2.6.1.1 Đặc điểm
- Đánh giá năng lực người học bao gồm việc đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ và các kĩ năng học tập, đo lường các khả năng tiềm ẩn của người học và xác định các năng lực sử dụng các kiến thức, kĩ năng, thái độ để thực hiện việc học đạt tới một chuẩn nào đó.
- Đánh giá năng lực người học dựa trên mô tả các sản phẩm đầu ra một cách cụ thể, rõ ràng, khách quan tới mức cả giáo viên, người học và các bên liên quan khác như các nhà quản lí, trung tâm đánh giá chất lượng có thể hình dung được một cách khách quan, chân thực, chính xác về những điều người học đạt được trong suốt quá trình học tập. Trên cơ sở đó thấy được mức độ tiến bộ của người học từ các sản phẩm học.
- Đánh giá người học theo tiếp cận năng lực là đánh giá theo chuẩn của từng sản phẩm đầu ra trong đó chủ yếu là việc vận dụng các kiến thức, kĩ năng để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ học tập đặt ra.
- Mức độ biểu hiện các sản phẩm tạo ra theo hướng phát triển năng lực người học phụ thuộc vào nhiều yếu tố: đối tượng nhận thức, phương pháp dạy học, trình độ tư duy, phương tiện, kĩ thuật hỗ trợ cho tư duy [17].
2.6.1.2. Quy cách đánh giá năng lực
Trong phạm vi luận văn chúng tôi tập trung đánh giá năng lực hợp tác và năng lực giải quyết vấn đề cho HS thông qua các hoạt động sau: (Nội dung chi tiết xin xem chương 3 của luận văn)
- Quan sát quá trình học tập của HS
- Lấy ý kiến nhận xét của GV giảng dạy trước TN ở các lớp được chọn TN - Đàm thoại trực tiếp với HS các lớp thực nghiệm
- Đánh giá các sản phẩm hoạt động dự án ở các chủ đề tích hợp.
- Thu thập số liệu, thống kê, đánh giá bằng bảng hỏi, bảng đánh giá đồng đẳng. (Nội dung các bảng xem tại mục “7. Gợi ý kiểm tra đánh giá” ở các chủ đề tại phụ lục 2, 3, phụ lục 4 và mục 2.4 chương 2)