2.3. Thực tiễn giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại các doanh nghiệp
2.3.3. Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Hiện nay trên địa bàn Đà Nẵng có hàng chục ngàn doanh nghiệp vừa và nhỏ. Loại hình doanh nghiệp chủ yếu là công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty cổ phần và doanh nghiệp tư nhân giải quyết việc làm cho hàng trăm ngàn lao động và hàng năm đóng góp trên 50% nguồn thu cho ngân sách của thành phố.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đa phần hình thành từ mối quan hệ quen biết với nhau giữa các thành viên hoặc từ các thành viên trong gia đình. Quy mô và tiềm lực còn nhiều hạn chế. Do đó trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế như hiện nay đã có hàng ngàn doanh nghiệp bị phá sản, tạm dừng hoạt động hoặc từ bỏ hoạt động mà không cần khai báo… Đây là loại hình doanh nghiệp có khá nhiều TCLĐ cá nhân xảy ra chiếm trên 75% tổng số TCLĐ cá nhân trên thành phố. Các TCLĐ cá nhân chủ yếu trong doanh nhiệp này thường là các tranh chấp về tiền lương, bảo hiểm và việc làm.
Thời gian qua tình hình TCLĐ cá nhân trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Đà Nẵng theo thống kê có chiều hướng gia tăng về mặt số lượng lẫn quy mô tranh chấp. Số vụ TCLĐ cá nhân tại các doanh nghiệp này hầu như không qua thủ tục hòa giải của HGVLĐ mà thường được giải quyết qua thỏa thuận tại Tòa án hoặc NLĐ tự ý bỏ việc. Một số TCLĐ cá nhân trước ngày 01/01/2013 còn được tiến hành giải quyết tại HĐHGLĐCS, nhưng tỷ lệ tranh chấp được đem ra hòa giải và hòa giải thành công là chưa cao so với yêu cầu thực tiễn đề ra, tuy nhiên đã góp phần tích cực trong việc hàn gắn quan hệ lao động, duy trì trật tự an toàn xã hội. Trên thực tế các TCLĐ cá nhân xảy ra nhiều hơn nhiều so với báo cáo thông kê của Liên đoàn lao động thành phố. Lý giải cho vấn đề trên Sở lao động thương binh xã hội và Liên đoàn lao động thành phố cho biết: Trong rất nhiều trường hợp do tâm lý sợ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến uy tín, thành tích hoạt động nên một số doanh nghiệp đã cố tình bưng bít thông tin hoặc nỗ lực bằng các biện pháp kinh tế, áp lực về gia đình, huyết thống để làm ổn thỏa các TCLĐ này. Còn NLĐ thì trình độ hiểu biết pháp luật lao động chưa cao hoặc không biết gì về việc giải quyết tranh chấp, lại chịu sự phụ thuộc rất lớn về việc làm, tiền lương của NSDLĐ nên chấp nhận thiệt thòi, không công khai đấu tranh do vậy việc cung cấp thông tin, báo cáo số lượng các TCLĐ cá
nhân trong các doanh nghiệp trong nhiều trường hợp là không chính xác so với tình hình thực tiễn.
Ngoài ra cũng có một thực tế là, ở một số các doanh nghiệp có quy mô lao động tương đối thì có sự tồn tại của Ban chấp hành công đoàn hay ban chấp hành công đoàn lâm thời đã chủ động thành lập HĐHGLĐCS, còn hầu hết các doanh nghiệp nhỏ thì hình như không có xuất hiện của tổ chức công đoàn. Dù có tổ chức công đoàn, HĐHGLĐCS nhưng trên thực tế thời gian qua hoạt động không mấy hiệu quả. Cán bộ công đoàn tham gia vào HĐHGLĐCS cũng chỉ là NLĐ trong các doanh nghiệp, không nắm vững các quy định về pháp luật lao động, năng lực đối thoại yếu, hơn nữa họ lại bị phụ thuộc vào NSDLĐ về việc làm, tiền lương, tiền thưởng … nên hiệu quả của việc GQTCLĐ cá nhân bị hạn chế rất nhiều. Đây cũng là tình hình chung trong việc thành lập công đoàn và cán bộ công đoàn làm công tác hòa giải TCLĐ cá nhân trong các doanh nghiệp trong phạm vi cả nước. Trước tình hình đó BLLĐ năm 2012 đã có sự thay đổi kịp thời nhằm chuyên nghiệp hóa đội ngũ làm công tác hòa giải. Việc hòa giải từ ngày 01/01/2013 chỉ còn là việc của HGVLĐ và Tòa án.
Với việc tỷ lệ tổ chức công đoàn còn quá ít trong hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (chỉ có khoảng 3% doanh nghiệp loại này có tổ chức công đoàn) nên việc thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp trong việc thực hiện chế độ chính sách, pháp luật về lao động, công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và chế độ chính sách pháp luật khác có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của NLĐ; điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (khoản 1 Điều 14 Luật Công đoàn năm 1012) còn rất hạn chế. Khi có tranh chấp xảy ra tại các doanh nghiệp này không có tổ chức nào đứng ra đại diện cho NLĐ hoặc NSDLĐ nên việc xử lý các tranh chấp hầu như không qua thủ tục hòa giải của HGVLĐ mà thường được giải
quyết qua thỏa thuận tại Tòa án điển hình như vụ việc tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Nhà Trường Đà Nẵng, Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh Thương mại Bảo Anh khi xảy ra TCLĐ cá nhân về tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội NLĐ và NSDLĐ đã không thể thỏa thuận được với nhau và không có cơ quan tổ chức nào đứng ra làm trung gian hòa giải nên việc hòa giải là không có giữa NSDLĐ và NLĐ cho đến khi có sự giải thích, hòa giải của thẩm phán thì việc hòa giải nhanh chóng hoàn thành và được thực hiện. Trong hai vụ việc này đã xảy ra đến 16 tranh chấp tương tự. Việc không có hoặc chưa có tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp là một thiệt thòi cho NLĐ và cho cả NSDLĐ vì khi xảy ra TCLĐ cá nhân sẽ không có tổ chức đại diện hỗ trợ GQTCLĐ, đối thoại hợp tác với NLĐ, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại các doanh nghiệp.
Trong loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay có không ít doanh nghiệp chỉ sử dụng người nhà, bà con thân thiết làm việc nên khi có TCLĐ xảy ra NLĐ thường hay tự ý bỏ việc hoặc cam chịu những điều kiện làm việc không đạt yêu cầu như thỏa thuận được tuyển dụng mà vẫn phải cật lực làm việc vì không biết được quyền lợi của mình bị xâm phạm hay bị gây thiệt hại. Tình trạng bỏ việc trên hầu như xảy ra khá phổ biến bởi đây là phương pháp an toàn cho cả NLĐ và NSDLĐ vì uy tín, huyết thống và tình nghĩa… TCLĐCN trong loại doanh nghiệp này xảy ra đối với những vụ việc thường phát sinh từ mâu thuẫn nội bộ gia đình, họ tộc nên trong quá trình GQTCLĐ trong doanh nghiệp dạng này, việc hòa giải của HGVLĐ thường không đạt yêu cầu, vì các TCLĐ đã mâu thuẩn đến đỉnh điểm, phải yêu cầu tòa án giải quyết.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ là loại hình doanh nghiệp dễ thành lập vì các điều kiện để thành lập một doanh nghiệp theo pháp luật hiện nay khá đơn giản và dễ dàng. Việc doanh nghiệp tự ý nghỉ kinh doanh, tạm dừng hoạt động hay việc chuyển dịch tài sản doanh nghiệp thành tài sản cá nhân diễn ra khá phổ
biến mà pháp luật hiện nay chưa có biện pháp giải quyết dứt điểm [17, tr.3]. Đây có thể nói là một trong những khuyết điểm làm xấu đi hình ảnh nền kinh tế. Từ đó dẫn đến tình trạng doanh nghiệp thì nợ lương, nợ bảo hiểm, nợ thuế hay các khoản nợ khác… Nhiều doanh nghiệp còn hoạt động theo cách lừa đảo như khi mới đi vào hoạt động thì rất đoàng hoàng, thanh toán đầy đủ các khoản cho NLĐ, sau vài năm kinh doanh dù không bị thua lỗ nhưng doanh nghiệp tự ý bỏ kinh doanh sau đã chiếm dụng được tiền từ nhà đầu tư, tiền thuế, tiền lương của NLĐ, tiền bảo hiểm xã hội điển hình như công ty điện tử Nam An, Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh Thương mại Việt Mỹ… điều này gây rất nhiều khó khăn cho các cơ quan thực hiện pháp luật. Theo thống kê của Cục thi hành án dân sự thành phố Đà Nẵng thì việc thi hành án đối với những vụ việc thuộc TCLĐ đối với loại doanh nghiệp này đa phần là trả đơn vì qua xác minh tình trạng tài sản của các doanh nghiệp đều không có điều kiện thi hành, nhiều doanh nghiệp đã bỏ trốn, tự ý bỏ hoạt động kinh doanh không biết khi nào mới hoạt động trở lại.
Trong quá trình xét xử thì đa phần là không thể thông qua hòa giải vì không thể triệu tập được chủ doanh nghiệp, đại diện của NSDLĐ. Trước tình trạng đó, Tòa án và các cơ quan thi hành án tốn rất nhiều thời gian trong việc giải quyết vụ việc này nhưng không có hiệu quả vì tuy bản án đã có hiệu lực nhưng không thể thi hành và cứ để thế không biết khi nào mới thực hiện được. NLĐ nhiều khi đã thắng kiện rồi, doanh nghiệp thấy còn tài sản đó nhưng nhiều khi vẫn không xử lý được vì tài sản đã được cầm cố, thế chấp cho ngân hàng. Đây là tình trạng khá phổ biến trong thời buổi kinh tế hiện nay. Để giải quyết dứt điểm tình trạng này chỉ có duy nhất là rà soát lại toàn bộ hệ thống pháp luật hiện hành, có biện pháp sửa đổi bổ sung hợp lý thì may ra trong thời gian đến mới hạn chế TCLĐ và giải quyết dứt điểm được TCLĐ nhất là TCLĐ cá nhân.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Thành phố Đà Nẵng là một trong những trung tâm kinh tế - chính trị xã hội tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên, có lịch sử phát triển lâu đời, là nơi hội tụ của những điều kiện thuận lợi từ vị trí địa lý, thiên nhiên cũng như sự dồi dào về nguồn nhân lực con người. Trong những năm qua, nhờ những chủ trương và chính sách phát triển đúng đắn, thành phố Đà Nẵng đã có những bước phát triển vượt bậc, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Hệ quả của sự phát triển này đã dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng từ quy mô đến số lượng của tất cả các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.
Cùng sự phát triển này dẫn đến một tất yếu khách quan không thể tránh khỏi đó là các TCLĐ nói chung cũng như TCLĐ cá nhân nói riêng diễn ra với số lượng ngày càng nhiều, tính chất ngày một phức tạp đã và đang đặt ra những thử thách lớn đối với các cơ quan nhà nước quản lý về lao động, các tổ chức, cá nhân và cơ quan chịu trách nhiệm giải quyết các tranh chấp này cũng như bản thân NLĐ và NSDLĐ.
Trên thực tế hoạt động GQTCLĐ cá nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thời gian qua về cơ bản đã được thực hiện đúng với tinh thần quy định trong BLLĐSĐBS 2012, BLTTDS 2004 đã và đang đạt được một số thành tựu đáng kể như: Việc giải quyết diễn ra kịp thời, nhanh chóng, khách quan, tuân thủ trình tự, thủ tục pháp luật. Tuy nhiên vì nhiều nguyên nhân và lý do khác nhau nên trong quá trình giải quyết các TCLĐ cá nhân vẫn còn nhiều tồn tại và vướng mắc cần được nghiên cứu và khắc phục trong thời gian sắp tới nhằm góp phần nâng cao hiệu quả đối với quá trình GQTCLĐ cá nhân trong các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Chƣơng 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN VÀ KIẾN NGHỊ TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
3.1. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
Xuất phát từ yêu cầu thực tế của các TCLĐ đang diễn ra và xu hướng phát triển các thành phần kinh tế, mâu thuẫn trong quản lý yếu kém của chủ doanh nghiệp, ý thức và nhận thức pháp luật của NLĐ còn chưa cao cũng như những hạn chế bất cập của quy định PL hiện hành mà vấn đề GQTCLĐ cá nhân đặt ra các yêu cầu sau:
Thứ nhất là, việc hoàn thiện pháp luật phải khắc phục đƣợc những bất hợp lý của các quy định pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.
BLLĐ Việt Nam được Quốc Hội thông qua ngày 23/6/1994, đến nay đã qua bốn lần sửa đổi bổ sung. Tuy nhiên, trước xu thế hội nhập, cũng như yêu cầu khách quan của thực tiễn đời sống lao động, có thể thấy pháp luật về GQTCLĐ cá nhân còn bộc lộ một số nhược điểm như quy định của pháp luật về sự tồn tại và hoạt động của HGVLĐ, vấn đề giá trị pháp lý của biên bản hòa giải thành của HGVLĐ.
Mặt khác, các quy định của pháp luật lao động về GQTCLĐ cá nhân chưa mang tính khả thi cao, nhiều quy định chưa đủ linh hoạt để đáp ứng yêu cầu về GQTCLĐ cá nhân trong điều kiện của nền kinh tế thị trường. Còn tồn tại khá nhiều quy định pháp luật mang tính chất định hướng, chưa rõ ràng, gây ra những tranh cãi không đáng có giữa các bên hoặc tạo sự không thống nhất trong quá trình điều chỉnh và thực thi pháp luật, kỹ thuật lập pháp đối với
các quy định còn hạn chế, một số quy định mâu thuẫn với quy định khác, một số thuật ngữ pháp lý không được giải thích rõ ràng, cụ thể dẫn đến khó hiểu hoặc có nhiều cách hiểu khác nhau trong quá trình áp dụng.
Tất cả những bất hợp lý này đã và đang hạn chế rất lớn đến hiệu quả điều chỉnh của pháp luật lao động nói chung, pháp luật về GQTCLĐ cá nhân nói riêng cũng như làm suy giảm lòng tin của các bên tranh chấp. Rõ ràng những bất cập này cần phải được các cơ quan có thẩm quyền nhanh chóng nghiên cứu khắc phục trong thời gian sắp tới. Chính vì vậy, yêu cầu đầu tiên cũng là yêu cầu quan trọng của việc hoàn thiện pháp luật về GQTCLĐ cá nhân là phải khắc phục được những bất hợp lý của các quy định pháp luật hiện hành về GQTCLĐ cá nhân nêu trên.
Thứ hai là, việc hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân phải phù hợp với nguyên tắc của nền kinh tế thị trƣờng.
Trong nền kinh tế thị trường, bản chất của quan hệ lao động là quan hệ mua bán sức lao động, hình thành trên cơ sở của thương lượng, thỏa thuận của các bên thông qua cơ chế hợp đồng. Do vậy khi TCLĐ xảy ra, đặc biệt là TCLĐ cá nhân, các bên cần và phải có điều kiện thương lượng với nhau để tự giải quyết, nghĩa là cần đảm bảo quyền tự đoạt của họ. Vấn đề này được pháp luật lao động của nhiều nước trong khu vực và trên thế giới quan tâm. Chẳng hạn, Luật quan hệ lao động năm 1947 của Mỹ tuyên bố chính sách nhà nước là: “Giải quyết những vấn đề bất đồng giữa NSDLĐ và NLĐ thông qua thương lượng tập thể bằng các phương pháp hòa giải, trọng tài, tự nguyện, giúp đỡ và khuyến khích NSDLĐ và đại diện NLĐ đạt được và duy trì những thảo thuận”. Do vậy, một yêu cầu cần đặt ra khi hoàn thiện pháp luật về GQTCLĐ cá nhân là đảm bảo tốt hơn quyền tự định đoạt của các bên tranh chấp thông qua biện pháp, phương thức phù hợp.
Thứ ba là, việc hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân phải đảm bảo phù hợp với điều kiện hội nhập quốc tế.
Hội nhập nền kinh tế thế giới là quá trình tất yếu khách quan với nhiều cơ hội và thách thức, song đối với pháp luật lao động Việt Nam là một thách thức không nhỏ. Kể từ khi triển khai thực hiện BLLĐ đến nay, vị thế của nước ta đã có nhiều thay đổi đáng kể: Việt Nam là thành viên chính thức ASEAN, tham gia AFTA, ký hiệp định thương mại Việt – Mỹ, đặc biệt là gia nhập WTO một tổ chức thương mại lớn nhất thế giới… Trong bối cảnh mới của đất nước, nhiều quy định trong BLLĐ phần GQTCLĐ chưa tương thích với pháp luật quốc tế, do đó chưa đáp ứng được yêu cầu mới.
Vì vậy, các quy định này cần được hoàn thiện cho phù hợp. Tuy nhiên quá trình hoàn thiện này cần được các cơ quan có thẩm quyền đặc biệt là đối