Nghiên cứu định lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của khách hàng doanh nghiệp đối với hoạt động kiểm tra sau thông quan tại cục hải quan tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 46 - 47)

3.3.2.1. Nghiên cứu định lượng sơ bộ

Nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp khảo sát 50 giám đốc hoặc người đại diện doanh nghiệp có làm thủ tục xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và được cơ quan hải quan KTSTQ. Mục đích nhằm đánh giá nội dung và hình thức các phát biểu trong thang đo nháp nhằm hoàn chỉnh

thang đo chính thức được dùng trong nghiên cứu chính thức. Trong đó nhiệm vụ quan trọng của bước này là đánh giá đáp viên có hiểu được các phát biểu hay không? (đánh giá về mặt hình thức là bước kiểm tra mức độ phù hợp về mặt từ ngữ, ngữ pháp trong các phát biểu đảm bảo tính thống nhất, rõ ràng, không gây nhầm lẫn cho các đáp viên) và đánh giá độ tin cậy của các biến quan sát với thang đo Likert 5 (1- Rất không đồng ý, 2-Không đồng ý, 3 - Không có ý kiến, 4- Đồng ý, 5 – Rất đồng ý) nhằm loại bỏ những biến không phù hợp và đưa ra bảng câu hỏi chính thức.

3.3.2.2. Nghiên cứu định lượng chính thức

Nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện bằng phương pháp phương pháp khảo sát 205 giám đốc hoặc người đại diện doanh nghiệp có làm thủ tục xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và được cơ quan hải quan KTSTQ. Khi có kết quả, tác giả sẽ tiến hành tổng hợp thống kê dựa trên những thông tin thu được từ cuộc khảo sát. Nghiên cứu sử dụng phần mềm SPPSS 20 để kiểm định thang đo bằng chỉ số Cronbach’s Alpha. Sau khi phân tích Cronbach’s Alpha, phân tích yếu tố khám phá (EFA), kiểm định giả thuyết nghiên cứu bằng mô hình hồi quy với phần mềm SPSS 20.0 (Phụ lục 3 “Bảng khảo sát nghiên cứu”).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của khách hàng doanh nghiệp đối với hoạt động kiểm tra sau thông quan tại cục hải quan tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)