ bản trong học thuyết tiến hoá của Lamac, của Đacuyn, thuyết tiến hoá tổng hợp.

- Đề cập tới vai trò của các quá trình đột biến, quá trình giao phối, di nhập gen, tác động của chọn lọc tự nhiên, biến động di truyền, các cơ chế cách li đối với quá trình tiến hoá nhỏ: vai trò của các nhân tố đó đối với quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi và sự hình thành loài.

- Nêu lên sự phân li tính trạng và sự hình thành các nhóm phân loại nhằm làm sáng tỏ giới tự nhiên ngày nay là kết quả của một quá trình phát triển từ một nguồn gốc chung, tiến hoá theo chiều hướng đa dạng, phong phú, tổ chức cao, thích nghi hợp lí.

- Đề cập tới quá trình phát sinh, phát triển của sinh giới qua các đại địa chất- đó chính là tài liệu trực tiếp về quá trình phát triển của sinh vật (bằng chứng cổ sinh vật học), trong đó cung cấp tài liệu cho thấy loài người đã phát sinh từ vượn người hoá thạch trong những điều kiện lịch sử nhất định dưới tác dụng của các nhân tố sinh học và nhân tố xã hội. Sự xuất hiện xã hội loài người đánh dấu một bước phát triển mới về chất lượng trong quá trình phát triển của sự sống trên quả đất.

- Phần 7: Sinh thái học

Chương trình giới thiệu một cách tổng quát các mối quan hệ giữa các sinh vật với môi trường và các điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của sinh vật, thể hiện ở các cấp độ tổ chức khác nhau.

- Cơ thể với môi trường: Nghiên cứu mối quan hệ giữa cá thể sinh vật và môi trường sống nhằm đảm bảo sự cân bằng giữa hoạt động, cấu tạo của cơ thể

với môi trường để có thể tồn tại và phát triển - đó là hình thành đặc điểm thích nghi. Ngoài ra còn nghiên cứu quy luật tác động của những yếu tố môi trường đối với sinh vật và tác động của sinh vật đối với môi trường.

- Quần thể sinh vật: Nghiên cứu quy luật hình thành và phát triển của quần thể thông qua mối quan hệ giữa quần thể và môi trường sống trong những điều kiện cụ thể. Đó là mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể, giữa cấu trúc đực trưng của quần thể với lối sống, phương thức sử dụng nguồn sống, phương thức sinh sản, phát tán để có số lượng cá thể thích hợp, những dạng biến động số lượng nhất định qua tác động giữa quần thể và môi trường.

- Quần xã sinh vật: Nghiên cứu quy luật hình thành và phát triển quần xã qua mối quan hệ tương hỗ giữa những cá thể thuộc những loài khác nhau và giữa những nhóm cá thể khác nhau với môi trường, từ đó gây ra sự biến động của quần xã.

- Hệ sinh thái, sinh quyển, bảo vệ môi trường: Nghiên cứu một hệ thống hoàn chỉnh gồm quần xã và sinh cảnh của nó, trong đó có chứa đầy đủ nguồn sống để duy trì quần xã. Quần xã và sinh cảnh là hai thành phần của một khối thống nhất không thể tách rời tạo thành thể thống nhất tương đối ổn định và bền vững.

* Nhận xét :

Sau khi tìm hiểu nội dung chương trình ba môn Vật lí – Hóa học – Sinh học trong chương trình giáo dục trung học phổ thông hiện hành chúng ta có thể thấy được tính độc lập tương đối, nội dung thiết kế theo mạch kiến thức môn học trên nguyên tắc kiến thức được học trước là cơ sở của những kiến thức được học sau. Vì thế, một số nội dung kiến thức có liên quan đến nhiều môn học đều được đưa vào chương trình của các môn học đó gây ra sự chồng chéo, quá tải. Không những thế, thời điểm dạy học các kiến thức đó ở các môn học khác nhau là khác nhau, đôi khi thuật ngữ được dùng cũng khác nhau, gây khó khăn cho học sinh. Qua tìm hiểu chúng ta có thể thấy các kiến thức liên môn Vật lí – Hóa học – Sinh trong chương trình hiện hành rất nhiều chúng ta có thể thiết kế các chủ để giúp HS có thể hệ thống hóa kiến thức, giảm nhẹ việc học các kiến thức lặp lại, chồng chéo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và tổ chức dạy học một số chủ đề tích hợp kiến thức khoa học tự nhiên ở trường THPT (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)