Kết quả chuyển phôi nang của một số trung tâm HTSS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiệu quả chuyển phôi nang trữ đông và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện hỗ trợ sinh sản và nam học đức phúc (Trang 61 - 63)

Đặc Điểm

Chuyển phôi ngày 5 IVF Đức Phúc EF5 Đức Phúc Minh và cộng sự (2012) [70] Hiền và cộng sự (2012) [71] 2021 Số trường hợp 175 99 365

Số phơi chuyển trung

bình 3,5± 1 1,4± 0,9 1,86± 0,42

Tỷ lệ Beta (%) 46,24 49,5 74,79

Thai lâm sàng (%) 42,85 43,9 67,12

Số phôi chuyển của chúng tôi tương đương và thấp hơn. Nhưng tỷ lệ thai β-hCG, tỷ lệ có thai lâm sàng của chúng tơi có sự tăng lên đáng kể.

Trong một nghiên cứu mới nhất của Wang N và cộng sự công bố tháng 4 năm 2021. Kết quả nghiên cứu chuyển 6077 chu kỳ chuyển đơn phơi thì chuyển phơi nang tốt làm tăng tỷ lệ có thai lâm sàng và thai sinh sống như vậy chuyển phôi nang tỷ lệ thai lâm sàng, thai sinh sống tăng, giảm tỷ lệ đa thai [3].

Tuy nhiên việc chuyển nhiều phôi sẽ dẫn đến tỷ lệ đa thai tăng. Đây được coi là biến chứng thường xuyên và nghiêm trọng nhất của lĩnh vực hỗ trợ sinh

sản [72]. Vấn đề đa thai (đặc biệt là từ 3 thai trở lên) đang rất được quan tâm hiện nay do đa thai kèm theo nhiều nguy cơ cho cả mẹ và con.Trong nghiên cứu này của chúng tơi thì tỷ lệ đa thai là 29 chu kỳ trên tổng số 365 chu kỳ chiếm tỷ lệ 7.95%. Do đó, cần cân nhắc số lượng phôi chuyển dựa vào tuổi, nguyên nhân, tiền sử cũng như chất lượng phôi để vừa đảm bảo khả năng có thai vừa khơng bị đa thai. Cụ thể trong nghiên cứu của chúng tơi có 28 trường hợp song thai đặc trong nhóm chuyển 3 phơi thì 3/10 chu kỳ là song thai và 25 trường hợp song thai là từ nhóm chuyển 2 phơi, cịn trường hợp tam thai do trường hợp chuyển 2 phơi nhưng 1 phơi tách đơi. Đa thai có liên quan đến một loạt các hậu quả tiêu cực cho cả mẹ và thai nhi. Tỷ lệ đa thai được chứng minh là có liên quan đến số lượng phơi chuyển cũng như chất lượng phôi chuyển (Ashrafi M. và cộng sự 2015, Sunderam S. và cộng sự 2015).

Theo thống kê các chu kỳ chuyển phơi trữ đơng trên tồn Châu Âu từ 2009 đến 2012 có thể thấy, số lượng phôi chuyển trên 4 phôi là rất thấp luôn chiếm 0,4%. Số phôi chuyển 2,3 phơi có xu hướng giảm. Trong khi đó, số phơi chuyển 1 phơi có xu hướng gia tăng từ 34,3% năm 2009 đến 36,8% năm 2010, 37,9% năm 2011 và 40,6% năm 2012. Nguyên nhân, do hiện nay kỹ thuật nuôi phôi ngày 5 cho tỷ lệ có thai sau chuyển phôi rất cao. Đồng thời, giảm hạn chế tối đa các trường hợp đa thai phải giảm thiểu nên việc chuyển 1-2 phôi hiện đang là xu hướng trên thế giới.

Tuy nhiên, quyết định số phôi chuyển là một yếu tố cần thiết nhằm giảm nguy cơ đa thai. Nhiều quốc gia như Thụy Điển, Pháp, Đức quy định số phôi chuyển một cách rõ ràng. Hay Hàn Quốc số phôi chuyển tối đa cho phụ nữ trên 35 tuổi là 2 phôi. Nghiên cứu của Park và cộng sự (2018) nhằm mục đích xác định chiến lược chuyển phôi nang trữ lạnh một cách hiệu quả ở các phụ nữ hơn 35 tuổi bằng việc dựa trên số phôi và chất lượng phôi chuyển.

Nghiên cứu thực hiện trên 643 chu kỳ chuyển phơi trữ ngày 5 và được chia thành 3 nhóm: GG (chuyển 2 phơi tốt), GP (chuyển 1 phơi tốt và 1 phôi xấu), GS (chuyển 1 phơi tốt). Phơi nang với hình dạng lớn hơn hoặc bằng phơi 3BB được đánh giá là chất lượng tốt. Kết quả được phân tích bao gồm: tỷ lệ làm tổ (IR), tỷ lệ thai lâm sàng (CPR), tỷ lệ trẻ sinh sống (LBR), tỷ lệ đa thai (MPR), tỷ lệ trẻ sinh non và tỷ lệ trẻ nhẹ cân.

- Nhóm GG và GS: GG có tỷ lệ thai lâm sàng và trẻ sinh sống cao hơn so với nhóm GS (CPR 64,7% và 41,2%, P = 0.001; LBR 54,9% và 32.4%, P = 0.001). Tỷ lệ làm tổ tương đương ở 2 nhóm (43,1% và 43,1%, P = 1.000), nhưng nhóm GG cho tỷ lệ đa thai cao hơn (33.3% và 4.8%, P < 0.001).

- Nhóm GP và GS: Khơng có sự khác biệt về tỷ lệ thai lâm sàng, tỷ lệ làm tổ, tỷ lệ đa thai ở 2 nhóm (IR 25,3% và 44,1%, P = 0.001; CPR 45,2% và 43,0%, P = 0.768; LBR 38,7% và 33,3%, P = 0.445, MPR 21,4% và 2,5%, P = 0.009). - Nhóm GG và GP: nhóm GG cho tỷ lệ làm tổ, tỷ lệ thai lâm sàng cao hơn GP (IR 42,8% và 30,4%, P = 0.001; CPR 64,5% và 47,6%, P = 0.002), nhưng khơng có sự khác biệt giữa tỷ lệ trẻ sinh sống và tỷ lệ đa thai (LBR 50,0% và 38,6%, P = 0.036; MPR 34,6% và 33,3%, P = 0.675).

Như vậy, nghiên cứu đã cho thấy việc chuyển 1 phôi tốt nhằm giảm tỷ lệ đa thai, chuyển 1 phôi tốt và 1 phơi xấu nên hạn chế vì khơng có thêm lợi ích nào. Khi chuyển cùng lúc 2 phôi tốt, tỷ lệ trẻ sinh sống là tương đương với tỷ lệ trẻ sinh sống cộng dồn khi chuyển 2 phơi liên tiếp ở 2 chu kỳ. Vì vậy, đối với các bệnh nhân trên 35 tuổi nên chuyển 1 phơi nếu có phơi tốt giúp giảm nguy cơ đa thai [73].

Hay một nghiên cứu khác của tác giả Alan Penzias, Kristin Bendikson và cộng sự thì số lượng phơi chuyển cho các tuổi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiệu quả chuyển phôi nang trữ đông và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện hỗ trợ sinh sản và nam học đức phúc (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)