Giai đoạn phát triển của phôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiệu quả chuyển phôi nang trữ đông và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện hỗ trợ sinh sản và nam học đức phúc (Trang 27 - 31)

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.6. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KẾT QUẢ CHUYỂN PHÔ

1.6.3. Giai đoạn phát triển của phôi

Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa giai đoạn trữ phôi và tỷ lệ thành công của chu kỳ trữ lạnh – rã đông – chuyển phôi.

Đông phôi giai đoạn tiền nhân: trước đây đa phần các trung tâm lựa

chọn đông phôi giai đoạn tiền nhân, nhất là trong các trường hợp cần đông phơi tồn bộ dự phịng quá kích buồng trứng. Phần lớn các nghiên cứu cũng cho thấy đông phôi giai đoạn này có tỷ lệ sống sau rã đơng cao nhất, nhưng tỷ lệ làm tổ và có thai thấp hơn so với phơi ở giai đoạn phân chia và phôi nang [37].

Đông phôi giai đoạn phân chia: Một nghiên cứu De Vos A và cộng sự

2020 thì khơng có sự khác việt về cân nặng tuổi thai khi so sánh giữa chuyển phôi ở giai đoạn phôi nang hay phôi phân cắt.

Fengli Chi và cộng sự 2013 tiến hành nghiên cứu trên 380 chu kỳ trữ - rã đông chuyển phôi đơng lạnh trên nhóm đối tượng: nhóm đáp ứng kém và nhóm đáp ứng cao có nguy cơ q kích buồng trứng. Tác giả nhận thấy rằng

trữ lạnh phôi ngày 3 cho kết quả lâm sàng cao hơn so với trữ phơi ngày 2, đặc biệt ở nhóm đáp ứng kém (tỷ lệ sống sót nhóm trữ phơi ngày 3 và ngày 2 lần lượt là 13% và 6.4%; tỷ lệ có thai ở nhóm trữ phơi ngày 3 và ngày 2 lần lượt là 17.6% và 4%) [38].

Nghiên cứu tổng quan hệ thống trên Cochrane (2016) phân tích 27 RCT gồm 4031 bệnh nhân nhằm đánh giá chuyển phơi nang (ngày 5 hoặc 6) có cải thiện các kết cục lâm sàng khi so với chuyển phôi giai đoạn phân chia (phôi ngày 2 hoặc 3). Kết quả thu được là tỉ lệ thai lâm sàng, trẻ sinh sống ở nhóm chuyển phơi nang cao hơn đáng kể. Trong khi đó, tỉ lệ đa thai, thai cộng dồn khơng khác biệt giữa 2 nhóm. Tuy nhiên, chất lượng chứng cứ còn ở mức thấp hoặc rất thấp nên cần có nhiều nghiên cứu hơn để khẳng định hiệu quả của chuyển phơi nang [3].

Nghiên cứu phân tích từ 3 nghiên cứu RCT đã cho thấy cân nặng của trẻ sinh đơn của chuyển đơn phôi giai đoạn phân chia khơng có sự khác biệt đáng kể so với phơi nang, ngay cả khi đã phân tích hồi quy đa biến các biến từ mẹ và trẻ sơ sinh. Tương tự, tuổi thai lúc sinh khơng có sự khác biệt đáng kể giữa 2 nhóm. Một hạn chế của nghiên cứu là dữ liệu phân tích đã lâu từ những năm 2004-2006. Cần có những nghiên cứu phân tích hệ thống so sánh kết cục chu sinh của chu kỳ chuyển đơn phôi nang với phân giai chia [39].

Một nghiên cứu gồm 146 bệnh nhân có ≤ 6 x 2PN, trong đó có 73 trường hợp thực hiện chuyển phôi giai đoạn phân chia, 73 trường hợp chuyển phôi vào ngày 5. Những đánh giá khác liên quan đến thai có kết quả như sau:

-Tỉ lệ thụ tinh ở nhóm chuyển phơi phân chia thấp hơn nhóm chuyển phơi ngày 5 (58% và 72%, P < 0,001). Số lượng phơi chuyển ở nhóm chuyển phơi phân chia nhiều hơn so với nhóm phơi ngày 5 (2,1 ± 0,7 phôi và 1,6 ± 0,6 phôi, P < 0,001).

-Tỉ lệ làm tổ ở nhóm chuyển phơi phân chia thấp hơn nhóm chuyển phơi ngày 5 với các tỉ lệ lần lượt là 20% và 54% (P < 0,001).

-Tỉ lệ thai lâm sàng ở nhóm phơi phân chia là 33%, ở nhóm phơi ngày 5 là 62% (P < 0,001).

-Tỉ lệ trẻ sinh sống ở nhóm chuyển phơi phân chia và nhóm chuyển phơi ngày 5 lần lượt là 25% và 40%, P = 0,05. Hai nhóm khơng có khác biệt về tỉ lệ

P = 0,28) và tỉ lệ thai sinh đơi (8% ở nhóm chuyển phơi ngày 5, 13% ở nhóm chuyển phơi phân chia, P = 0,07). Tuy nhiên, các kết quả liên quan của việc chuyển phôi ngày 3 như tỉ lệ làm tổ, tỉ lệ thai lâm sàng và tỉ lệ trẻ sinh sống thấp hơn so với các trường hợp chuyển phôi ngày 5 [40].

Đông phôi giai đoạn phôi nang: N. Herlihy và cộng sự (2017) đăng trên Hiệp hội Hỗ trợ sinh sản của Mỹ chuyển 1 phôi trên 1 chu kỳ của phôi nang trữ lạnh và phơi tươi từ 2004-2016. Có 138 chuy kỳ chuyển tươi và 185 chu kỳ chuyển phôi trữ nhận định kết quả chuyển phơi đơng có ưu việt hơn, đó là số ca trở dạ sinh tự nhiên và trọng lượng trẻ sơ sinh ở phôi nang trữ đông cao hơn có ý nghĩa thống kê so với phơi tươi [41].

Một nghiên cứu hồi cứu tổng hợp của Emily C. Holden, M.D.và cộng sự (2019) đang trên Hiệp hội Hỗ trợ sinh sản của Mỹ thực hiện từ 2004-2013 so sánh 118572 chu kỳ chuyển phôi nang đông lạnh với 117619 chu kỳ chuyên phôi trữ lạnh giai đoạn phân cắt. Nhóm tác giả nhận định kết quả FET giai đoạn phôi nang ưu việt hơn FET giai đoạn phân cắt liên quan đến việc tăng tỷ lệ sinh sống và giảm tỷ lệ sẩy thai, việc chuyển phôi nang trữ đông ngày càng tang năm 2006 12% số chu kỳ chuyển phôi nang đến năm 2013 tăng lên 78% [42].

W. P. Martins và cộng sự 2017 chuyển phơi ngày 5 tối ưu hóa có thuận lợi đầu tiên là sự đồng bộ giữa nội mạc tử cung và tuổi phôi. Thứ hai, biểu hiện gene ở phôi nang được hồn thiện hơn, cho phép phơi tự sàng lọc và có tiềm năng làm tổ cao và giảm tỉ lệ phôi lệch bội hơn phôi giai đoạn phân chia ngày 3. Thứ ba, dữ liệu điều trị cho thấy chuyển phôi ngày 5 cho kết quả tốt hơn so với sử dụng phơi ngày 3 ở một số nhóm bệnh nhân [43].

Theo nghiên cứu của mackenna và cộng sự (2020), tỉ lệ sinh đôi cùng hợp tử tăng đáng kể về mặt thống kê khi chuyển phôi nang so với phôi giai đoạn phân chia (lần lượt là 3,4% so với 2,0%; OR = 1,70, 95% CI 1,05-2,76)

Nghiên cứu hồi cứu năm 2019, cho thấy lần chuyển phôi thứ nhất tỷ lệ trẻ sinh sống ở nhóm chuyển phơi nang cao hơn đáng kể so với phôi phân chia, nhưng khơng có sự khác biệt về tỉ lệ trẻ sinh sống cộng dồn. Chuyển phôi nang tăng nguy cơ sinh non đơn thai (32-37 tuần) hơn chuyển phôi giai đoạn phân chia. Tuy nhiên, khơng có sự khác biệt giữa nguy cơ sinh quá non (<32 tuần), trẻ nhẹ cân (1500-2500 gam) và rất nhẹ cân (< 1500 gam) giữa 2 nhóm [44].

phơi tồn bộ trong chu kỳ điều trị đầu tiên, được chia thành 2 nhóm, trong đó 11801 bệnh nhân đông lạnh phôi giai đoạn phân chia và 1009 bệnh nhân đông lạnh giai đoạn phôi nang. Các chu kỳ chuyển phôi đông lạnh-rã đông được thực hiện cho đến khi có trẻ sinh sống hoặc khơng cịn phôi đông lạnh. Trong nghiên cứu này, trẻ sinh sống được định nghĩa là trẻ sơ sinh được sinh ra sau 24 tuần tuổi thai và sống được hơn 28 ngày. Kết quả cho thấy, tỷ lệ sinh sống ở chu kỳ chuyển phôi đông lạnh đầu tiên cao hơn khi chuyển phôi nang so với giai đoạn phân chia (69,1% so với 55,5%, P <0,01), nhưng khơng có sự khác biệt về tỷ lệ sinh sống ở chu kì chuyển phơi đơng lạnh thứ hai (45,2% so với 52,7%, P> 0,05). Tương tự, khơng có sự khác biệt nào về tỷ lệ sinh sống tích lũy với chu kỳ IVF đầu tiên (71,1% so với 69,2%, P> 0,05). Tuy nhiên, chuyển phôi đông lạnh ở giai đoạn phôi nang dẫn đến tỷ lệ thai ngoài tử cung thấp hơn so với chuyển phôi giai đoạn phân chia, mặc dù sự khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê. Bên cạnh đó, chuyển phơi nang có nguy cơ sinh non đơn thai cao hơn so với chuyển phôi giai đoạn phân chia. Tuy nhiên, khơng có sự khác biệt về nguy cơ sinh non, nhẹ cân, rất nhẹ cân và cân nặng lúc sinh rất cao giữa hai nhóm. Nghiên cứu cho thấy khơng có bằng chứng chứng minh tính ưu việt của chuyển phơi nang so với chuyển phôi giai đoạn phân chia trong chiến lược trữ phơi tồn bộ. Bên cạnh đó, có thể có nguy cơ sinh non đơn thai cao hơn khi chuyển phôi nang so với chuyển phôi giai đoạn phân chia nhưng cần có nhiều nghiên cứu sâu hơn để xác minh điều này [45].

Trong một nghiên cứu hồi cứu, 106 bệnh nhân có phản ứng cao đơng lạnh tất cả các phôi đã được tuyển chọn. Phôi đông lạnh-rã đông được chuyển ở giai đoạn phân cắt (n = 53) hoặc giai đoạn phôi nang (n = 53). Mang thai lâm sàng được coi là kết quả chính và mang thai hóa học, thai kỳ đang diễn ra, tỷ lệ làm tổ, và tỷ lệ thụ tinh, cũng như tỷ lệ sẩy thai, được đo lường như là kết quả phụ. Tỷ lệ lâm sàng (47,2% so với 24,5%), thai beta (56,6% so với 32,1%), và tỷ lệ thai tiến triển (7,7% so với 17%) cũng như tỷ lệ làm tổ (33,6% so với 13,5%) cao hơn đáng kể trong nhóm phơi nang so với nhóm phân cắt tương ứng (P <0,05). Tỷ lệ sẩy thai là tương đương giữa các nhóm (P> 0,05). Chuyển phơi đơng lạnh-rã đơng ở giai đoạn phơi nang thích hợp hơn ở những bệnh nhân có đáp ứng cao để tăng tỷ lệ cấy, mang thai và sinh sống so với chuyển phôi giai đoạn phân cắt [46].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiệu quả chuyển phôi nang trữ đông và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện hỗ trợ sinh sản và nam học đức phúc (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)