Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống PL về TGPL

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trợ giúp pháp lý cho phụ nữ nông thôn ở Việt Nam hiện nay (Trang 67 - 71)

2.1. Thực trạng pháp luật về TGPL cho Phụ nữ nông thôn

2.1.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống PL về TGPL

TGPL là việc giúp đỡ pháp lý (về các mặt nhƣ: tƣ vấn pháp luật, hòa giải, đại diện…) mi n phí của Nhà nƣớc và xã hội cho các đối tƣợng nhận đƣợc TGPL theo quy định của pháp luật nhằm giải toả những vƣớng mắc pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật của công dân để họ tự mình biết cách ứng xử sao cho phù hợp với pháp luật, thực hiện pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, góp phần tăng cƣờng pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm công bằng xã hội, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội và xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Hiến Pháp 1992 có quy định:

Nhà nƣớc bảo đảm và không ng ng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân, nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân; xây dựng đất nƣớc giàu mạnh, thực hiện công bằng xã hội, mọi ngƣời có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện [19, Điều 3].

Để thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong t ng bƣớc và t ng chính sách phát triển, tuân theo nguyên tắc của Hiến Pháp, Đảng và Nhà nƣớc ta thực hiện chủ trƣơng đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Để thực hiện các mục tiêu trên, Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng đã quan tâm chỉ đạo:

... Cần phải mở rộng loại hình tƣ vấn pháp luật phổ thông, đáp ứng nhu cầu rộng rãi, đa dạng của các tầng lớp nhân dân nhằm góp phần nâng cao ý thức pháp luật và ứng xử pháp luật của công dân trong quan hệ đời sống hàng ngày...; cần nghiên cứu lập hệ thống dịch vụ tƣ vấn pháp luật không lấy tiền để hƣớng d n nhân dân sống và làm việc theo pháp luật [24].

Chỉ đạo này đã đặt dấu ấn quan trọng cho quá trình chuyển biến sâu sắc, mạnh mẽ và toàn diện trong nhận thức và hoạt động của đời sống pháp luật, tạo tiền đề chính trị và nhận thức cho sự ra đời và phát triển của công tác TGPL.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng, dƣới sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tƣ pháp và Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) đã chủ động nghiên cứu, triển khai thí điểm thành lập các Trung tâm TGPL của nhà nƣớc tại Cần Thơ (7/1996) và Hà Tây (01/1997). Việc triển khai thí điểm TGPL ở 02 địa phƣơng cho thấy, nhân dân địa phƣơng đón nhận hoạt động nhƣ một chính sách xã hội rộng lớn của Đảng và Nhà nƣớc. Trên nền tảng nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức và hoạt động TGPL của các nƣớc trên thế giới, Bộ Tƣ pháp và Ban Tổ chức Chính phủ đã hoàn thiện Đề án về việc thành lập tổ chức TGPL và xin ý kiến của Trung ƣơng, Chính phủ và Thủ tƣớng Chính phủ đã đồng ý phê duyệt về nguyên tắc đối với việc thành lập hệ thống tổ chức TGPL ở Việt Nam. Hoạt động TGPL không chỉ d ng lại trong lĩnh vực tƣ vấn pháp luật nhƣ nghiên cứu ban đầu mà bao gồm cả tƣ vấn pháp luật, đại diện, bào chữa và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho đƣơng sự trƣớc cơ quan tiến hành tố tụng. Tại kỳ họp lần thứ 3 (1997), Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khoá VIII tiếp tục khẳng định cần “tổ chức hình thức tƣ vấn pháp luật cho các cơ quan, tổ chức và nhân dân, tạo điều kiện cho ngƣời nghèo đƣợc hƣởng dịch vụ tƣ vấn pháp luật mi n phí…”. Chỉ đạo này đã đặt dấu ấn quan trọng cho quá trình chuyển biến sâu sắc, mạnh mẽ và toàn diện trong nhận thức và hoạt động của đời sống pháp luật, tạo tiền đề chính trị và nhận thức cho sự ra đời và phát triển của công tác TGPL.

Giai đoạn trước khi thành lập đến năm 2006

Ngày 06/9/1997, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 734/TTg về việc thành lập hệ thống tổ chức TGPL cho ngƣời nghèo, đối tƣợng chính sách, thành lập Cục TGPL thuộc Bộ Tƣ pháp. Cục TGPL v a có chức năng giúp Bộ trƣởng Bộ Tƣ pháp quản lý nhà nƣớc về TGPL, v a trực tiếp thực hiện TGPL trong trƣờng hợp cần thiết. Ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng, Trung tâm TGPL trực thuộc Sở Tƣ pháp đƣợc thành lập. Nhằm tăng cƣờng hoạt động phối hợp

giữa các ngành, các cấp trong hoạt động TGPL, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động, đƣa hoạt động TGPL về cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân, ngày 01/3/2000 Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 05/2000/CT-TTg về việc tăng cƣờng công tác TGPL. Để thực hiện Quyết định số 734/TTg, Bộ Tƣ pháp đã chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành ban hành 16 văn bản hƣớng d n thi hành. Ở địa phƣơng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã ban hành các văn bản triển khai thi hành.

Ngày 06/6/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 62/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tƣ pháp, trong đó quy định Bộ Tƣ pháp có nhiệm vụ thống nhất quản lý nhà nƣớc về TGPL cho ngƣời nghèo, đối tƣợng chính sách và các đối tƣợng khác theo quy định của pháp luật. Đồng thời, ngày 21/5/2002, Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Chiến lƣợc toàn diện về tăng trƣởng và xoá đói giảm nghèo đến 2010 nhằm mục đích chung là tạo môi trƣờng tăng trƣởng nhanh, bền vững và xoá đói, giảm nghèo, trong đó đã xác định rõ: Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật, tăng cƣờng TGPL và khả năng tiếp cận pháp lý cho ngƣời nghèo. Mở rộng mạng lƣới trợ giúp pháp luật để ngƣời nghèo ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa có thể tiếp cận với các dịch vụ trợ giúp pháp luật. TGPL cho ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách đƣợc xác định là một trong những chính sách của Chiến lƣợc.

Giai đoạn từ khi có luật TGPL cho đến nay

Ngày 29/6/2006, bƣớc tiến lịch sử trong hoạt động lập pháp trong lĩnh vực TGPL là Quốc hội đã thông qua phê duyệt Luật TGPL 2006 nâng tầm thể chế t Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ. Sự ra đời của Đạo luật này đã thể hiện ý chí nhất quán chính sách của Đảng và Nhà nƣớc trong việc giúp đỡ pháp luật, hỗ trợ về mặt pháp lý để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân đặc biệt là đối tƣợng yếu thế trong xã hội. Đó là mốc son rực rỡ đánh dấu bƣớc chuyển về chất, đƣa công tác TGPL lên một tầm cao mới phù hợp với yêu cầu phát triển đất nƣớc và xu thế thời đại.

Ngày 28/12/2007, Thông tƣ liên tịch số 10/2007/TTLT-BTP-BCA-BQP- BTC-VKSNDTC-TANDTC về TGPL trong hoạt động tố tụng đƣợc ban hành,

Thông tƣ liên ngành đầu tiên hƣớng d n việc thực hiện bào chữa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho đƣơng sự trong quá trình tố tụng (nay đƣợc thay thế bởi Thông tƣ liên tịch số 11/2013/TTLT - BTP - BCA - BQP - BTC - VKSNDTC - TANDTC ngày 04/7/2013). Ngày 10/5/2011, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 678/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lƣợc phát triển TGPL ở Việt Nam đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030 đã tạo ra một lộ trình cụ thể cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về TGPL ở Việt Nam. Đây là Chiến lƣợc đầu tiên của ngành Tƣ pháp (kể t năm 1945 đến nay), đã tạo môi trƣờng để TGPL phát triển. Tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt của Nhà nƣớc và huy động sự tham gia của các nguồn lực xã hội, sự hỗ trợ, đóng góp của cộng đồng quốc tế, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân cho công tác TGPL.

Ngày 20/6/2017, Quốc hội khóa XIV đã tiếp tục ghi nhận vị trí, vai trò công tác TGPL bằng việc thông qua Luật TGPL với tỷ lệ 100% đại biểu có mặt tán thành. Sự ra đời của Luật TGPL năm 2017 đã đánh dấu mốc quan trọng trong việc hoàn thiện thể chế công tác TGPL nói riêng và triển khai Hiến pháp năm 2013 về quyền con ngƣời, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân nói chung. Qua đó tiếp tục khẳng định TGPL là một yếu tố đặc biệt quan trọng trong hệ thống tƣ pháp hình sự, là trách nhiệm của Nhà nƣớc trong bảo đảm quyền con ngƣời, quyền công dân cho đối tƣợng đƣợc TGPL

So với Luật TGPL năm 2006, Luật TGPL năm 2017 đã bổ sung 01 Điều (Điều 5) quy định về nguồn tài chính cho công tác TGPL, theo đó bao gồm nguồn ngân sách nhà nƣớc; đóng góp, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nƣớc, ngoài nƣớc và các nguồn hợp pháp khác. Nhà nƣớc bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách hằng năm của cơ quan thực hiện quản lý nhà nƣớc về TGPL theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nƣớc. Đồng thời, đối với các tỉnh chƣa tự cân đối đƣợc ngân sách, Luật quy định việc ƣu tiên bố trí ngân sách t số bổ sung cân đối ngân sách hằng năm để hỗ trợ cho việc thực hiện vụ việc TGPL phức tạp, điển hình. Đây là điểm mới quan trọng so với Luật TGPL năm 2006, khẳng định trách nhiệm của Nhà nƣớc trong việc bảo đảm cho ngƣời thuộc diện TGPL đƣợc giúp đỡ pháp lý khi họ có các

vụ việc TGPL cụ thể, đồng thời nhằm khắc phục phục phần nào tình trạng bỏ sót nhu cầu TGPL của ngƣời dân, qua đó thể hiện cam kết của Nhà nƣớc trong việc bảo đảm quyền đƣợc TGPL đƣợc thực thi trên thực tế.

Có thể thấy, TGPL là một trong những chính sách mang tính nhân đạo, nhân văn của Đảng và Nhà nƣớc nhằm bảo đảm cho mọi công dân đều bình đẳng trƣớc pháp luật và thực hiện tốt dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân. Để hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu trong Chiến lƣợc TGPL cho các đối tƣợng đƣợc TGPL thì ở địa phƣơng, nhà nƣớc cần tạo điều kiện bố trí trụ sở làm việc, cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động tƣơng xứng cho Trung tâm và các Chi nhánh của Trung tâm; bên cạnh đó, cần tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc đối với công tác TGPL, tăng cƣờng kiểm tra quản lý chất lƣợng hoạt động TGPL của tổ chức, cá nhân, đảm bảo chất lƣợng vụ việc TGPL

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trợ giúp pháp lý cho phụ nữ nông thôn ở Việt Nam hiện nay (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)