Khái niệm về kiểm tra sau thông quan (Kiểm toán hải quan)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của khách hàng doanh nghiệp đối với hoạt động kiểm tra sau thông quan tại cục hải quan tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 30 - 31)

Tổ chức Hải quan thế giới (Word Customs Organization – WCO, 2017) và Hải quan các nước gọi là Kiểm toán sau thông quan (Post Clearance Audit – PCA) hoặc Kiểm toán hải quan (Customs Audit). Việt Nam hiện nay gọi là kiểm tra sau thông quan. Do vậy các cụm từ “Kiểm tra sau thông quan”, “Kiểm toán sau thông quan”, “Kiểm toán hải quan”, đều có ý nghĩa như nhau.

Theo tổ chức Hải quan thế giới (2017): “KTSTQ là quy trình công tác cho phép viên chức hải quan kiểm tra tính chính xác của hoạt động khai hải quan bằng việc kiểm tra các hồ sơ, tài liệu ghi chép về kế toán và thương mại liên quan đến hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa và tất cả các số liệu thông tin, bằng chứng khác cho cơ quan hải quan mà hiện tại đang được các đối tượng kiểm tra (cá nhân hoặc doanh nghiệp) trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào hoạt động buôn bán quốc tế nắm giữ”.

Theo Công ước Kyoto (2009) về đơn giản hóa và hài hòa thủ tục hải quan của Tổ chức Hải quan thế giới: Kiểm tra trên cơ sở kiểm toán là các biện pháp được

cơ quan hải quan tiến hành nhằm thỏa mãn mục đích của họ trong việc xác định tính xác thực và chân thật của các tờ khai hàng hóa thông qua kiểm tra các chứng từ, biên bản, hệ thống kinh tế và dữ liệu thương mại của các bên liên quan.

Hiệp định trị giá GATT (2013) thì định nghĩa “Kiểm toán sau thông quan là một quá trình nhằm tạo điều kiện cho các nhân viên Hải quan kiểm tra độ chính xác trong khai báo hải quan, thông qua việc kiểm tra các số sách, hồ sơ lưu trữ, hệ thống kinh doanh và tất cả các dữ liệu thương mại về hải quan liên quan do các cá nhân, công ty trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế nắm giữ.”

Theo Luật Hải quan (2005) tại Việt Nam thì KTSTQ là hoạt động kiểm tra của cơ quan hải quan nhằm thẩm định tính chính xác, trung thực nội dung các chứng từ mà chủ hàng, người được chủ hàng ủy quyền, hoặc tổ chức, cá nhân trực tiếp xuất khẩu, nhập khẩu đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan. KTSTQ đồng thời cũng là thẩm định tuân thủ pháp luật trong quá trình làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Như vậy kiểm tra sau thông quan được hiểu là việc tiến hành công tác kiểm toán sau khi tiếp nhận khai báo và kết thúc thủ tục giải phóng lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu khỏi khu vực quản lý của hải quan.

Trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày đăng ký tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu đã được thông quan, cơ quan quản lý nhà nước về hải quan có quyền ra quyết định KTSTQ đối với những hàng hóa có dấu hiệu gian lận thuế, gian lận thương mại, vi phạm quy định về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hoặc thẩm định sự tuân thủ pháp luật đối với hàng hóa đã được thông quan nhằm đảm bảo tính công bằng, minh bạch, lành mạnh trong cạnh tranh đối với sản xuất, lưu thông hàng hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của khách hàng doanh nghiệp đối với hoạt động kiểm tra sau thông quan tại cục hải quan tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)