Về tồn tại và vướng mắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân và tình hình thực hiện trên địa bàn thành phố đà nẵng 07 (Trang 38 - 40)

2.1. Khái quát chung tình hình về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

2.1.2. Về tồn tại và vướng mắc

Bên cạnh những thành tựu đáng khích lệ thì hoạt động này cũng không hoàn toàn đạt được hiệu quả như mong muốn. Hiện còn một số tồn tại, vướng mắc như sau:

HGVLĐ cho thấy, trong nhiều trường hợp quá trình hòa giải đã vi phạm về thời hạn hòa giải quy định trong BLLĐ do sự hạn chế về nguồn nhân lực. HGVLĐ thực chất là công chức nhà nước (công chức thuộc phòng lao động thương binh và xã hội quận) được phân công nhiệm vụ hòa giải các TCLĐ trong đó có TCLĐ cá nhân. Tuy nhiên số lượng công chức làm việc tại phòng lao động thương binh và xã hội quận là không nhiều, lại phải thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau nên đội ngũ này không đủ số lượng và thời gian để thực hiện nhiệm vụ hòa giải hết các TCLĐ. Vì vậy có một số TCLĐ mặc dù vẫn được HGVLĐ tiến hành nhưng quá trình giải quyết tại đây còn diễn ra một cách qua loa, sơ sài chỉ mang tính hình thức nên mục đích và ý nghĩa của việc hòa giải đạt được chưa cao [13, tr.5].

Một vấn đề nữa là năng lực của một số HGVLĐ còn hạn chế do hiện nay các văn bản pháp luật lao động thường xuyên được sửa đổi, bổ sung nhưng công tác tổ chức hướng dẫn, tập huấn chuyên môn lẫn nghiệp vụ giải quyết lại không được tiến hành một cách thường xuyên và đều đặn. Ngoài ra các TCLĐ xảy ra trên thực tiễn là khá nhiều tuy nhiên các cơ quan chức năng chỉ nắm được số liệu qua các báo cáo hằng năm của doanh nghiệp dẫn đến tình trạng không phản ánh được số lượng thực tế.

Thứ hai là về số lượng các vụ TCLĐ cá nhân được tòa án thụ lý giải quyết được hòa giải chưa cao, vẫn phải đưa ra xét xử nhiều. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là trong những năm gần đây xuất hiện khá nhiều những TCLĐ cá nhân có nội dung phức tạp trong khi đó đội ngũ thẩm phán còn thiếu nhiều và đội ngũ này hằng năm còn phải giải quyết rất nhiều vụ án thuộc các lĩnh vực khác như dân sự, kinh tế v.v…. do đó công tác giải quyết gặp nhiều khó khăn. Đây có lẽ cũng thực trạng chung ở không ít các địa phương trên cả nước. Bên cạnh đó, xuất phát từ sự hiểu biết pháp luật về thủ tục GQTCLĐ của NLĐ còn hạn chế, trong khi đó các tổ chức tư vấn cho

NLĐ lại chưa thực sự phát huy vai trò, ảnh hưởng của mình. Chính vì vậy nhiều vụ việc TCLĐ khi được đưa đến Tòa án, Tòa án phải trả lại đơn kiện vì đã hết thời hiệu khởi kiện, hoặc vì chưa qua hòa giải tại cơ sở. Đây thực sự là một trong những điểm bất cập lớn nhất còn tồn tại trong quá trình GQTCLĐ cá nhân ở các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thời gian đến cần được xem xét và khắc phục kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân và tình hình thực hiện trên địa bàn thành phố đà nẵng 07 (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)