Đo lường chất lượng dịch vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của khách hàng doanh nghiệp đối với hoạt động kiểm tra sau thông quan tại cục hải quan tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 27 - 29)

Mô hình chất lượng dịch vụ của Gronross (1984)

Theo Gronross (1984) cho rằng chất lượng dịch vụ hình thành dựa trên 03 thành phần như: Chất lượng chức năng, Chất lượng kỹ thuật và Hình ảnh nhà cung ứng dịch vụ.

- Chất lượng kỹ thuật: là những giá trị mà khách hàng thật sự nhận được từ dịch vụ của nhà cung cấp (khách hàng tiếp nhận cái gì?).

- Chất lượng chức năng: thể hiện cách thức phân phối dịch vụ tới người tiêu dùng của nhà cung cấp dịch vụ (khách hàng tiếp nhận dịch vụ đó như thế nào?).

- Hình ảnh: đóng vai trò rất quan trọng đối với nhà cung cấp dịch vụ và yếu tố này được xây dựng chủ yếu trên 2 thành phần chất lượng kỹ thuật và chất lượng chức năng.

Hình 2.1. Mô hình chất lượng dịch vụ của Gronross (1984)

(Nguồn: Gronross, 1984)

Hơn nữa, Gronross (1984) còn cho rằng kỳ vọng của khách hàng còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như: các hoạt động marketing truyền thống (quảng cáo, quan hệ công chúng, chính sách giá cả) và yếu tố ảnh hưởng bên ngoài (phong tục, tập quán, ý thức, truyền miệng), trong đó yếu tố truyền miệng có tác động đáng kể đến khách hàng tiềm năng hơn so với hoạt động tiếp thị truyền thống và cũng nhấn

Hoạt động marketing truyền thống Các tác động bên trong HÌNH ẢNH

Chất lượng kỹ thuật Chất lượng chức năng

Dịch vụ mong đợi CẢM NHẬN CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ Dịch vụ cảm nhận

mạnh rằng việc nghiên cứu chất lượng dịch vụ (CLDV) phải dựa trên quan điểm của người tiêu dùng.

Mô hình chất lượng dịch vụ của Parasuraman và cộng sự (1985)

Trên cơ sở mô hình CLDV của Gronross (1984), Parasuraman và cộng sự (1985) cũng đã tiến hành xây dựng mô hình chất lượng khoảng cách giữa người tiêu dùng và nhà cung cấp ở các cấp độ khác nhau. Mô hình đưa ra 5 khoảng cách CLDV:

- Khoảng cách 1 (GAP1): là sai biệt giữa kỳ vọng của khách hàng và cảm nhận của nhà cung cấp dịch vụ về kỳ vọng đó. Sự diễn dịch kỳ vọng của hách hàng khi không hiểu thấu đáo các đặc trưng chất lượng dịch vụ, đặc trưng khách hàng tạo ra sai biệt này.

Hình 2.2. Mô hình chất lượng dịch vụ của Parasuraman và cộng sự (1985)

(Nguồn: Parasuraman và cộng sự, 1985) NHÀ TI Ế P TH Ị (CUN G Ứ NG D ỊCH V Ụ ) Dịch vụ kỳ vọng KHÁCH HÀNG Khoảng cách [5] Dịch vụ cảm nhận Nhận thức về kỳ vọng của khách hàng Khoảng cách [2] Kho ảng các h [1] Chuyển đổi cảm nhận thành tiêu chí chất lượng Khoảng cách [3]

Khoảng cách [4] Thông tin đến khách hàng Dịch vụ chuyển giao

- Khoảng cách 2 (GAP2): được tạo ra khi nhà cung cấp gặp các khó khăn, trở ngại khách quan lẫn chủ quan khi chuyển các kỳ vọng được cảm nhận sang các tiêu chí chất lượng cụ thể và chuyển giao chúng đúng như kỳ vọng. Các tiêu chí này trở thành các thông tin tiếp thị đến khách hàng.

- Khoảng cách 3 (GAP3): hình thành khi nhân viên chuyển giao dịch vụ cho khách hàng không đúng các tiêu chí đã định. Vai trò nhân viên giao dịch trực tiếp rất quan trọng trong tạo ra CLDV.

- Khoảng cách 4 (GAP4): là sai biệt giữa dịch vụ chuyển giao và thông tin mà khách hàng nhận được. Thông tin này có thể làm tăng kỳ vọng nhưng có thể làm giảm CLDV cảm nhận khi khách hàng không nhận đúng những gì đã cam kết.

- Khoảng cách 5 (GAP5): hình thành từ sự khác biệt giữa chất lượng cảm nhận và chất lượng kỳ vọng khi khách hàng sử dụng dịch vụ. Parasuraman & cộng sự (1985) cho rằng CLDV chính là khoảng cách thứ 5. Khoảng cách này lại phụ thuộc vào 4 khoảng cách trước như: GAP5 = f(GAP1, GAP2, GAP3, GAP4). Vì thế, để rút ngắn khoảng cách thứ 5 hay làm tăng CLDV, nhà cung cấp dịch vụ phải nỗ lực rút ngắn các khoảng cách này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của khách hàng doanh nghiệp đối với hoạt động kiểm tra sau thông quan tại cục hải quan tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)