Về thành tựu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân và tình hình thực hiện trên địa bàn thành phố đà nẵng 07 (Trang 36 - 38)

2.1. Khái quát chung tình hình về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

2.1.1. Về thành tựu

+ Thông qua HGVLĐ:

Qua quá trình thu thập số liệu tại Liên đoàn lao động thành phố, Sở Lao động - Thương binh và xã hội, Sở Kế hoạch đầu tư, Tòa án nhân dân thành phố, Cục thi hành án dân sự thành phố và các cơ quan chức năng có nhiệm vụ quản lý về lao động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng cho thấy tình hình GQTCLĐ cá nhân tại Hội đồng hòa giải lao động cơ sở (theo BLLĐSĐ năm 2006) và HGVLĐ đã hòa giải được như sau:

- Năm 2010 HGVLĐ thụ lý và tiến hành các thủ tục hòa giải 35 vụ trong đó có 24 vụ hòa giải thành và 11 vụ hòa giải không thành.

- Năm 2011 HGVLĐ thụ lý và tiến hành các thủ tục hòa giải 51 vụ trong đó hòa giải thành 37 vụ, hòa giải không thành 14 vụ.

- Năm 2012 HGVLĐ thụ lý 97 vụ việc TCLĐ cá nhân trong đó hòa giải thành 65 vụ và hòa gải không thành 32 vụ.

- Năm 2013 đến nay là năm bắt đầu áp dụng BLLĐ năm 2012, HGVLĐ thụ lý 105 vụ việc TCLĐ và đã hòa giải thành 76 vụ, số còn lại là hòa giải không thành [9, tr.20-21]

Đây là kết quả rất đáng mừng của HGVLĐ vì nó góp phần hàn gắn, củng cố và duy trì mối quan hệ lao động giữa các bên trong quá trình tranh chấp, giảm bớt gánh nặng cho việc giải quyết tại Tòa án, bảo vệ quyền và lợi

kinh tế, duy trì trật tự an toàn trong các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Tuy nhiên qua khảo sát thực tế của tác giả thì số lượng các TCLĐ cá nhân diễn ra tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thực tế là khá nhiều nhưng số lượng các TCLĐ cá nhân được yêu cầu hòa giải thông qua HGVLĐ là không nhiều, dù các vụ việc có tăng theo hàng năm nhưng chưa phản ánh được thực tế phát sinh tranh chấp. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này một phần là do tại một số doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp nhà nước và một số doanh nghiệp lớn đã chủ động quan tâm và thành lập tổ chức công đoàn, Hội đồng hòa giải cơ sở ở doanh nghiệp nên khi có các TCLĐ xảy ra thì một số các tranh chấp này đã được Hội đồng hòa giải cơ sở giải quyết. Mặt khác do tâm lý NLĐ còn cảm thấy xa lạ với cơ quan với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, còn NSDLĐ thì mang nặng tính thành tích của các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động, sản xuất kinh doanh nên không muốn tiến hành hòa giải thông qua HGVLĐ.

+ Thông qua Tòa án:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 200 và khoản 1, 4 Điều 201 BLLĐ năm 2012, Tòa án giải quyết các TCLĐ cá nhân mà HGVLĐ hòa giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều 201 BLLĐ mà HGVLĐ không tiến hành hòa giải hoặc các trường hợp theo quy định tại khoản 1 Điều 201. Xác định đúng thẩm quyền trong việc GQTCLĐ cá nhân trong những năm qua, công tác giải quyết các TCLĐ cá nhân tại thành phố Đà Nẵng đã được qua tâm đúng mức và đã đạt được kết quả như sau:

Theo báo cáo số liệu thống kê của tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng, trong thời gian qua tình hình các TCLĐ cá nhân được tòa án thụ lý và tiến

hành giải quyết cụ thể qua các năm diễn ra như sau:

- Năm 2010 Tòa án thụ lý và tiến hành giải quyết 6 vụ trong đó có 4 vụ hòa giải thành và 2 vụ phải đưa ra xét xử.

- Năm 2011 Tòa án thụ lý và tiến hành giải quyết 11 vụ trong đó hòa giải thành 6 vụ và 5 vụ phải đưa ra xét xử.

- Năm 2012 Tòa án thụ lý và tiến hành giải quyết 25 vụ trong đó hòa giải thành 15 vụ và 10 vụ phải đưa ra xét xử.

- Năm 2013 đến nay là năm bắt đầu áp dụng BLLĐ năm 2012, Tòa án thụ lý và tiến hành giải quyết 29 vụ trong đó hòa giải thành 17 vụ và 12 vụ phải đưa ra xét xử [21, tr.3-7].

Kết quả trên cho thấy, nhận thức được tính chất cũng như tầm quan trọng trong công tác hòa giải, do đó tất cả các TCLĐ cá nhân sau khi được Tòa án thụ lý giải quyết đều triển khai công tác tổ chức hòa giải một cách nghiêm túc, theo đúng trình tự, thủ tục luật định. Đội ngũ thẩm phán được phân công làm công tác hòa giải có kỹ năng cũng như phương pháp hòa giải tốt, thêm vào đó là thiện chí của các bên trong tranh chấp ngày càng được ý thức hơn trong hoạt động hòa giải tại Tòa. Vì vậy các TCLĐ cá nhân sau khi được Tòa án thụ lý đã hòa giải thành công lên đến hơn 60%. Với tỷ lệ hòa giải thành công khá như vậy nên dung hòa được lợi ích của các bên tranh chấp đồng thời ý chí, quyền tự quyết của các bên cũng được đảm bảo, tránh được việc phải tiến hành các thủ tục giải quyết tiếp theo tại Tòa án vốn tốn rất nhiều thời gian và kinh phí.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân và tình hình thực hiện trên địa bàn thành phố đà nẵng 07 (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)