Bảng đánh giá thí nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và tổ chức dạy học một số chủ đề tích hợp kiến thức khoa học tự nhiên ở trường THPT (Trang 90 - 92)

Bảng công cụ đánh giá thí nghiệm

Tiêu chí Mức độ SL

nhóm

Tỉ lệ (%)

M1: Thiết kế được thí nghiệm, chuẩn bị dụng cụ đầy đủ, tiến hành thí nghiệm không ra kết quả.

1. Tiến hành thí nghiệm.

M2: Thiết kế được thí nghiệm, chuẩn bị dụng cụ đầy đủ, chưa nghiên cứu kĩ thí nghiệm cần sự hỗ trợ của giáo viên, thí nghiệm có kết quả.

8 44,4

M3: Thiết kế được thí nghiệm, chuẩn bị dụng cụ đầy đủ, tiến hành thí nghiệm độc lập. Kết quả tốt.

10 55,6 2. Thí

nghiệm an toàn.

M1: Dụng cụ thí nghiệm sắp xếp không khoa học, gọn gàng, có thể gây mất an toàn. 5 27,8 M2: Dụng cụ thí nghiệm sắp xếp khoa học, gọn gàng và sạch sẽ, an toàn. 13 72,2 3. Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng thí nghiệm và rút ra kết luận.

M1: Tập trung quan sát, đã mô tả được hiện tượng thí nghiệm.

2 11,2 M2: Tập trung quan sát, mô tả và giải thích được

hiện tượng

8 44,4 M3: Tập trung quan sát, mô tả, giải thích được

hiện tượng và đưa ra được kết luận

8 44,4

4. Vận dụng thí nghiệm.

M1: Sử dụng thí nghiệm để ghi nhớ được kiến thức.

10 55,6 M2: Sử dụng thí nghiệm để ghi nhớ được kiến

thức và giải thích một số hiện tượng trong cuộc sống.

8 44,4

Từ số liệu bảng 3.8 có thể thấy hầu hết các nhóm đều có sự chuẩn bị tốt khi được giao dự án có nội dung thực hành thí nghiệm. Tất cả các thí nghiệm đều có kết quả, 72,2% các nhóm đảm bảo được an toàn và sắp xếp khoa học khi tiến hành thí nghiệm. Sau thí nghiệm có 88,8 % các nhóm mô tả và giải thích được thí nghiệm trong đó 44,4 % đưa ra được kết luận.

Đạt được hiệu quả thí nghiệm như vậy tức là HS đã có được năng lực giải quyết vấn đề. Khi xuất hiện vấn đề thực hành thí nghiệm trong dự án được giao

HS đã phân tích và đặt ra câu hỏi về thí nghiệm trên cơ sở các câu hỏi đặt ra HS thu thập và làm rõ thông tin liên quan đến thí nghiệm được giao. Từ nhiều nguồn thông tin, HS đã biết lựa chọn cách thức phù hợp để tiến hành thí nghiệm và những kiến thức liên quan phục vụ cho giải thích hiện tượng thí nghiệm, đưa ra kết luận và vận dụng thí nghiêm.

Như vậy quá trình từ nghiên cứu về thí nghiệm đến tiến hành thành công thí nghiệm đã giúp HS hình thành và phát triển được năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

* Phân tích sản phẩm bài trình chiếu power point - Chủ đề 1: Nước với cây trồng

Chủ đề được thiết kế và giảng dạy tại 6 lớp TN; trong nội dụng chủ đề có 3 dự án cần chia nhóm thực hiện. Như vậy sau khi thực hiện chủ đề có tổng cộng 18 sản phẩm dự án cần đánh giá.

- Chủ đề 2: An toàn thực phẩm, vấn đề xã hội cần được giải quyết

Chủ đề được thiết kế và giảng dạy với 5dự án nhưng có 6 sản phẩm cần đánh giá. Sau khi được thực nghiệm tại 6 lớp đã chọn thì cần phải đánh giá các kết quả sau: 6 dự án đóng vai GV của trung tâm; 6 dự án nhà khảo sát thực tiễn; 6 dự án nhà sinh học; 6 dự án nhà hóa học; 6 dự án nhận viên đoàn điều tra vệ sinh ATTP; 6 sản phẩm hỉnh ảnh và video của nhóm nhà khảo sát. Tổng cộng có 36 dự án được đánh giá.

- Chủ đề 3: Oxi và môi trường không khí trong lành

Chủ đề được thiết kế và giảng dạy tại 6 lớp TN; trong nội dụng chủ đề có 3 dự án cần chia nhóm thực hiện. Như vậy sau khi thực hiện chủ đề có tổng cộng 18 sản phẩm dự án cần đánh giá.

Các sản phẩm được đánh giá theo bảng công cụ đáng giá (xem phần 7. Gợi ý kiểm tra đánh giá” ở các chủ đề, phụ lục 2,3 và chủ đề tại mục 2.4 chương 2)

các bảng đánh giá đều có 3 tiêu chí đánh giá giống nhau nên có thể tổng hợp kết quả đánh giá của 3 chủ đề thực nghiệm trong bảng sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và tổ chức dạy học một số chủ đề tích hợp kiến thức khoa học tự nhiên ở trường THPT (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)