Một số kĩ thuật dạy học tích cực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và tổ chức dạy học một số chủ đề tích hợp kiến thức khoa học tự nhiên ở trường THPT (Trang 76 - 77)

- Kĩ thuật khăn trải bàn: Là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm nhằm:

+ Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực

+ Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS + Phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS và HS

Cách tiến hành kĩ thuật: Chia thành các nhóm nhỏ từ 4 đến 6 HS. Mỗi nhóm sẽ có một tờ giấy A0 đặt trên bàn, như là một chiếc khăn trải bàn. Chia giấy A0

thành phần chính giữa và phần xung quanh, tiếp tục chia phần xung quanh thành 4 hoặc 6 phần ứng với số thành viên của nhóm. Mỗi thành viên sẽ suy nghĩ và viết các ý tưởng của mình về một vấn đề nào đó mà GV yêu cầu vào phần cạnh “khăn trải bàn” trước mặt mình. Sau đó thảo luận nhóm, tìm ra những ý tưởng chung và viết vào phần chính giữa “khăn trải bàn”.

- Kĩ thuật mảnh ghép: Là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vụ phức hợp và kích thích sự tham gia tích cực của HS.

Kĩ thuật này được thực hiện qua hai vòng gồm các nhóm chuyên gia (vòng 1) và nhóm hợp tác (vòng 2).

- Kĩ thuật KWL: Kĩ thuật này nhằm giúp người học liên hệ những kiến thức liên quan đến bài học, các kiến thức muốn biết và các kiến thức học được sau bài học.

- Kĩ thuật “3 lần 3”: Là kĩ thuật lấy thông tin phản hồi nhằm huy động sự tham gia tích cực của học sinh.

Khi học sinh được yêu cầu cho ý kiến phản hồi về một vấn đề nào đó, họ cần viết ra: 3 điều tốt, 3 điều chưa tốt, 3 đề nghị cải tiến. Sau khi thu thập ý kiến, giáo viên xử lí và tổ chức thảo luận về các ý kiến phản hồi.

- Kĩ thuật bản đồ tư duy: Là một cách trình bày rõ ràng những ý tưởng mang tính kế hoạch hay kết quả làm việc của cá nhân hay nhóm về một chủ đề bằng hình ảnh, màu sắc, các từ khóa và các đường dẫn.

- Kĩ thuật 5W1H: Là 6 từ dùng để hỏi trong tiếng anh: What (cái gì),Where (ở đâu), When (khi nào), Who (là ai), Why (tại sao), How (thế nào).

- Kĩ thuật thu, nhận thông tin phản hồi: Kĩ thuật này hỗ trợ giáo viên và học sinh thực hiện đánh giá quá trình trong suốt quá trình dạy học [14], [17].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và tổ chức dạy học một số chủ đề tích hợp kiến thức khoa học tự nhiên ở trường THPT (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)