Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo là 0,818 > 0,6; các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0,3 và khơng có trường hợp loại bỏ biến quan sát nào có thể làm cho Cronbach’s Alpha của thang đo này lớn hơn 0,818. Vì vậy, tất cả các biến quan sát đều được chấp và sẽ được sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo.
Bảng 4.9. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Sự hài lòng của khách hàng DN của khách hàng DN
Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu loại
biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến tổng Cronbach’s Alpha nếu loại biến Kết luận
Thang đo “Sự hài lòng của khách hàng DN”: Cronbach’s Alpha = 0,818
SHL1 11,3039 4,321 0,640 0,774 Biến phù hợp
SHL2 11,6225 4,808 0,625 0,779 Biến phù hợp
SHL3 11,3137 4,660 0,661 0,762 Biến phù hợp
SHL4 11,1863 4,724 0,640 0,772 Biến phù hợp
(Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả)
Nhìn chung, các thang đo trên đều có hệ số Cronbach’s Alpha khá cao (> 0,7). Tất cả các biến quan sát của thang đo này đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 do đó chúng đều được sử dụng cho phân tích EFA tiếp theo.
4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA
4.3.2.1. Phân tích nhân tố thang đo các biến độc lập
Sau khi phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s alpha, các thang đo được đánh giá tiếp theo bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA. Do biến SCT5 bị loại trong phần kiểm định độ tin cậy nên trong phân tích nhân tố khám phá EFA, biến SCT5 không được đưa vào. Kết quả Cronbach’s Alpha cho thấy có 27 biến quan sát của 06 thành phần đo lường sự hài lòng của khách hàng DN đủ yêu cầu về độ tin cậy. Vì vậy, 27 biến quan sát của thang đo này được tiếp tục đánh giá bằng EFA (Phụ lục 7).
Sử dụng phương pháp trích yếu tố Principal Component Analysis với phép xoay Varimax khi phân tích factor cho 27 biến quan sát.