BÀN LUẬN VỀ TỶ LỆ SỐNG VÀ CHẤT LƯỢNG PHÔI SAU RÃ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiệu quả chuyển phôi nang trữ đông và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện hỗ trợ sinh sản và nam học đức phúc (Trang 54 - 56)

Chương 4 : BÀN LUẬN

4.2. BÀN LUẬN VỀ TỶ LỆ SỐNG VÀ CHẤT LƯỢNG PHÔI SAU RÃ

giúp cho chúng tơi có tiên lượng được tiềm năng chuyển phơi trữ cũng như góp phần tiên lượng được thành công trong điều trị IVF của chúng tôi.

4.2. BÀN LUẬN VỀ TỶ LỆ SỐNG VÀ CHẤT LƯỢNG PHÔI SAU RÃ ĐÔNG ĐÔNG

4.2.1. Bàn luận về tỷ lệ sống của phôi sau rã đông

Tổng số phôi được rã đông là 685 phôi, 5 phôi tái đơng, 1 phơi thối hóa, 679 phơi được chuyển cho 365 chu kỳ. Trong nghiên cứu này, tỷ lệ sống của phôi là 99,85%. Tỷ lệ sống cao như vậy bởi chúng tôi đã áp dụng kỹ thuật đơng rã thủy tinh hóa (Vitrification) kỹ thuật này cho tỷ lệ sống cao hơn kỹ thuật đông phôi chậm nên số phôi sống sau rã đông là gần như 100%. Tỷ lệ sống của chúng tôi tương đương với nghiên cứu của Pinar C. Aytac & Esra B. Kilicdag (2021) và tương đương với báo cáo của Hiraoka và cộng sự (2006) tỷ lệ sống 98%. Tỷ lệ sống của chúng tôi cao hơn nghiên cứu của Han AR, Park CW, Lee HS, Yang KM, Song IO, Koong MK (2012) đã báo cáo 90,8%. Tỷ lệ sống này nó cũng phụ thuộc vào kỹ năng thao tác, chất lượng của môi trường sử dụng.

4.2.2. Bàn luận về chất lượng phôi sau rã đơng

Theo hình 3.3 có tất cả 679 phơi chuyển được nghiên cứu, trong đó phơi loại rất tốt là 148 phôi và loại tốt là 379 phôi như vậy phôi tốt chiếm 77,61%, cịn lại là 22,39% là phơi loại trung bình 111 phơi và xấu là 41 phơi tổng có 152 phơi. Như chúng ta đã biết, hiện nay có hai phương pháp đơng phơi chính được áp dụng trên lâm sàng là đơng chậm và thủy tinh hóa. Thủy tinh hóa đang dần chiếm ưu thế do hiệu quả bảo quản phôi của phương pháp này mang lại (Rezazadeh V. và cộng sự (2009), Giovanna F. và cộng sự (2014), Rienzi L. và cộng sự (2016)). Nghiên cứu của chúng tôi, phôi được đông-rã theo phương pháp thủy tinh hóa, tỷ lệ phơi sống sau rã đông là 99,85%. Theo đồng thuận Vienna của Benchmark tỷ lệ sống trên 90% là chấp nhận được và trên 99% thì được coi là tỷ lệ sống tốt. Trong nghiên cứu này tỷ lệ sống của phôi như vậy là cao, khẳng định được tính ưu việt của phương pháp đơng phơi thủy tinh hóa cũng như khả năng thực hiện kỹ thuật đông phôi tại Bệnh viện Hỗ trợ sinh sản

Theo hình 3.6 đánh giá hình thái lá ni (TE) theo tiêu chuẩn Gardner D. K1999, chúng tôi thu được kết quả như sau: Kết quả trong cho thấy chất lượng nuôi cấy phôi của chúng tôi khá tốt. Tỷ lệ lá nuôi loại A, B chiếm đại đa số là 83,65% trong khi đó tỷ lệ lá ni loại C chỉ có 16,35%.

Năm 2012, Honnma H. và cộng sự khẳng định vai trị quan trọng của lá ni chứ khơng phải nụ phôi đối với việc xem xét đánh giá lựa chọn phôi để chuyển. Tác giả nghiên cứu 1087 chu kỳ kích trứng và theo dõi kết quả chuyển 735 phôi nang đã chỉ ra tỷ lệ sảy thai tăng 52,3% trong nhóm phơi nang có TE loại B - C so với nhóm có TE loại A [55].

Năm 2013, De Paepe và cộng sự đã phần nào giải thích vai trị quan trọng của lá nuôi ở giai đoạn phát triển sớm của phơi nang. Trong nghiên cứu của mình, khi ni cấy độc lập phơi nang chỉ có lá ni (đã tách bỏ các tế bào nụ phôi), các tế bào này sẽ tiếp tục biệt hóa để hình thành khối tế bào nụ phôi mới. Đây là một quan niệm rất mới và khác biệt với những hiểu biết trƣớc đây về việc hình thành 2 khối tế bào có kích thuớc khác nhau ngay từ những ngày đầu của q trình phân cắt phơi [56].

Tác giả Zhao và cộng sự (2018) khi đánh giá vai trò độc lập của từng yếu tố ảnh hưởng đến việc tiên lượng tỷ lệ có thai đã chỉ ra vai trị quan trọng của hình thái lá ni. Các phơi nang biểu hiện TE loại A mang lại tỷ lệ mang thai và sinh sống lâm sàng cao hơn đáng kể so với phơi có TE loại C (62,4% so với 35,7% và 49,7% so với 27,4%) [57].

Trong nghiên cứu của chúng tơi thì lá ni loại A (là loại tốt nhất, lá ni có nhiều tế bào, các tế bào gắn kết chặt chẽ tạo thành một lớp toàn vẹn bao quanh phôi nang) và loại B (là loại trung bình, có ít tế bào lá ni hơn so với loại A, tạo thành một lớp lỏng lẻo hơn ) cả hai lá nuôi A và B chiếm tỷ lệ rất cao (78,21%), điều đó cho thấy tiềm năng phát triển của các phôi mà chúng tôi sẽ lựa chọn để chuyển cho bệnh nhân cũng như tiên lượng được sự thành công của điều trị IVF.

Theo tiêu chuẩn đánh giá hình thái ICM phơi của Gardner, trong số 679 phôi nang nghiên cứu, chúng tôi thống kê được 148 phơi có hình thái tế bào mầm phơi loại A, chiếm tỷ lệ cao nhất là 21,8%; 384 phơi có hình thái nụ phơi

loại B, chiếm 56,55% và 147 phơi có hình thái nụ phơi loại C, chiếm tỷ lệ là 21,65%.

Irani và cộng sự (2017) cũng chỉ ra rằng đánh giá hình thái phơi nang và đặc biệt là vai trò của nụ phơi là một yếu tố dự đốn hữu ích về tỷ lệ có thai trên phơi chuẩn bội và kết luận rằng hình thái nên được sử dụng để giúp lựa chọn giữa các phơi nang chuẩn bội. Tỷ lệ có thai ở nhóm phơi ICM loại A cao hơn đáng kể về mặt thống kê so với ICM loại C (76,2% so với 13,5%) hoặc loại B (76,2% so với 53,6%) [58].

Mới đây Zhao và cộng sự (2018) tiến hành đánh giá vai trò độc lập của từng yếu tố ảnh hưởng đến việc đánh giá tiên lượng tỷ lệ có thai. Kết quả cho thấy vai trị quan trọng của hình thái nụ phơi trong việc đánh giá tiên lượng kết quả tỷ lệ thai sinh sống [57].

Trong nghiên cứu của chúng tơi thì phần lớn nụ phơi loại A, loại B chiếm tỷ lệ 77.91% và loại C chiếm 22,09%. Tỷ lệ nụ phôi loại A và loại B trong nghiên cứu cao hơn cho phép chúng tôi tiên lượng khá tốt về tỷ lệ thành công chuyển phôi nang trữ đông trong điều trị IVF.

Trong nghiên cứu năm 2018 của Zhao và cộng nhóm tác giả chỉ ra rằng: Mức độ giãn rộng khoang phôi nang đạt được phụ thuộc vào chức năng TE, bao gồm sự thành cơng của q trình nén phơi, hình thành liên kết chặt, cơ chế bơm nước và các ion khác ra, vào tế bào. Có thể mức độ giãn rộng khoang phôi nang khơng dự đốn kết quả mang thai hơn nữa còn phụ thuộc vào TE. Trong tương lai cần có thêm những nghiên cứu để khẳng định rõ hơn vai trị khoang phơi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiệu quả chuyển phôi nang trữ đông và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện hỗ trợ sinh sản và nam học đức phúc (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)