Kế hoạch dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và tổ chức dạy học một số chủ đề tích hợp kiến thức khoa học tự nhiên ở trường THPT (Trang 53 - 82)

Thời gian Nội dung Hình thức tổ chức Dự kiến sản phẩm

- Giáo án: Thiết kế giáo án chi tiết cho các hoạt động của chủ đề.

Bước 7. Gợi ý kiểm tra, đánh giá

Sau khi tổ chức dạy học chủ đề, giáo viên cũng cần đánh giá các mặt như: - Tính phù hợp thực tế dạy học với thời lượng dự kiến.

- Mức độ đạt được mục tiêu học tập qua đánh giá các hoạt động học tập. - Sự hứng thú của học sinh với chủ đề thông qua quan sát và phỏng vấn. - Mức độ khả thi với điều kiện cơ sở vật chất.

- Đánh giá các sản phẩm hoạt động của học sinh thông qua bảng công cụ đánh giá

- Đánh giá năng lực thông qua quan sát quá trình, sản phẩm hoạt động, bảng hỏi, bảng kiểm, bảng đánh giá đồng đẳng.

- Đánh giá chất lượng dạy và học thông qua các bài kiểm tra.

Việc đánh giá tổng thể chủ đề giúp giáo viên điều chỉnh, bổ sung chủ đề cho phù hợp hơn. Mặt khác, đánh giá học sinh cho phép giáo viên có thể biết được mục tiêu dạy học đề ra có đạt được hay không. Mục tiêu dạy học có thể được thực hiện thông qua các hoạt động dạy học và thông qua các công cụ đánh giá.

2.4. Nội dung một số chủ đề tích hợp

Chủ đề: NƯỚC VỚI CÂY TRỒNG 1.Lí do chọn đề tài

Trong thực tế mọi hoạt động sống của thực vật chỉ có thể tiến hành khi có đầy đủ nước. Vai trò sinh lí của nước là hết sức to lớn cho nên cần phải thỏa mãn nhu cầu nước cho cây trồng để chúng tồn tại và phát triển bình thường cho năng suất cao và ổn định. Mọi sinh vật đều có nhu cầu nước, động vật có thể tìm đến nguồn nước vậy sinh vật không có khả năng di chuyển như thực vật sẽ lấy nước và trao đổi nước ra sao?

Chủ đề được xây dựng trên cơ sở tích hợp liên môn Sinh học, Vật lí, Hóa học tổ chức cho HS thông qua hoạt động của chủ đề sẽ giải thích được một số hiện tượng trong thực tiễn và vận dụng được cơ sở sinh lí của việc tưới nước hợp lí cho cây trồng, ứng dụng trong nông nghiệp.

2.Mục tiêu dạy học 2.1. Kiến thức

- Mô tả thí nghiệm và giải thích được về các hiện tượng sau: sự dính ướt và không dính ướt, hiện tượng căng bề mặt chất lỏng. Đưa ra một số hiện tượng căng bề mặt chất lỏng quan sát thấy trong cuộc sống.

- Giải thích được các hiện tượng sau: hiện tượng mao dẫn, hiện tượng hóa hơi của nước sau khi thoát ra từ khí khổng, hiện tượng rỉ nhựa và ứ giọt.

- Xác định được kiên kết giữa các nguyên tử trong phân tử nước và giữa các phân tử nước với nhau. Trình bày được các đặc tính của nước và ý nghĩa của chúng. - HS giải thích được đặc điểm phát triển, cấu tạo của hệ rễ, lá và thân cây thích nghi đảm bảo quá trình trao đổi nước liên tục.

- HS mô tả và giải thích được cơ chế hút nước ở rễ và vận chuyển nước ở thân.

- Trình bày những đặc điểm của quá trình thoát hơi nước ở lá và nêu ý nghĩa. - Vận dụng được các kiến thức vật lí - hóa học để giải thích cụ thể chi tiết về trao đổi nước ở thực vật ở những nội dung liên quan.

- Trình bày được đầy đủ những cơ sở kiến thức cần biết để làm cơ sở đề xuất giải pháp tưới tiêu hợp lí, phù hợp.

2.2. Kĩ năng

- Rèn luyện được một số kĩ năng học tập như: kỹ năng nghiên cứu và trình bày các vấn đề khoa học, phản biện, ra quyết định giải quyết vấn đề, kĩ năng tự học, kĩ năng làm việc hợp tác nhóm,…

- Hình thành và rèn luyện kĩ năng thuyết trình. - Rèn luyện kĩ năng thu thập và xử lí thông tin.

2.3. Thái độ

- Có ý thức thái độ tích cực cùng cộng đồng bảo vệ nguồn nước xung quanh, bảo vệ môi trường.

2.4. Năng lực

- Phát triển một số năng lực chung như: Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực tự học.

3.Nội dung chính được trình bày

Nước với cây trồng 1. Vai trò của nước

với thực vật 5. Tưới tiêu hợp lí nâng cao năng suất

2. Quá trình hấp thu nước ở rễ 3. Quá trình vận chuyển nước ở thân 4. Quá trình thoát hơi nước ở lá

4. Kiến thức các môn được tích hợp trong chủ đề Môn học Lớp- chương Bài – Kiến thức

Vật Lý Lớp 10 nâng cao Chương 7: Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể.

Bài 53: Chất lỏng. Hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng

Mục 3: Hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng. Bài 54: Hiện tượng dính ướt và không dính ướt, hiện tượng mao dẫn.

Bài 56: Sự hóa hơi và sự ngưng tụ. Mục 1: Sự hóa hơi

Hóa Học Lớp 10 nâng cao Chương 3: Liên kết hóa học

Bài 17: Liên kết cộng hóa trị

- Liên kết giữa H và O tạo phân tử nước là liên cộng hóa trị có cực. Các đặc tính của nước có ý nghĩa rất lớn, giúp cho nước trở thành chất có vai trò rất quan trọng với sự sống.

Sinh học Lớp 11 nâng cao Phần 4: Sinh học cơ thể Chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lượng A. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật

Bài 1: Trao đổi nước ở thực vật

Bài 2: Trao đổi nước ở thực vật (tiếp theo)

5. Thông tin trợ giúp giáo viên (Xem phần phụ lục 1)

6. Gợi ý hình thức tổ chức dạy học

6.1. Đối tượng dạy học: Chủ đề được GV tổ chức dạy học ở khối lớp 11.

Thời gian Nội dung Hình thức tổ chức Dự kiến sản phẩm Tuần 1

Tiết 1 HĐ 1: Vai trò của nước với cây trồng và giải pháp bảo vệ nguồn nước sạch.

- Thuyết trình - Kiến thức về vai trò của nước với thực vật và giải pháp bảo vệ nguồn nước.

HĐ 2: Trao đổi nước ở thực vật

- Thảo luận nhóm - Kế hoạch thực hiện dự án: tìm hiểu về quá trình hút nước của rễ, quá trình vận chuyển nước ở thân và thoát hơi nước ở lá.

Thời gian từ tuần 1 đến tuần 2 (chuẩn bị dự án) Dự án 1: Quá trình hấp thu nước ở rễ - Tự học - Thảo luận nhóm - Thiết kế, dụng cụ cho các thí nghiêm về hiện tượng dính ướt và không dính ướt, hiện tượng mao dẫn, thí nghiệm về sức căng bề mặt của nước.

- Bài báo cáo Dự án 2: Vận chuyển nước ở thân - Tự học - Thảo luận nhóm - Thiết kế, dụng cụ, tiến hành để đạt sản phẩm thí nghiệm Malpighi. - Bài báo cáo

Dự án 3: Thoát hơi nước ở lá

- Tự học

- Thảo luận nhóm

- Thiết kế, dụng cụ, sản phẩm của thí nghiệm chứng minh thoát hơi nước.

Tuần 2

Tiết 2 HĐ 1: Quá trình hấp thu nước ở rễ

- Dạy học dự án - Thuyết trình - Thảo luận nhóm

- Sản phẩm các thí nghiêm về hiện tượng dính ướt và không dính ướt, hiện tượng mao dẫn, thí nghiệm về sức căng bề mặt của nước. - Bài báo cáo power point HĐ 2: Vận chuyển nước ở thân - Dạy học dự án - Thuyết trình - Thảo luận nhóm - Sản phẩm thí nghiệm Malpighi.

- Bài báo cáo power point

HĐ 3: Thoát hơi nước ở lá

- Dạy học dự án - Thuyết trình - Thảo luận nhóm

- Bài báo cáo power point

- Sản phẩm thí nghiệm chứng minh thoát hơi nước.

Tiết 3 HĐ 1: Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến trao đổi nước.

- Thảo luận nhóm - Đáp án phiếu học tập

HĐ 2: Cơ sở khoa học và các giải pháp tưới tiêu hợp lí

- Thảo luận nhóm - Kiến thức về cơ sở khoa học và các giải pháp tưới tiêu hợp lí. HĐ 3: Kiểm tra, đánh giá - Tự đánh giá - GV đánh giá - Đánh giá đồng đẳng - Trả lời phỏng vấn - Đánh giá chất lượng dạy học. - Đánh giá năng lực học sinh (Kết quả đánh giá sản phẩm dự án, đánh giá qua các bảng công cụ).

6.3. Kế hoạch các dự án dạy học chủ đề 1: (Xin xem phần phụ lục 1)

6.4. Giáo án dạy học

Tiết 1:

“NƯỚC VỚI CÂY TRỒNG” I. Mục tiêu

- HS trình bày được vai trò của nước đối với thực vật và đưa ra được một số giải pháp bảo vệ nguồn nước xung quanh.

- Phân biệt được nước liên kết và nước tự do tồn tại trong cây.

- Giáo viên xây dựng chủ đề, định hướng và hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Giáo viên tạo được sự hứng thú để học sinh thực hiện nhiệm vụ.

- Học sinh trình bày được ý tưởng giải quyết tình huống.

- Học sinh xác định được công việc phải thực hiện.

II. Thời lượng dự kiến: 1 tiết

III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

Phương pháp: - Vấn đáp và thuyết trình.

- Dạy học dự án. Kĩ thuật: - Kĩ thuật động não.

- Kĩ thuật mảnh ghép

IV. Phương tiện dạy học - Máy chiếu, video.

- Phiếu đánh giá.

V. Tiến trình tổ chức hoạt động

Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của nước với thực vật (19 phút)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

-Đặt vấn đề:

Từ một hạt cải bắp phát triển thành một cây rau thương phẩm cần 25 lít nước; lúa cần 4.500 lit nước để cho ra 1 kg hạt. Đối với nhiều loại cây trồng thì: nhất nước, nhì phân…

GV: Nước tồn tại trong cây ở những dạng nào và có vai trò gì đối với thực vật?

HS hoạt động nhóm theo bàn hoàn thành bảng sau:

Đặc điểm Vai trò

Nước tự do Nước liên kết

Hình 1: Cạn kiệt nguồn nước và nỗi lo của người nông dân

GV: Mỗi cây có một nhu cầu nước nhất định, hãy lấy ví dụ về nhu cầu nước của một số loại cây mà em biết?

GV: Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của nước đối với mọi sinh vật, thiếu nước và nước ô nhiễm đã và đang xảy ra ngày càng nhiều và ngày càng nghiêm trọng. Vậy chúng ta phải làm gì để bảo vệ nguồn nước cho nhân loại, cho cây trồng cũng chính là nguồn lợi cho con người?

Gọi một vài học sinh, mỗi em phải đưa ra một ý kiến không trùng nhau.

Giáo viên tổng hợp ý kiến lên bảng.

- Suy nghĩ, đưa ra ý kiến hoàn thành bài tập nhóm

Đặt vấn đề cho dự án:

-Xem video: Sự trao đổi nước trong thân cây cây https://www.youtube.com/watch?v=DpFU- NkKUqg

+Nêu câu hỏi: Trao đổi nước diễn ra trong suốt quá trình sống của thực vật, bao gồm 3 quá trình đó là những quá trình nào?

HS: Trả lời

Giáo viên tổng hợp ý kiến lên bảng.

Nội dung

Khái quát chung về quá trình trao đổi nước ở thực vật:

- Trao đổi nước ở TV bao gồm 3 quá trình: + Hấp thụ nước

+ Vận chuyển nước + Thoát hơi nước

- Các quá trình này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo nên trạng thái cân bằng nước cần thiết cho sự sống của TV.

1. Các dạng nước trong cây và vai trò của nó

- Nước trong cây tồn tại ở hai dạng chính: nước tự do và nước liên kết.

Đặc điểm Vai trò

Nước tự do Dạng nước chứa trong: + Các thành phần của tế bào + Các khoảng gian bào + Các mạch dẫn…

Vẫn giữ được tính chất lý, hóa, sinh học bình thường của nước. Không liên kết với các thành phần khác

+ Làm dung môi + Điều hòa nhiệt

+ Tham gia một số quá trình TĐC + Đảm bảo độ nhớt của chất nguyên sinh + Giúp QT TĐC diễn ra bình thường Nước liên kết + Liên kết với các phần tử khác trong tế bào. + Mất các đặc tính lý, hóa, sinh học của nước. Đảm bảo độ bền vững của hệ thống keo trong chất nguyên sinh của tế bào.

2. Nhu cầu nước đối với thực vật

- Tất cả thực vật đều cần một lượng nước rất lớn trong suốt đời sống của chúng.

3. Một số giải pháp bảo vệ nguồn nước xung quanh

- Tuyên truyền mọi người bảo vệ và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn nước. - Không vứt rác bừa bãi ở những mương nước, đất,...

- Thường xuyên tổ chức khơi thông cống rãnh.

Hoạt động 2: Trao đổi nước ở thực vật (20 phút)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS

- Xây dựng kế hoạch dự án, cho học sinh lựa chọn dự án, lớp chia thành 3 nhóm.

- Đưa ra các tình huống khác nhau của dự án (5 phút)

- Giáo viên phát phiếu thông tin nhóm tiêu chí đánh giá sản phẩm và tiêu chí đánh giá quá trình hoạt động nhóm.

- Yêu cầu các nhóm hoạt động và đề ra kế hoạch thực hiện để giải quyết nhiệm vụ (10 phút)

+ Quan sát và giúp HS lập kế hoạch.

- Giáo viên định hướng và bổ sung kế hoạch.

- Lựa chọn tình huống theo sở thích để giải quyết.

- Tự chia 3 nhóm tương ứng. + Bầu nhóm trưởng, thư kí. - Hoạt động nhóm

+ Lập kế hoạch thực hiện. + Phân công nhiệm vụ, dự tính kết quả đạt được.

- Các nhóm trình bày kế hoạch.

Kết quả:

Kế hoạch hoạt động nhóm 1

Tên dự án: Quá trình hấp thu nước ở thực vật Tên nhóm trưởng:

Tên thư kí:

Tên thành

viên

Nhiệm vụ Phương tiện

Thời gian hoàn thành Sản phẩm dự kiến

Tìm hiểu hoạt động sinh trưởng của bộ rễ, đặc điểm bộ rễ phù hợp

SGK, máy tính nối mạng

1 tuần Bài viết, hình ảnh

với hấp thu nước. Trình bày con đường hấp thu nước ở rễ.

Trình bày cơ chế dòng nước một chiều từ rễ lên thân và lá.

Giải thích hiện tượng ứ giọt, rỉ nhựa.

SGK, máy tính nối mạng

1 tuần Bài viết, hình ảnh.

Thiết kế, thực hiện thí nghiệm và giải thích về hiện tượng căng bề mặt chất lỏng. Lấy ví dụ ngoài thực tiễn.

SGK, máy tính nối mạng

1 tuần Bài viết, sản phẩm thí ngiệm Thiết kế, thực hiện thí nghiệm

(nếu không đủ dụng cụ có thể sưu tầm video, hình ảnh thay cho thí nghiệm, hoặc nhờ GV cung cấp) và giải thích về hiện tượng dính ướt, không dính ướt và hiện tượng mao dẫn.

Máy tính 1 tuần Bài viết, sản phẩm thí

nghiệm

Các con đường hấp thụ nước ở rễ SGK, máy tính nối mạng

1 tuần Bài viết, hình ảnh

Cả nhóm

- Tìm ra nguyên nhân, đưa ra lời khuyên cho bạn Minh.

-Trả lời câu hỏi phần gợi ý thực hiện dự án:

Trình bày nghĩa của hiện tượng căng bề mặt chất lỏng, hiện tượng dính ướt, không dính ướt và hiện tượng mao dẫn trong trao đổi nước ở cây?

Máy tính có nối mạng, SGK

1 tuần Bài viết, hình ảnh

Sảm phẩm dự kiến: Kết quả thí nghiệm, hình ảnh và bài thuyết trình powerpoint.

Kế hoạch hoạt động nhóm 2

Tên dự án: Quá trình hấp vận chuyển nước ở thân Tên nhóm trưởng:

Tên thư kí:

Tên thành

viên

Nhiệm vụ Phương tiện

Thời gian hoàn thành Sản phẩm dự kiến

Thực hiện thí nghiệm của Malpighi, mô tả thí nghiệm và giả thích kết quả thí nghiệm.

SGK, máy tính nối mạng

1 tuần Bài viết, sản phẩm thí nghiệm Lập bảng so sánh dòng mạch gỗ và dòng mạch dây. SGK, máy tính nối mạng

1 tuần Bài viết, hình ảnh. Tìm hiểu về các liên kết trong

nước. Đặc tính vật lí – hóa học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và tổ chức dạy học một số chủ đề tích hợp kiến thức khoa học tự nhiên ở trường THPT (Trang 53 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)