Những cản trở, khó khăn trong hoạt động TGPL cho phụ nữ nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trợ giúp pháp lý cho phụ nữ nông thôn ở Việt Nam hiện nay (Trang 78 - 83)

2.2. Thực tiễn thực hiện TGPL cho Phụ nữ nông thôn

2.2.2. Những cản trở, khó khăn trong hoạt động TGPL cho phụ nữ nông thôn

Hoạt động TGPL cho phụ nữ nông thôn đang đƣợc các cơ quan chức năng của địa phƣơng đẩy mạnh triển khai thực hiện. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã bộc lộ vƣớng mắc, nguyên nhân cần đƣợc quan tâm tháo gỡ kịp thời.

Nhận thức của người phụ nữ nông thôn trong việc tham gia TGPL

Bản thân phụ nữ ở nông thôn chƣa đủ kiến thức, kinh nghiệm, sự tự tin và bản lĩnh để tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của bản thân. Khi quyền lợi bị xâm phạm, ngƣời phụ nữ chỉ biết im lặng và không chủ động tìm đến các cơ sở TGPL.

Do cùng lúc phải đóng nhiều vai trò, nhất là vai trò thay thế nam giới hầu nhƣ trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội nông thôn nên d n đến một số hậu quả sau: Lao động quá sức, không có thời gian nghỉ ngơi để phục hồi sức lao động đang ảnh hƣởng trầm trọng đến sức khỏe, đời sống các gia đình nông thôn còn nghèo, phụ nữ thƣờng là ngƣời phải hy sinh bản thân mình trong sự nghèo khổ đó, họ không có điều kiện học tập, giao lƣu, thụ hƣởng các giá trị văn hóa tinh thần, vì

vậy trình độ văn hóa vốn đã thấp lại không có điều kiện bổ sung, nâng cao, sự hiểu biết xã hội hạn chế, lạc hậu.

Phụ nữ nông thôn v n còn bảo thủ trong việc tham gia đăng ký TGPL, sự tồn tại của những tập tục khuôn m u c , tác động đến việc phụ nữ nông thôn không muốn đƣợc hỗ trợ TGPL, họ mặc cảm về trình độ học vấn, về cuộc sống và về kinh tế. Đặc biệt, phụ nữ nông thôn vùng sâu, vùng xa không có điều kiện đƣợc tiếp xúc với bất kỳ loại thông tin nào liên quan đến TGPL, và TGPL v n là khái niệm khá mới mẻ đối với họ. Phụ nữ nông thôn v n chƣa hiểu hết đƣợc quyền của mình khi đƣợc TGPL, mang tâm lý mặc cảm về kiến thức và ngại học tập. Phần lớn họ t chối các dịch vụ TGPL và cho rằng không cần thiết, nhƣng khi quyền lợi của họ bị xâm phạm, phụ nữ nông thôn sẽ rất d bị xao động và vô tình vi phạm những quy định của pháp luật. Kinh tế ở vùng nông thôn gặp nhiều khó khăn, quyền lợi bị xâm phạm khiến phụ nữ nông thôn sẽ có những suy nghĩ tiêu cực, không phấn đấu để vƣợt qua thậm chí rất d bị kẻ xấu lợi dụng, mất niềm tin vào chính quyền gây ảnh hƣởng cho các Trung tâm, tổ chức tiếp cận trở nên khó khăn về hoạt động TGPL cho phụ nữ nông thôn

Đảng và Nhà nƣớc cần xây dựng cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan, tổ chức, các ngành, các cấp trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật và thực hiện TGPL cho phụ nữ nông thôn. Đặc biệt, cần tăng cƣờng phối hợp chặt chẽ, thƣờng xuyên giữa ngành tƣ pháp, tổ chức thực hiện TGPL, Hội phụ nữ các cấp để thực hiện TGPL cho phụ nữ nông thôn, cụ thể: tổ chức các hoạt động phối hợp khảo sát nhu cầu trợ giúp pháp lý của phụ nữ ở nông thôn; phối hợp mở các lớp tập huấn phổ biến, giáo dục pháp luật, bình đẳng giới cho phụ nữ; các trung tâm, tổ chức TGPL phối hợp với chính quyền địa phƣơng thực hiện trợ giúp pháp lý lƣu động tại cơ sở, song song hoạt động TGPL, Hội Phụ nữ địa phƣơng là ngƣời tổ chức, vận động chị em tham gia đầy đủ, tích cực, để họ có cơ hội chia sẻ những những khó khăn, vƣớng mắc và đƣợc hƣởng quyền đƣợc TGPL một cách tối đa.

Nhận thức về hoạt động TGPL của một số cơ quan, ban, ngành còn chưa đầy đủ và thống nhất, ảnh hưởng đến hiệu quả TGPL

các chủ thể về vị trí, vai trò, của phụ nữ ở nông thôn; về công tác phụ nữ; về vấn đề bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ còn hạn chế. Định kiến giới còn tồn tại trong nhân dân và cả trong một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý. Định hƣớng lãnh đạo, chỉ đạo, phƣơng pháp vận động phụ nữ còn thiếu cụ thể, chƣa sát hợp với t ng đối tƣợng, khu vực, vùng miền; thiếu quyết liệt trong chỉ đạo thực hiện hoặc chỉ đạo triển khai còn mang tính hình thức nghiêng về tuyên truyền hô hào vận động thay vì hoạt động thiết thực. Chất lƣợng đội ng cán bộ làm công tác TGPL, giáo dục pháp luật đến phụ nữ nông thôn chƣa cao. Công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành, địa phƣơng, đơn vị trong triển khai thực hiện bình đẳng giới chƣa chặt chẽ và chủ động. Hoạt động TGPL chƣa phát huy hết vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong bảo vệ quyền của phụ nữ ở nông thôn, cá biệt có cơ quan, tổ chức v n coi TGPL là nhiệm vụ của riêng ngành Tƣ pháp.

Sự quan tâm và nhận thức của một số cán bộ lãnh đạo địa phƣơng vùng nông thôn đối với công tác hỗ trợ TGPL phụ nữ nông thôn còn ở mức độ chung chung, điển hình nhƣ việc thực hiện chế độ báo cáo và thống kê thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới, hôn nhân gia đình... ở một số bộ ngành và nhiều địa phƣơng chƣa nghiêm túc, làm ảnh hƣởng đến công tác thống kê số liệu toàn quốc. Bộ máy thực hiện công tác bình đẳng giới còn hạn chế về số lƣợng và chất lƣợng ảnh hƣởng đến ngân sách thực hiện TGPL cho phụ nữ nông thôn

Nhiều ngƣời dân và cơ quan, tổ chức địa phƣơng vùng sâu, vùng xa v n chƣa biết đến Trang thông tin điện tử trợ giúp pháp lý Việt Nam tại địa chỉ (www.trogiupphaply.gov.vn), c ng nhƣ chƣa có phƣơng tiện để tiếp cận, khai thác và sử dụng Trang thông tin này đặc biệt khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện đi lại khó khăn.

Trong quá trình thực hiện TGPL, cơ quan chính quyền tại địa phƣơng chƣa thật sự hợp tác, nhiệt tình trong việc thực hiện TGPL. Chính quyền địa phƣơng nắm bắt rất rõ tình hình trị an trong khu vực quản lý, khi có sự việc phát sinh họ thƣờng tự giải quyết mà không đƣa ra lời khuyên cho phụ nữ địa phƣơng nên tìm đến các tổ chức, trung tâm TGPL.. Mặc dù, tổ chức Luật sƣ làm rất tốt vì họ có năng lực

chuyên môn, kinh nghiệm cao, tiếp nhận nhiều vụ việc về hoạt động TGPL. Phần nhiều sẽ ảnh hƣởng đến lợi ích của một số chủ thể chính quyền địa phƣơng, lo sợ quyền quản lý mất đi vì Bộ máy Nhà nƣớc hiện nay đang cố gắng giảm bớt, tinh giản biên chế bớt cồng kềnh, rƣờm rà. Nên các vụ việc khi giải quyết mang nhiều hƣớng cảm tính. Cơ quan chức năng thƣờng là những chủ thể nhận đƣợc tin tức đầu tiên, không có sự hỗ trợ hợp tác hay thông báo đến các trung tâm TGPL mà thƣờng đứng ra “tự xử lý” gây khó khăn cho việc trung tâm TGPL không nắm đƣợc tình hình thực tế của phụ nữ nông thôn để có đề án hỗ trợ kịp thời. Hoặc do địa điểm trung tâm TGPL quá xa, 1 trung tâm TGPL hoạt động trên 1 địa phƣơng quá lớn (1 huyện thƣờng có 30-50 xã chỉ có 1 trung tâm TGPL) với khu vực xảy ra vụ việc, khi xảy ra rồi thì sự việc đã qua, phụ nữ nông thôn không muốn trợ giúp hay trình báo thêm phần vì bị mặc cảm tâm lý chi phối. Điều đó cho thấy, sự thiếu quan tâm, quản lý lỏng lẻo của các ban ngành chính quyền không có sự gắn kết giữa trung tâm TGPL và cơ quan ban ngành tại địa phƣơng. Bên cạnh đó, phụ nữ nông thôn chƣa chủ động tiếp cận đến các dịch vụ hỗ trợ TGPL vì luôn có quan niệm sai lầm về việc cứ đến các trung tâm TGPL sẽ bị mất phí. Hay khi phụ nữ nông thôn đến Trung tâm TGPL xin hỗ trợ, họ gặp phải nhiều vấn đề về thủ tục, quy trình rắc rối vì không có điều luật quy định về phụ nữ nông thôn trong diện đƣợc TGPL cho nên phải áp dụng nhiều bộ luật chồng chéo và bất cập

Về quy định pháp luật

Nhƣ đã nêu ở mục 2.1.2 “Thực trạng các quy định TGPL và thực hiện TGPL cho phụ nữ nông thôn hiện nay” mà tác giả luận văn phân tích. Một số văn bản luật chƣa đƣợc sửa đổi, bổ sung kịp thời bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật. Một số văn bản hƣớng d n thi hành Luật còn chậm đƣợc ban hành (văn bản hƣớng d n TGPL cho một số đối tƣợng đặc thù trong đó phụ nữ nông thôn là điển hình, chính sách phúc lợi tốt đối với ngƣời thực hiện TGPL để khuyến khích chủ thể tham gia TGPL) chƣa thu hút đƣợc các cá nhân, tổ chức xã hội tham gia hoạt động TGPL

Việc lồng ghép giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật chƣa đƣợc quan tâm đúng mức và còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng. Pháp luật hiện hành

chƣa có nhiều quy định đặc thù để đảm bảo quyền của phụ nữ ở nông thôn. Quy định pháp luật về quyền của phụ nữ nói chung, phụ nữ ở nông thôn nói riêng chƣa thực sự phù hợp, thiếu tính cụ thể, bộc lộ nhiều hạn chế. Các quy định về cơ cấu, tổ chức bộ máy của các cơ quan làm công tác phụ nữ còn nhiều bất cập.

Mạng lưới tổ chức thực hiện TGPL ở một số địa phương chưa được củng cố, kiện toàn theo quy hoạch, chưa đáp ứng yêu cầu TGPL của phụ nữ vùng nông thôn

Ở một số địa phƣơng, mạng lƣới tổ chức thực hiện TGPL chƣa đƣợc củng cố, đội ng ngƣời thực hiện TGPL chƣa đƣợc tăng cƣờng tƣơng xứng với yêu cầu TGPL của phụ nữ nông thôn. Nhiều khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa chƣa thành lập đƣợc Chi nhánh TGPL vì lý do kinh phí, chƣa tuyển đƣợc ngƣời thực hiện TGPL. Các Câu lạc bộ thành lập với mục đích tuyên truyền, giáo dục pháp luật đến với ngƣời dân nói riêng và phụ nữ nói chung nhƣng nhìn chung chất lƣợng hoạt động chƣa cao, quỹ câu lạc bộ gần nhƣ không có, ban chủ nhiệm Câu lạc bộ chƣa thực sự tâm huyết với hoạt động TGPL. Bên cạnh đó, khu vực địa bàn thôn trong khu vực cấp xã thành lập quá nhiều Câu lạc bộ giải trí: Câu lạc bộ quan họ, Câu lạc bộ khiêu v , Câu lạc bộ kịch hội, Câu lạc bộ đàn ca sáo nhị...thu hút nhiều ngƣời dân tham gia vì mang tính chất giải trí tinh thần. Câu lạc bộ về TGPL nội dung chƣa thực sự phong phú, sự đầu tƣ về chất lƣợng còn ít, không thu hút đƣợc nhiều phụ nữ nông thôn và các đối tƣợng khác tham gia. Chính quyền địa phƣơng, thôn xóm chƣa thực sự quan tâm, hỗ trợ công tác tuyên truyền hoạt động Câu lạc bộ TGPL, có quá nhiều Câu lạc bộ khiến việc ngƣời tham gia có nhiều sự lựa chọn, thay vì việc lựa chọn Câu lạc bộ pháp luật khô khan thì ngƣời dân sẽ lựa chọn Câu lạc bộ mang tính chất giải tỏa tinh thần hơn. Ở một số nơi, Ủy ban nhân dân còn e ngại với hoạt động triển khai Câu lạc bộ TGPL vì phải đối thoại trực tiếp với ngƣời dân về những vấn đề đang trọng thời gian chờ thụ lý giải quyết. Điều kiện đi lại khó khăn do đƣờng xá xa xôi, công tác quá nhiều nên Trung tâm đôi khi không hỗ trợ tham dự đầy đủ các buổi sinh hoạt của Câu lạc bộ. Đời sống kinh tế của ngƣời dân tại địa phƣơng còn rất nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, vì vậy ý thức của họ về pháp luật còn rất kém, đa số ngƣời dân không quan tâm đến việc tìm hiểu pháp luật.

Mặc dù địa phƣơng đã triển khai, vận động khuyến khích các tổ chức hành nghề luật sƣ, các Trung tâm tƣ vấn pháp luật thuộc các tổ chức đoàn thể xã hội, nhƣng số lƣợng ngƣời tham gia TGPL trong các tổ chức này còn hạn chế, số lƣợng vụ việc thực hiện TGPL chƣa cao, chủ yếu chỉ tập trung ở những vụ việc pháp luật đơn giản và các đợt tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật đến với nhân dân.

Đội ngũ người thực hiện TGPL hiện nay còn thiếu về số lượng, thù lao của Luật sư không xứng đáng với công sức

Các Chi nhánh trung tâm TGPL hiện nay chƣa bố trí đủ nguồn nhân lực trong việc thực hiện TGPL cho phụ nữ nông thôn và ngƣời dân trong địa phƣơng. Số lƣợng Trợ giúp viên pháp lý đăng ký tham gia thực hiện TGPL còn thiếu gây khó khăn trong việc đào tạo, bồi dƣỡng nguồn cán bộ chuyên trách TGPL. Mặc dù hàng năm Bộ Tƣ pháp đều tích cực chủ động mở các lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ TGPL nâng cao chất lƣợng Trợ giúp viên pháp lý nhƣng ở địa phƣơng không có ngƣời đủ tiêu chuẩn để tham gia, đây c ng là khó khăn không nhỏ mà Bộ Tƣ pháp và địa phƣơng cần phải có biện pháp khắc phục nhanh chóng. Vì mục tiêu phát triển Nông thôn mới, đây c ng là kế hoạch và nhiệm vụ lâu dài mà chính quyền địa phƣơng cần có phƣơng án triển khai phù hợp với sự phát triển của kinh tế đất nƣớc trong những năm tới.

Số lƣợng luật sƣ tham gia làm cộng tác viên chiếm tỷ lệ nhỏ, các vụ việc tham gia tố tụng chủ yếu do Trợ giúp viên pháp lý của Trung tâm thực hiện. Kinh phí nhà nƣớc ở địa phƣơng dành cho công tác TGPL còn nhiều hạn chế. Thù lao chi trả cho Luật sƣ khi giải quyết vụ việc không phù hợp với mong muốn của Luật sƣ, không xứng đáng công sức của Luật sƣ gây ảnh hƣởng đến chất lƣợng công việc. Chính sách chƣa tốt d kéo theo hệ lụy Luật sƣ sẽ ng ng cộng tác với Nhà nƣớc trong hoạt động TGPL mà hiện nay tỷ lệ đội ng Luật sƣ tham gia vào công tác TGPL trong cả nƣớc rất thấp, thậm chí một số vùng địa phƣơng vùng sâu vùng xa thiếu Luật sƣ trầm trọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trợ giúp pháp lý cho phụ nữ nông thôn ở Việt Nam hiện nay (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)