Công tác hoạt động TGPL cho phụ nữ nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trợ giúp pháp lý cho phụ nữ nông thôn ở Việt Nam hiện nay (Trang 92 - 99)

2.3. Đánh giá chung về việc thực hiện TGPL cho phụ nữ nông thôn

2.3.2. Công tác hoạt động TGPL cho phụ nữ nông thôn

2.3.2.1. Công tác phối hợp để tổ chức thực hiện TGPL cho phụ nữ nông thôn

Hoạt động TGPL do tổ chức TGPL thực hiện, nhƣng để TGPL đi sâu đƣợc tình hình thực tế của ngƣời dân tại địa phƣơng, đánh giá đúng thực trạng hoạt động TGPL, tổ chức TGPL cần có sự phối hợp của các ban ngành các cấp, các tổ chức,

đoàn thể. Tổ chức TGPL có năng suất công tác tốt hay không phụ thuộc vào sự liên kết phối hợp có hiệu quả của các ban ngành, các cấp.

Bộ Tƣ pháp, Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam cần ban hành một văn bản liên tịch quy định cơ chế phối hợp về truyền thông trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý để hoạt động này đƣợc thƣờng xuyên, liên tục và hiệu quả hơn; tăng cƣờng đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động trợ giúp pháp lý.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông pháp luật về trợ giúp pháp lý đến với nhân dân và các cơ quan, ban, ngành nhất là ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo. Nâng cao hơn nữa nhận thức của cấp ủy, chính quyền các địa phƣơng về công tác trợ giúp pháp lý, Sở Tƣ pháp phối hợp với các cơ quan truyền thanh, truyền hình tỉnh tăng cƣờng tuyên truyền về công tác trợ giúp pháp và hoạt động trợ giúp pháp lý. Hầu hết các cơ quan tiến hành tố tụng đều thực hiện nghiêm túc việc niêm yết công khai bảng thông tin về trợ giúp pháp lý; phối hợp thực hiện các hoạt động truyền thông về trợ giúp pháp lý; hƣớng d n, giải thích quyền đƣợc trợ giúp pháp lý cho đối tƣợng đƣợc trợ giúp pháp lý và đề nghị, giới thiệu đối tƣợng đến Trung tâm, Chi nhánh yêu cầu trợ giúp pháp lý; đăng ký tham gia tố tụng cho Trợ giúp viên pháp lý

Trung tâm TGPL chủ động, thƣờng xuyên giữ mối quan hệ công tác với cơ quan Nhà nƣớc, tổ chức các hoạt động liên quan trong công tác trợ giúp pháp lý, chủ động tham gia giới thiệu văn bản mới liên quan đến việc TGPL cho ngƣời dân, tham gia thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh, kết hợp tuyên truyền, phổ biến Luật TGPL, Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Phòng, chống tội phạm mua bán ngƣời, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, chính sách ƣu đãi tại địa phƣơng và các văn bản pháp luật về TGPL đến đông đảo ngƣời dân. Các trung tâm TGPL cần phối hợp với Hội phụ nữ vùng nông thôn tổ chức các đợt tập huấn, các câu lạc bộ sinh hoạt về pháp luật cho phụ nữ trong vùng, góp phần giải toả những vƣớng mắc pháp luật của nhân dân, tạo niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nƣớc; góp phần ổn định chính trị, giữ gìn

trật tự an toàn xã hội; tạo lập cơ chế thực hiện nguyên tắc Hiến định: Mọi công dân đều bình đẳng trƣớc pháp luật, bảo đảm công bằng xã hội; góp phần giữ vững và tăng cƣờng pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.

Giữ vững hoạt động chƣơng trình Chƣơng trình phối hợp số 60/CTPH-BTP- HLHPNVN về thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, tƣ vấn pháp luật cho phụ nữ; hòa giải ở cơ sở và lồng ghép giới trong xây dựng pháp luật giai đoạn 2018-2022, lấy chƣơng trình phối hợp là tiêu chí, tiền đề trong việc hỗ trợ pháp lý cho phụ nữ vùng nông thôn.

Đối với TGPL trong hoạt động tố tụng, các trung tâm TGPL cần phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tiến hành tố tụng (dựa theo tiêu chí của Thông tƣ liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANNDTC-VKSNDTC ngày 29/6/2018 quy định về phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng (Thông tƣ liên tịch số 10)) để thực hiện, đảm bảo quyền và lợi ích cho đối tƣợng đƣợc trợ giúp. Khi có đơn yêu cầu TGPL, trung tâm chủ động tiếp cận thông tin, kiểm tra, rà soát và cử trợ giúp viên hoặc luật sƣ là cộng tác viên tham gia bào chữa. Nhiều vụ án với sự tham gia tố tụng ngay t đầu của các trợ giúp viên, luật sƣ là cộng tác viên của trung tâm góp phần làm sáng tỏ nội dung sự việc, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan tố tụng giải quyết vụ việc nhanh chóng, chính xác và đúng theo trình tự thủ tục quy định pháp luật.

2.3.2.2. Công tác truyền thông, giáo dục và phổ biến TGPL đến với phụ nữ nông thôn

Kể t khi hệ thống trợ giúp pháp lý đƣợc hình thành và phát triển đến nay, công tác truyền thông về hoạt động trợ giúp pháp lý luôn đƣợc đặc biệt quan tâm, đã có nhiều hình thức truyền thông đến với ngƣời dân nhƣ: giới thiệu về hoạt động trợ giúp pháp lý trên phƣơng tiện thông tin đại chúng, tờ gấp pháp luật, đặt Bảng thông tin về trợ giúp pháp lý tại cơ quan tiến hành tố tụng, trụ sở tiếp công dân. Bên cạnh đó công tác truyền thông c ng đƣợc đẩy mạnh thông qua loa truyền thanh của xã, thôn, bản, nói chuyện pháp luật buổi tối và qua trợ giúp pháp lý lƣu động

Nhờ tuyên truyền tích cực về công tác trợ giúp pháp lý và hoạt động trợ giúp pháp lý, nhận thức của các cơ quan nhà nƣớc về chức năng, phạm vi, lĩnh vực hoạt động và sự cần thiết của trợ giúp pháp lý đã đƣợc nâng cao và ngày càng nhận đƣợc sự tín nhiệm, tin tƣởng của cấp ủy, chính quyền các địa phƣơng. Theo số liệu của Bộ Tƣ Pháp năm 2017, nhiều địa phƣơng đã tạo điều kiện, tăng biên chế c ng nhƣ ngân sách hoạt động hàng năm cho Trung tâm (Hà Nội: 63 biên chế; Lào Cai: 30; Cao Bằng: 23; Đăk Lăk: 24; thành phố Hồ Chí Minh 20; Cần Thơ: 44;), nhiều Trung tâm đã đƣợc bố trí trụ sở riêng thuận lợi cho việc tiếp công dân c ng nhƣ đƣợc trang bị: máy ảnh, máy chiếu và ô tô công vụ phục vụ cho công tác trợ giúp pháp lý lƣu động, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của địa phƣơng

Các hình thức truyền thông phổ biến TGPL mà Bộ tƣ pháp đang thực hiên:

a. Tờ gấp, cẩm nang, tài liệu pháp luật

Hàng năm, hệ thống trợ giúp pháp lý t Trung ƣơng đến địa phƣơng thƣờng xuyên biên soạn các loại tờ gấp pháp luật đi sát vào đời sống tinh thần của nhân dân. Thực hiện phát các loại Tờ gấp pháp luật phát mi n phí cho ngƣời dân khi thực hiện tƣ vấn, trong các đợt trợ giúp pháp lý lƣu động, tổ chức sinh hoạt Câu Lạc bộ hoặc đƣợc đặt trong Hộp tin trợ giúp pháp lý, để thông qua tờ gấp pháp luật, ngƣời dân sẽ nắm đƣợc các quy định pháp luật để vận dụng trong đời sống hàng ngày...Có thể thấy, hình thức truyền thông này sẽ tiếp tục mang lại những những hiệu quả thiết thực, tiết kiệm chi phí, truyền tải đƣợc nhiều nội dung pháp luật, đặc biệt phù hợp với điều kiện ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện đi lại khó khăn.

b. Truyền thông qua các chuyên Trang, chuyên mục trên Đài Phát thanh, truyền hình, Báo, Tạp chí, Bản tin

Ở Trung ƣơng, Cục Trợ giúp pháp lý đã tích cực phối hợp với các ban, ngành để tuyên truyền, nâng cao vị trí, vai trò, của trợ giúp pháp lý trong xã hội, đã phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam thực hiện phóng sự truyền hình về hoạt động TGPL; phối hợp với Báo Pháp luật Việt Nam,Tạp chí Dân chủ và pháp luật đƣa các chuyên mục về trợ giúp pháp lý với các tin, bài viết nghiên cứu về hoạt động TGPL.

Ngoài ra, một số báo có uy tín c ng thƣờng xuyên có các bài viết về hoạt động trợ giúp pháp lý.

Ở địa phƣơng, các Sở Tƣ pháp đã phối hợp với Báo, Đài của tỉnh thƣờng xuyên có các chuyên mục về trợ giúp pháp lý nhƣ: Pháp luật và đời sống, Luật sƣ của bạn. Bên cạnh đó, Đài Phát thanh và truyền hình các tỉnh, thành phố có mục Trả lời thƣ bạn nghe đài, Hộp thƣ truyền hình... c ng nhƣ các phóng sự, phim tài liệu về hoạt động trợ giúp pháp lý, tin tức về các đợt trợ giúp pháp lý lƣu động để nhân dân trong vùng nói chung và phụ nữ nông thôn nói riêng cập nhật thông tin nhanh chóng, chính xác.

c. Trang thông tin điện tử trợ giúp pháp lý Việt Nam

Đẩy mạnh phát triển tối đa công tác truyền thông, kịp thời cập nhật và truyền tải các hoạt động TGPL trên cả nƣớc, Trang thông tin điện tử của Cục TGPL đã đƣợc nâng cấp với một phiên bản mới, đây là kênh thông tin phong phú, đa dạng về tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý, phản ánh tƣơng đối đầy đủ các hoạt động trợ giúp pháp lý trong toàn quốc, là di n đàn trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng trợ giúp pháp lý của ngƣời thực hiện trợ giúp pháp lý, phổ biến chính sách trợ giúp pháp lý của Nhà nƣớc đến đông đảo ngƣời dân. Số lƣợng các bài viết không ng ng đƣợc tăng lên với nội dung phong phú và có chất lƣợng, t năm 2013 đến nay đã có khoảng 450 bài viết đƣợc đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Cục Trợ giúp pháp lý Việt Nam.

Để giới thiệu đến bạn bè quốc tế về hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam, Cục Trợ giúp pháp lý đã và đang hoàn thiện Trang thông tin điện tử trợ giúp pháp lý Việt Nam bằng phiên bản tiếng Anh, với mục đích tạo di n đàn trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, nghiên cứu những mô hình trợ giúp pháp lý trên thế giới đang áp dụng vào thực ti n hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam,.

d. Bảng thông tin về trợ giúp pháp lý

Bảng thông tin về trợ giúp pháp lý (với các nội dung nhƣ: ngƣời đƣợc trợ giúp pháp lý; quyền và nghĩa vụ của ngƣời đƣợc trợ giúp pháp lý; thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý; địa chỉ, điện thoại liên hệ của Trung tâm, Chi nhánh) ngoài việc

đƣợc niêm yết tại trụ sở các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý còn đƣợc niêm yết công khai tại trụ sở tiếp công dân của các cơ quan tiến hành tố tụng, Trại Tạm giam; Nhà Tạm giữ; các cơ quan, ban, ngành để mọi ngƣời dân d dàng tiếp cận biết đƣợc trình tự.

e. Truyền thông thông qua loa truyền thanh của xã, phường, thôn, bản

Việc tuyên truyền về công tác trợ giúp pháp lý và hoạt động trợ giúp pháp lý qua các phƣơng tiện truyền thông tại xã, phƣờng, thị trấn, thôn, bản đã t ng bƣớc đƣợc chú trọng, nhiều địa phƣơng đã tổ chức phát thanh vào các buổi chiều hàng tuần t 17:00 giờ đến 18:30 giờ để ngƣời dân nói chung và phụ nữ nói riêng lắng nghe và tiếp cận thông tin chính xác nhất. Đây là một trong những kênh thông tin đem lại hiệu quả tốt, đặc biệt là ở những địa bàn vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện đi lại khó khăn.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Chƣơng 2, tác giả luận văn phân tích lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật về TGPL, đi vào thực ti n về hiệu quả và kết quả hoạt động TGPL thông qua việc phân tích thực trạng về tổ chức thực hiện TGPL, đội ng ngƣời thực hiện TGPL, thực trạng về cơ sở vật chất, nguồn kinh phí bảo đảm cho hoạt động TGPL, thực trạng về hoạt động TGPL cho phụ nữ nông thôn mà trọng tâm là hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý đến với phụ nữ, chất lƣợng vụ việc TGPL, hoạt động truyền thông về TGPL, công tác phối hợp trong TGPL. Đối với mỗi vấn đề, tác giả luận văn phân tích những kết quả đã đạt đƣợc c ng nhƣ chỉ ra những khó khăn, nguyên nhân và những bất cập còn tồn tại đã gây ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động TGPL cho phụ nữ ở nông thôn trong thời gian qua.

T thực trạng về tổ chức, hoạt động TGPL cho phụ nữ ở nông thôn hiện nay, tác giả luận văn muốn chỉ ra những khó khăn, thách thức, bất cập cần phải nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động TGPL là một yêu cầu tất yếu và cần thiết. Vì vậy cần có các phƣơng hƣớng đúng đắn và giải pháp cụ thể để nâng cao hoạt động TGPL cho phụ nữ nông thôn trong thời gian tới đạt hiệu quả cao hơn nữa đáp ứng đƣợc những yêu cầu của ngƣời dân.

CHƢƠNG 3

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO PHỤ NỮ Ở NÔNG THÔN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trợ giúp pháp lý cho phụ nữ nông thôn ở Việt Nam hiện nay (Trang 92 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)