tích hợp
tích hợp lực học sinh trong dạy học ở các trường phổ thông như: Dạy học dự án; Dạy học giải quyết vấn đề; Dạy học tìm tòi, khám phá; Phương pháp bàn tay nặn bột; Dạy học bằng bài tập tình huống.
- Dạy học dự án là một phương pháp dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực tiễn. Nhiệm vụ này được thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều khiển đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Kết quả dự án là những sản phẩm có thể trình bày, giới thiệu.
Thông qua việc thực hiện dự án học tập, học sinh sẽ hình thành và phát triển được nhiều năng lực tương ứng như: Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông.
Ngoài ra, dạy học dự án còn góp phần hình thành các năng lực đặc thù môn học như: năng lực nghiên cứu khoa học, năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn, năng lực thực địa, năng lực thực nghiệm,...
- Dạy học giải quyết vấn đề là một quan điểm dạy học mà bản chất của nó là đặt ra trước học sinh một hệ thống các vấn đề nhận thức có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết, chuyển học sinh vào tình huống có vấn đề, kích thích học sinh tự giác, có nhu cầu mong muốn giải quyết vấn đề, kích thích hoạt động tư duy tích cực của học sinh trong quá trình giải quyết vấn đề, tức là