Yếu tố về nhận thức pháp luật của phụ nữ nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trợ giúp pháp lý cho phụ nữ nông thôn ở Việt Nam hiện nay (Trang 39 - 41)

1.3. Các yếu tố tác động đến việc cần phải TGPL cho phụ nữ nông

1.3.3. Yếu tố về nhận thức pháp luật của phụ nữ nông thôn

Đời sống văn hóa của phụ nữ nông thôn c ng còn rất nhiều hạn chế. Học hành phần nhiều dở dang. Số nữ sinh viên các trƣờng Đại học, Cao đẳng là ngƣời nông thôn, miền núi ít hơn hẳn nữ sinh viên ở thành thị. Họ thƣờng không có thời gian cho việc học tập và nghiên cứu, cho đến nay, trình độ học vấn của phụ nữ nông thôn đang còn thấp hơn so với nam giới. Đó là một thiệt thòi to lớn, là một lực cản đối với sự cải thiện và nâng cao địa vị ngƣời phụ nữ ở nông thôn. Bản thân ngƣời phụ nữ không nhận thức đƣợc đầy đủ các quyền của mình, bởi vậy khi bị đối xử bất công trong gia đình và có vi phạm xảy ra họ đành cam chịu hoặc là không biết phải khiếu nại, tố cáo ở đâu và không biết phải tự bảo vệ mình nhƣ thế nào.

Xuất phát t yếu tố truyền thống với phần lớn thời gian dành cho công việc nội trợ, chức năng làm mẹ, chăm sóc con cái và gia đình, v n luôn đƣợc cho là trách nhiệm chủ yếu của phụ nữ, c ng ảnh hƣởng không nhỏ đến sự chất lƣợng công việc của phụ nữ nông thôn, ngƣời phụ nữ không có thời gian để tự tìm hiểu hay tham gia các khóa tập huấn để nâng cao kiến thức của mình về các quy định của pháp luật. Bên cạnh yếu tố truyền thống t những rào cản t quan niệm phong kiến cổ hủ đánh giá thấp khả năng và tiềm năng của phụ nữ thì nhiều phụ nữ với bản chất rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin, tâm lý mặc cảm không có ý thức học hỏi nâng cao trình độ, hiểu biết của bản thân.

Tƣ tƣởng định kiến giới còn tồn tại trong xã hội đã ảnh hƣởng lớn đến sự tham gia của phụ nữ trong các lĩnh vực của đời sống, kinh tế, xã hội. Các kết quả nghiên cứu xã hội học về phân công lao động trong gia đình trong những năm gần đây ở các địa phƣơng, các nhóm xã hội thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, trình độ học

vấn khác nhau đều cho thấy phụ nữ v n là những ngƣời đảm nhiệm phần lớn các công việc gia đình. Ngay cả những phụ nữ đi làm có thu nhập cao v n là ngƣời phải chịu trách nhiệm chính về việc nhà.

Ở các khu vực vùng nông thôn Việt Nam, tình hình trật tự đời sống của ngƣời dân thƣờng ít phức tạp hơn đối với cuộc sống ở khu vực thành phố nhƣng tình hình tội phạm xảy ra hết sức phức tạp. Bản thân ngƣời phụ nữ vùng nông thôn luôn hình thành tƣ duy “sợ” liên quan đến pháp luật, vì cho rằng thủ tục pháp luật rƣờm rà, lâu thực hiện. Khi có tranh chấp về quyền và lợi ích, tội phạm xảy ra nhƣ: Bạo lực gia đình, định kiến về giới, tội phạm l a đảo tài sản, con ngƣời, vấn nạn xâm phạm tình dục đối với phụ nữ và trẻ em vùng nông thôn luôn là những chủ đề di n ra thƣờng xuyên nhƣng phụ nữ nông thôn “không” tố cáo lên chính quyền địa phƣơng và các tổ chức, trung tâm TGPL không can thiệp kịp thời để bảo vệ quyền lợi cho ngƣời phụ nữ, phần lớn lý do vì định kiến hủ tục phong kiến làng quê, tâm lý lo sợ về danh tiếng, nhân phẩm của mình bị ảnh hƣởng, điều tiếng t xóm làng... Nhận thức của xã hội, truyền thống văn hóa ảnh hƣởng rất lớn đến việc tiếp cận pháp lý cho phụ nữ, do vậy nhiều phụ nữ bị bạo hành thuộc đối tƣợng trợ giúp pháp lý c ng chƣa chủ động tìm đến sử dịch vụ trợ giúp pháp lý để đƣợc hỗ trợ. Mặc dù Nhà nƣớc ban hành pháp luật rất cụ thể, có quy định rõ về khung hình phạt các hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích của chủ thể bị hại, nhƣng phụ nữ nông thôn mang tâm lý mặc cảm, tự ti, không nắm bắt đƣợc quyền lợi của mình sẽ đƣợc pháp luật bảo vệ nhƣ nào, họ thƣờng tự thỏa thuận hoặc giải quyết vì lý do tình cảm tế nhị nên hầu hết nạn nhân đều chấp nhận, tự dàn xếp hay ấm ức chịu đựng mà không tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.

Khi không đƣợc trang bị về kiến thức pháp luật, thì ngƣời phụ nữ sẽ không nắm đƣợc quyền và trách nhiệm của mình, họ rất d trở thành nạn nhân hoặc là đối tƣợng vi phạm pháp luật. Khi quyền lợi bị xâm phạm, phụ nữ nông thôn chƣa nhận thức đƣợc vai trò của công tác TGPL trong việc đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Phụ nữ và trẻ em gái ở khu vực này đang còn chịu nhiều thiệt thòi hơn nam giới c ng nhƣ so với phụ nữ ở khu vực thành thị về cơ hội học

tập, việc làm, tiếp cận thông tin và thụ hƣởng các thành quả của cuộc sống. Việc nhận thức đúng vai trò, vị trí của phụ nữ sẽ giúp phụ nữ tự tin hơn trong cuộc sống, vƣợt qua những rào cản của xã hội để vƣơn lên. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã t ng nói:

Phụ nữ ta còn có một số nhƣợc điểm nhƣ bỡ ngỡ, lúng túng, tự ti, thiếu tin tƣởng vào khả năng của mình; mặt khác, phụ nữ c ng gặp nhiều khó khăn về gia đình, con cái. Muốn giải quyết khó khăn không nên ỷ lại vào Đảng, Chính phủ mà phải quyết tâm học tập, phát huy sáng kiến, tin tƣởng ở khả năng mình, nâng cao tinh thần tập thể, đoàn kết giúp đỡ nhau để giải quyết mọi khó khăn của phụ nữ trong công tác chính quyền…[16].

Câu nói của Bác Hồ rất đúng với xu thế phát triển Phụ nữ nông thôn Việt Nam hiện đại, ngoài sự trợ giúp t Đảng và Nhà nƣớc, các cấp chính quyền tại địa phƣơng, thì bản thân ngƣời phụ nữ nông thôn phải có sự nỗ lực, cố gắng học tập, rèn luyện tri thức và tiếp thu tinh thần của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trợ giúp pháp lý cho phụ nữ nông thôn ở Việt Nam hiện nay (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)