Xác định mức trọng yếu kế hoạch

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM TOÁN TIỀN LƯƠNG (Trang 50 - 54)

CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN APEC

Số 10/12, ngõ 68, đường Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

Tel: 04 62 81 81 38 Fax: 04 62 81 81 39 Tên khách hàng: Công ty Đầu tư và Xây dựng XYZ

Ngày khóa sổ: 31/12/2011

Nội dung: Xác định mức trọng yếu kế hoạch

A710 Tên Ngày

Người lập VTD 20/2/2012 Người soát xét 1 NTTH 25/2/2012 Người soát xét 2 DDN 25/2/2012 A. MỤC TIÊU

Xác định mức trọng yếu (kế hoạch - thực tế) được lập và phê duyệt theo chính sách của Cty để thông báo với thành viên nhóm kiểm toán về mức trọng yếu kế hoạch trước khi kiểm toán tại KH và có trách nhiệm xác định lại mức trọng yếu thực tế trong giai đoạn kết thúc kiểm toán để xác định xem các công việc và thủ tục kiểm toán đã được thực hiện đầy đủ hay chưa.

B. XÁC ĐỊNH MỨC TRỌNG YẾU

Chỉ tiêu Kế hoạch Thực tế

Tiêu chí được sử dụng để ước tính mức trọng

yếu Lợi nhuận trước thuế

Lợi nhuận trước thuế

Lý do lựa chọn tiêu chí này để xác định mức

trọng yếu Đây là mục tiêu của công ty

Giá trị tiêu chí được lựa

chọn (a) 62.242.051.690 62.242.051.690

Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu Lợi nhuận trước thuế: 5% - 10% Doanh thu: 0,5% - 3% Tổng tài sản và vốn: 2% (b) 5% 10% Mức trọng yếu tổng thể (c)=(a)*(b) 3.112.102.584 6.224.205.169 Mức trọng yếu thực hiện (d)=(c)*(50%- 75%) 1.556.051.292 3.734.523.101 Ngưỡng sai sót không (e)=(d)*4% (tối 62.242.051 149.380.924

bỏ qua

Căn cứ vào bảng trên, KTV chọn ra mức trọng yếu để áp dụng khi thực hiện kiểm toán.

Chỉ tiêu lựa chọn Năm nay Năm trước

Mức trọng yếu tổng thể 6.224.205.169 1.570.561.499 Mức trọng yếu thực hiện 3.734.523.101 785.280.749 Ngưỡng sai sót không đáng kể/ sai sót có

thể bỏ qua

149.380.924 31.411.230

Giải thích nguyên nhân có chênh lệch lớn về mức trọng yếu của năm nay so với năm trước( do doanh thu của đơn vị tăng lên).

Công ty APEC không tiến hành phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục, chu kỳ cụ thể.

Sau khi khảo sát và bổ sung, thay đổi kế hoạch kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán xem xét lên chương trình kiểm toán.

2.2.1.3. Chương trình kiểm toán

Chương trình kiểm toán tại công ty TNHH Kiểm toán APEC được thiết kế trên cơ sở chương trình kiểm toán mẫu của Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam và kinh nghiệm thực tế của KTV cũng như thực tế khảo sát sơ bộ tại đơn vị khách hàng. Chương trình kiểm toán phải trả người lao động, các khoản trích theo lương được lập bởi trưởng nhóm kiểm toán, nêu lên những công việc và thủ tục cần tiến hành và phục vụ cho công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán sau này. Dưới đây là chương trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Đầu tư và Xây dựng XYZ

Bảng 2.5: Chương trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương

CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN APEC

Số 10/12, ngõ 68, đường Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

Tel: 04 62 81 81 38 Fax: 04 62 81 81 39 Tên khách hàng: Công ty Đầu tư và Xây dựng XYZ

Ngày khóa sổ: 31/12/2011

Nội dung:

PHẢI TRẢ NGƯỜI LĐ, CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG, DỰ PHÒNG TRỢ

E430 Tên Ngày

Người lập CT VTD 4/3/2012 Người soát xét 1 NTTH 6/3/2012 Người soát xét 2 DDN 6/3/2012

CẤP MẤT VIỆC LÀM

MỤC TIÊU

Đảm bảo các khoản phải trả người LĐ, các khoản trích theo lương và dự phòng trợ cấp mất việc làm là có thực, thuộc nghĩa vụ thanh toán của DN; đã được hạch toán chính xác, đầy đủ; được đánh giá và trình bày phù hợp với các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.

A.RỦI RO SAI SÓT TRỌNG YẾU CỦA KHOẢN MỤC A. B. THỦ TỤC KIỂM TOÁN STT Thủ tục Người thực hiện Tham chiếu I. Thủ tục chung 1

Kiểm tra các nguyên tắc kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.

NNT E420

2

Lập bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dư cuối năm trước. Đối chiếu các số dư trên bảng số liệu tổng hợp với Bảng CĐPS và giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trước (nếu có).

NNT E410

II. Kiểm tra phân tích

1

So sánh số dư lương phải trả, các khoản trích theo lương phải trả, dự phòng trợ cấp mất việc làm, qui mô của các khoản phải trả này trong tổng nợ phải trả năm nay với năm trước, đánh giá những biến động lớn, bất thường.

NNT E410

2

So sánh, phân tích biến động chi phí lương năm nay với năm trước, hàng tháng trong năm trên cơ sở kết hợp với những biến động về nhân sự và chính sách thay đổi lương, đánh giá tính hợp lý.

NNT E410

III. Kiểm tra chi tiết

1 Kiểm tra chi tiết bảng lương (Chọn bảng lương một số tháng):

NNT E442

1.1

Chọn một số nhân viên, tiến hành kiểm tra xuyên suốt từ khâu tiếp nhận, ký hợp đồng lao động, chấm công đến việc tính lương và chi trả lương.

1.2 Kiểm tra việc tính toán chính xác trên bảng lương bao gồm tổng lương phải trả, các khoản khấu trừ lương

phải trả. 1.3

Kiểm tra cách phân bổ chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương giữa bảng lương và Sổ Cái để đảm bảo chi phí tiền lương đã được phân bổ phù hợp vào giá thành và chi phí SXKD.

1.4

Đối chiếu các khoản khấu trừ lương (BHXH, BHYT, BHTN) với các biên bản quyết toán số phải nộp trong năm, kiểm tra các chứng từ nộp tiền và xác định tính hợp lý của số dư còn phải trả cuối năm.

2

Đối với những DN hưởng lương theo đơn giá lương hoặc quỹ lương đã được duyệt, cần so sánh tiền lương thực tế với tiền lương đã được phê duyệt, yêu cầu giải trình những chênh lệch và kiểm tra sự phê duyệt (nếu cần).

N/A

3

Kiểm tra chính sách nhân sự của DN, thỏa ước lao động tập thể, đảm bảo các khoản phải trả cho người LĐ đã được ghi nhận đầy đủ, đúng kỳ như tiền thưởng, tiền hoa hồng, v.v…

N/A

4

Đối chiếu tiền lương phải trả cuối năm với bảng lương đã được phê duyệt hoặc chứng từ chi trả lương phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán, đánh giá các chênh lệch (nếu có).

Kiểm tra, đối chiếu với tờ khai quyết toán thuế TNDN để đảm bảo đã loại trừ khỏi chi phí tính thuế đối với khoản tiền lương đã trích nhưng chưa thanh toán cho đến thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm.

NNT E443

5

Thu thập biến động của quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, kiểm tra tính đúng đắn của mức trích lập quỹ tại thời điểm cuối năm theo chế độ hiện hành.

NNT E420

6

Kiểm tra việc đánh giá lại đối với các số dư phải trả lương có gốc ngoại tệ tại ngày khóa sổ kế toán và cách hạch toán chênh lệch tỷ giá.

N/A

7

Kiểm tra tính trình bày lương phải trả, các khoản trích theo lương và dự phòng trợ cấp mất việc làm trên các BCTC.

NNT E410

IV. Các thủ tục kiểm toán khác 2.2.2. Thực hiện kiểm toán

Thực hiện chương trình kiểm toán, KTV tiến hành các khâu công việc sau: - Khảo sát kiểm soát nội bộ

- Thực hiện thủ tục phân tích - Kiểm tra chi tiết

Trong giai đoạn trước, các kiểm toán viên đã thực hiện việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trên tổng thể công ty. Trong giai đoạn này, kiểm toán viên phần hành tiền lương và các khoản trích theo lương sẽ thực hiện kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ trên phương diện tập trung vào việc đánh giá các thủ tục, quy định, quy chế liên quan tới tiền lương và các khoản trích theo lương.

APEC thực hiện việc kiểm tra kiểm soát nội bộ thông qua việc phỏng vấn trực tiếp đối với các cá nhân, đơn vị có liên quan như ban giám đốc, cán bộ công nhân viên bằng bảng câu hỏi do APEC xây dựng sẵn kết hợp với các câu hỏi bổ sung dựa vào kinh nghiệm của kiểm toán viên. Trên cơ sở phỏng vấn các nhân viên về HTKSNB của đơn vị, KTV tìm hiểu về chính sách kế toán của đơn vị đối với tiền lương và các khoản trích theo lương và được biết về cơ bản chính sách kế toán không thay đổi, vẫn phù hợp với chế độ hiện hành. Các ghi chú về chính sách tiêu thụ này đã được KTV ghi lại khi tìm hiểu chu kỳ bán hàng.

Khi phỏng vấn trực tiếp khách hàng, KTV của APEC luôn cố gắng tạo cho khách hàng sự thoải mái song vẫn không quên quan sát thái độ của khách hàng khi trả lời. Thái độ của khách hàng là cơ sở quan trọng để KTV xét đoán độ tin cậy của câu trả lời. Các câu trả lời của khách hàng được KTV tích lại làm giấy tờ tham chiếu.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM TOÁN TIỀN LƯƠNG (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w