Yếu tố về văn hóa, phong tục, tập quán

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trợ giúp pháp lý cho phụ nữ nông thôn ở Việt Nam hiện nay (Trang 35 - 36)

1.3. Các yếu tố tác động đến việc cần phải TGPL cho phụ nữ nông

1.3.1. Yếu tố về văn hóa, phong tục, tập quán

T xƣa đến này, hình ảnh ngƣời Phụ nữ Việt Nam mang trong mình truyền thống đấu tranh anh d ng và lao động cần cù, thông minh, sáng tạo. Bên cạnh truyền thống tốt đẹp đó, ngƣời phụ nữ Việt Nam còn có truyền thống đảm đang gánh vác trách nhiệm công việc trong gia đình. Ngày nay, thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc vai trò nội trợ chăm lo gia đình của ngƣời phụ nữ tuy khác đi, họ có thể không trực tiếp phải làm tất cả các công việc trong gia đình nhƣng họ v n là ngƣời phải lo toan, quán xuyến, theo dõi mọi hoạt động của các thành viên để hỗ trợ, chăm sóc, làm tròn bổn phận của ngƣời con, ngƣời mẹ và ngƣời vợ. Định kiến giới “trọng nam, khinh nữ” đến nay v n còn tồn tại và ảnh hƣởng không nhỏ đến vấn đề bình đẳng giới.

Ở Việt Nam, các nghiên cứu cho thấy, nam giới chiếm ƣu thế trong kiểm soát đất đai và các tài sản có giá trị khác. Nam giới có cơ hội tiếp cận và kiểm soát đất sản xuất là 24,8% so với 4,8% của nữ giới. Có khoảng gần 80% chủ hộ là nam giới so với 20% chủ hộ là nữ giới, do đó trên thực tế phần lớn nam giới là ngƣời đứng tên trên giấy tờ nhà và đất. Đặc biệt ở nông thôn, đa số trƣờng hợp nhà ở và đất ở là tài sản th a kế do bố mẹ chia cho con trai khi họ lập gia đình và tách ra ở riêng, do vậy tỷ trọng nam giới đứng tên chủ sở hữu nhà ở rất cao. Theo số liệu điều tra cơ bản về gia đình Việt Nam (1998-2000) “79,7% hộ gia đình ở đồng bằng và 82,1% hộ gia đình ở trung du - miền núi có nam giới là ngƣời đứng tên sở hữu nhà ở và đất ở, còn ở thành phố, tỷ lệ chiếm 49,8%” [26, tr.430].

Khi thế chấp tài sản hay đất đai để vay vốn, c ng phải do chủ hộ quyết định. Và khi có các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật nông nghiệp thì tất nhiên ngƣời tham gia phải là chủ hộ, ngƣời đại diện cho hộ gia đình, và trong đa số trƣờng hợp là nam giới. Trong trƣờng hợp nhƣ vậy, ngƣời phụ nữ nông thôn ít đƣợc tiếp cận thông tin mới t chính sách, các quy định pháp luật của Nhà nƣớc

dục. Trong gia đình, nếu phải lựa chọn việc cho con trai hay con gái tiếp tục theo học các bậc hệ cao hơn thì con trai bao giờ c ng đƣợc ƣu tiên hơn. Đó là một trong những nguyên nhân lý giải vì sao ở nông thôn, đa số phụ nữ chỉ học hết cấp I và cấp II. Tỷ lệ phụ nữ mù chữ, trẻ em gái bỏ học giữa ch ng luôn nhiều hơn nam giới. Theo báo cáo của Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình năm học 2007 – 2008, “tỷ lệ học sinh nữ trong các cấp học là: bậc Mầm non: 49,6%; bậc Tiểu học: 48,2%; bậc Trung học cơ sở: 48,7%” [1, tr.181].

Đặc biệt, quyền đƣợc đào tạo nghề, tập huấn kỹ thuật cho lao động nữ nông thôn hiện đang gặp nhiều thách thức. Tƣ tƣởng “trọng nam, khinh nữ” d n đến số phụ nữ có trình độ học vấn cao rất ít, lại không đƣợc tạo điều kiện để tiếp cận các khoá tập huấn đào tạo kỹ thuật canh tác, sản xuất mới nên tay nghề và kỹ thuật cho lực lƣợng lao động nữ v n còn ở mức thấp. Sự chênh lệch giữa nam giới và phụ nữ trong lĩnh vực này là điều đáng quan tâm. Phong tục, tập quán thể hiện bản sắc văn hoá riêng của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền. Trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay, cần phải phát huy những nét đẹp của văn hoá truyền thống, bên cạnh đó cần phải kiên quyết loại bỏ dần những phong tục, tập quán lạc hậu, là rào cản cho sự tiếp cận và hƣởng thụ quyền bình đẳng của phụ nữ trên các lĩnh vực dân sự, chính trị; kinh tế, xã hội và văn hoá để góp phần thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay.

Việc TGPL cho phụ nữ nông thôn là điều kiện cần thiết và quan trọng, chính quyền địa phƣơng nên phối hợp chặt chẽ với Hội phụ nữ trong khu vực thực hiện chiến lƣợc động viên, tuyên truyền đến phụ nữ xây dựng văn hóa thôn làng văn minh, xóa đi những rào cản t những hủ tục phong kiến, hòa mình với những hội nhập xã hội và hơn hết phụ nữ nông thôn cần phải biết đến những hoạt động liên quan đến TGPL mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trợ giúp pháp lý cho phụ nữ nông thôn ở Việt Nam hiện nay (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)