Về phương thức giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân và tình hình thực hiện trên địa bàn thành phố đà nẵng 07 (Trang 40 - 45)

2.2. Thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

2.2.1. Về phương thức giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

- Phƣơng thức giải quyết tranh chấp lao động cá nhân thông qua hòa giải:

GQTCLĐ cá nhân thông qua HGVLĐ là phương thức GQTCLĐ được tiến hành trên cơ sở sự bàn bạc, thỏa thuận giữa các bên tranh chấp có sự tham gia của chủ thể thứ ba là HGVLĐ, nhằm tìm ra hướng giải quyết tốt nhất cho những mâu thuẫn, bất đồng trong quan hệ lao động.

Hiện nay các quy định về GQTCLĐ cá nhân thông qua HGVLĐ được quy định chủ yếu trong BLLĐ năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành như Nghị định số 46/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013, Thông tư 08/2013/TT-BLĐTBXH ngày 10/6/2013, Thông tư số 22/2007/TT-BLĐTBXH ngày 23 tháng 10 năm 2007.

Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 08/2013/TT-BLĐTBXH thì Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội khi tiếp nhận yêu cầu GQTCLĐ trong thời hạn 01 ngày làm việc phải báo cáo Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện cử HGVLĐ để tiến hành hòa giải các TCLĐ. HGVLĐ là những cá nhân đáp ứng những tiêu chuẩn pháp luật quy định tại điều 4 Nghị định số 46/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013: Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có sức khỏe và phẩm chất đạo đức tốt; không phải là người đang bị

động và pháp luật có liên quan; Có 03 năm làm việc trong lĩnh vực có liên quan đến quan hệ lao động, có kỹ năng GQTCLĐ. Vì vậy HGVLĐ là người có chuyên môn và kinh nghiệm giải quyết các vụ việc TCLĐ cá nhân, ngoài ra họ còn đóng vai trò là trung gian kết nối giữa các bên, không thuộc thành phần của bên nào nên đảm bảo được tính trung thực và công bằng. Pháp luật lao động đã mở rộng đối tượng được tham gia làm HGVLĐ bao gồm tất cả mọi người có đủ tiêu chuẩn tại điều 4 Nghị định số 46/2013/NĐ-CP được quyền tự đăng ký hoặc được Phòng Lao động – Thương Binh và Xã hội, công đoàn cấp huyện, công đoàn khu công nghiệp, khu chế xuất giới thiệu tham gia dự tuyển HGVLĐ (điểm a, khoản 2 điều 5 Nghị định 46). Đối với những người đang làm việc trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức nghề nghiệp không thuộc diện được giới thiệu theo quy định thì phải có ý kiến chấp thuận của cơ quan, đơn vị công tác. Trên cơ sở số lượng đã được duyệt theo quy định và kết quả thi tuyển Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, bổ nhiệm lại HGVLĐ với nhiệm kỳ là 05 năm. HGVLĐ được bảo đảm các điều kiện cần thiết về phòng họp, tài liệu, văn phòng phẩm. Ngoài ra trong những ngày hòa giải TCLĐ, tranh chấp hợp đồng đào tạo nghề được hưởng chế độ bồi dưỡng như đối với Hội thẩm theo quy định về chế độ bồi dưỡng đối với người tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết dân sự; được thanh toán công tác phí trong những ngày thực hiện công tác hòa giải theo chế độ công tác phí hiện hành. Kinh phí hoạt động của HGVLĐ do ngân sách nhà nước chi trả theo quy định.

Trong qua trình công tác HGVLĐ có thể được miễn nhiệm khi thuộc một trong các trường hợp sau:

- Có đơn xin thôi tham gia HGVLĐ;

- Có 02 năm liên tục được đánh giá là không hoàn thành nhiệm vụ theo quy định;

- Có hành vi vi phạm pháp luật, lợi dụng uy tín, thẩm quyền trách nhiệm của mình làm phương hại đến lợi ích của các bên hoặc lợi ích của nhà nước trong quá trình hòa giải thuộc một trong các trường hợp: Một trong các quy định tại điều 3 của luật phòng chống tham nhũng; Thực hiện việc hòa giải không vô tư hoặc không khách quan. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chủ trì cuộc họp xem xét mức độ vi phạm pháp luật của HGVLĐ với sự có mặt của HGVLĐ, đại diện Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện, các bên có liên quan đến hành vi vi phạm của HGVLĐ. Biên bản cuộc họp phải có chữ ký của HGVLĐ, đại diện của các bên tham gia.

- Có từ 02 lần trở lên không thực hiện nhiệm vụ hòa giải theo quyết định cử HGVLĐ của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện trong thời hạn quy định mà không có lý do chính đáng.

Có thể thấy rằng bằng các quy định cụ thể của pháp luật về HGVLĐ đã cho thấy sự quan tâm của nhà nước đối với công tác hòa giải TCLĐ, thể hiện tính độc lập của hòa giải viên trong công tác hòa giải, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của đội ngũ hòa giải viên về trình độ chuyên môn và đạo đức. Tuy nhiên qua nghiên cứu ta cũng thấy rằng dù đã được quan tâm rất nhiều nhưng công tác hòa giải khó có thể thu hút những người có trình độ, chuyên môn cao làm đơn xin thi tuyển hòa giải viên và làm HGVLĐ vì hiện nay việc thực hiện chế độ theo quy định hiện hành chưa đủ thu hút, chưa có chính sách cụ thể về sự đãi ngộ cho đội ngũ này. Hiện nay người làm công tác hòa giải viên đều làm việc kiêm nhiệm nên việc chuyên sâu là chưa có, trình độ ngoại ngữ cũng là một vấn đề trong việc hòa giải những TCLĐ có yếu tố nước ngoài vì hiện nay trong tiêu chuẩn và hồ sơ thi tuyển chưa đề cập đến vấn đề này…

- Phƣơng thức giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại Tòa án

Giải quyết tranh chấp cá nhân tại Tòa án được xem là hoạt động giải quyết tranh chấp cuối cùng sau khi tranh chấp đã được giải quyết ở các giai

đoạn khác mà không đạt được kết quả. Đây là phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan tài phán mang tính quyền lực nhà nước tiến hành theo trình tự thủ tục nhất định và phán quyết của tòa án được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế nhà nước.

Hiện nay các quy định về GQTCLĐ cá nhân tại Tòa án được quy định chủ yếu trong BLLĐ năm 2012, Bộ luật tố tụng dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành bao gồm những nội dung sau:

Về thẩm quyền: Theo quy định tại khoản 1 điều 31 BLTTDS thì những TCLĐ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án gồm: “TCLĐ cá nhân giữa NSDLĐ và NLĐ mà Hội đồng hòa giải lao động cơ sở, HGVLĐ của cơ quan quản lý nhà nước về lao động quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hòa giải không thành hoặc không giải quyết trong thời hạn do pháp luật quy định”. Những TCLĐ không nhất thiết phải thông qua HGVLĐ có thể yêu cầu Tòa giải quyết được quy định tại khoản 1 điều 201 BLLĐ năm 2012: “Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động; Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động; Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế; Về Bồi thường thiệt hại giữa NLĐ với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”. Riêng tranh chấp cá nhân có yếu tố nước ngoài, quy định tại khoản 3 điều 33 BLTTDS không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện đó là: “Những tranh chấp… mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài”

Về thời hiệu: Thời hiệu yêu cầu GQTCLĐ cá nhân như sau: “Một năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi

ích hợp pháp của mình bị vi phạm”.

Về vấn đề thủ tục hòa giải tại Tòa: Nhận thức được tầm quan trọng của việc hòa giải các TCLĐ do đó ngay từ điều 4 của pháp lệnh thủ tục GQTCLĐ năm 1996 đã quy định: “Trong quá trình giải quyết vụ án lao động, Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải để các đương sự có thể thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án”. Kế thừa quy định này hiện nay BLLĐ năm 2012 xem hòa giải là thủ tục bắt buộc, xuyên suốt trong quá trình GQTCLĐ nói chung và TCLĐ cá nhân nói riêng. Nhưng theo quy định tại điều 180 BLTTDS thì thủ tục hòa giải chỉ bắt buộc trong giai đoạn chuẩn bị xét xử mà không bắt buộc tại phiên tòa sơ thẩm. Từ những quy định trên ta thấy rằng, vấn đề GQTCLĐ cá nhân tại Tòa án còn có những bất cập, chồng chéo giữa các luật, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan với nhau như:

Quy định về thời hiệu GQTCLĐ cá nhân tại điều 202 BLLĐ năm 2012 là 06 tháng đối với HGVLĐ và một năm đối với Tòa án. Nhưng theo quy định tại khoản 3a điều 159 BLTTDS thì áp dụng thời hiệu là 02 năm đối với tất cả các vụ việc dân sự trong đó có TCLĐ. Như vậy, nếu so sánh các quy định về thời hiệu trong hai bộ luật này đã có sự không thống nhất trong việc quy định và hướng dẫn về thời hiệu GQTCLĐ.

+ Theo quy định, nếu vụ TCLĐ đã qua hòa giải mà không thành hoặc hòa giải thành mà một trong hai bên không thực hiện thỏa thuận hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 2 điều 201 thì Tòa án thụ lý nhưng việc hòa giải phải đúng pháp luật. Hòa giải đúng pháp luật là hòa giải do HGVLĐ giải quyết theo đúng thẩm quyền, trình tự do pháp luật quy định. Ngay cả theo điều 220 BLTTDS cũng theo hướng nếu có cơ hội hòa giải thì hội đồng xét xử sơ thẩm có trách nhiệm tiến hành thủ tục này trước khi xét hỏi chứ không phải chỉ hỏi các đương sự có thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án hay không theo kiểu nghĩa vụ phải hỏi, đây rõ ràng là một

điểm chưa phù hợp trong các quy định về vấn đề hòa giải.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân và tình hình thực hiện trên địa bàn thành phố đà nẵng 07 (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)