Chất lượng và số lượng phôi chuyển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiệu quả chuyển phôi nang trữ đông và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện hỗ trợ sinh sản và nam học đức phúc (Trang 26 - 27)

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.6. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KẾT QUẢ CHUYỂN PHÔ

1.6.2. Chất lượng và số lượng phôi chuyển

Một nghiên cứu hồi cứu, phân tích hồi quy đa biến 8 yếu tố độc lập có khả năng ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công của 2313 chu kỳ đông phôi bằng phương pháp vitrification - rã đông chuyển phôi đông lạnh là: tuổi bệnh nhân lúc KTBT; ngun nhân trữ phơi; hỗ trợ phơi thốt màng; độ dày NMTC; sự hủy hoại phơi bào sau q trình trữ - rã đơng; số phơi chuyển; số phơi có chất lượng tốt; có máu trong catheter lúc chuyển phơi. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng: trong số các nguyên nhân trữ phơi thì các chu kỳ trữ phơi do nguy cơ q kích buồng trứng có tiên lượng tốt nhất, tỷ lệ có thai cao hơn các nguyên nhân khác (OR: 2.145; CI: 1.4–3.286) trong khi ngun nhân cịn dư phơi có tỷ lệ so với các nguyên nhân khác thấp hơn (OR: 1.152; CI: 0.761– 1.743) [32].

Khi nghiên cứu 106 chu kỳ rã đông chuyển phôi đông lạnh, Kondo và cộng sự đã kết luận chất lượng phôi là yếu tố lâm sàng quan trọng nhất ảnh hưởng đến tỷ lệ làm tổ của 1 chu kỳ rã đông – chuyển phôi đông lạnh [33].

Zdravka Veleva và cộng sự 2013 đã nhận thấy trong các chu kỳ có các phơi chất lượng tốt trước trữ lạnh thì 78% có ít nhất 1 phơi vẫn cịn chất lượng tốt sau rã đơng và hình thái phơi tốt quan sát được ở bất cứ giai đoạn nuôi cấy nào sau rã đông đều làm cải thiện tỷ lệ thành cơng ngay cả khi các đặc điểm tốt đó mất đi trước khi chuyển phôi. Tỷ lệ trẻ sinh sống của các chu kỳ có phơi tốt tương đương với chu kỳ chuyển phôi tươi cùng giai đoạn (lần lượt là 24.9% với 21.9%). Tỷ lệ trẻ sinh sống tăng có ý nghĩa thơng kê nếu có ít nhất 1 phơi có chất lượng tốt vào thời điểm trữ phôi với (OR: 1.85, CI 1.10 –3.14) hay thời điểm rã đông với OR 1.93, CI 1.20 –3.11 hoặc tại thời điểm rã đông OR: 3.41, CI 2.12 –5.48 và Zdravka và cộng sự 2013 cũng nhận thấy sự cải thiện tỷ lệ trẻ sinh sống sau chuyển phôi đông lạnh khi so sánh chuyển 2 phôi và chuyển 1 phôi với OR 1.45, CI 1.08 –1.94 [34].

Nghiên cứu của Wenhao Shi 2013 cho thấy sự hủy hoại phôi bào sau quá trình trữ lạnh sẽ tác động xấu đến tỷ lệ có thai của chu kỳ chuyển phơi đơng lạnh [35].

Một nghiên cứu mới cập nhật của Wang N và cộng sự (2021): ảnh hưởng của chất lượng tốt làm tăng tỷ lệ sống cũng như là trọng lượng trẻ sơ sinh phôi ngày 5,6 [36].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiệu quả chuyển phôi nang trữ đông và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện hỗ trợ sinh sản và nam học đức phúc (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)