Mong muốn của HS về việc sử dụng TN trong học tập mơn hóa học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng thí nghiệm trong dạy học chương 6, 7 hóa học lớp 10 nhằm phát triển năng lực thực nghiệm hóa học cho học sinh​ (Trang 41 - 46)

Ý kiến Số HS (Tỷ lệ)

Không bao giờ 0 (0,00%) Thỉnh thoảng 17 (9,24%) Thường xuyên 77 (41,85%) Rất thường xuyên 90 (48,91%)

Kết quả khảo sát cho thấy thái độ của HS là có nhu cầu, hứng thú và mong muốn được tiến hành làm các TN thường xuyên (41,85%) và rất thường xuyên (48,91%) trong q trình học tập mơn hóa học.

Kết luận: Thơng qua kết quả điều tra 28 GV dạy mơn Hóa học và 184 HS

thuộc các trường THPT, chúng tôi nhận thấy rằng GV nhận thấy được tầm quan trọng của TN trong các tiết dạy của mình. Tuy nhiên, đa số GV lại chọn cách sử dụng TN theo phương pháp minh họa (đây là cách sử dụng TN ít tích cực nhất nên hạn chế sử dụng) và hình thức sử dụng TN chủ yếu là do GV tiến hành chứ không phải tự tay HS tiến hành TN, dẫn đến một số các biểu hiện của NL TNHH, đặc biệt là các biểu hiện liên quan đến việc trực tiếp làm TN của HS được đánh giá khơng cao. Vì vậy, việc sử dụng TN trong dạy học hóa học cần được quan tâm hơn nữa về các phương pháp và hình thức, cần phải đề ra các biện pháp thích hợp để phát triển NL TNHH cho HS.

Tiểu kết chương 1

Trên cơ sở các cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới và ở Việt Nam, luận văn trình bày về định hướng đổi mới giáo dục phổ thông trong giai đoạn mới, cơ sở lí luận về NL, NL TNHH trong dạy học hóa học ở trường phổ thông. Chương 1 cũng đã trình bày được vai trị, ý nghĩa của việc sử dụng thí nghiệm, các loại thí nghiệm trong dạy học và các phương pháp sử dụng thí nghiệm nhằm phát triển NL TNHH cho HS.

Những kết quả thu được từ việc điều tra thực trạng việc sử dụng TN và phát triển NL TNHH cho HS ở một số trường THPT cho thấy được sự tầm quan trọng của việc sử dụng TN, tuy nhiên phương pháp và hình thức sử dụng thí nghiệm chưa tích cực dẫn đến NL TNHH của HS chưa được đánh giá cao.

Từ cơ sở lí luận và thực tiễn nêu trên sẽ là cơ sở để chúng tôi tiếp tục nghiên cứu, đề xuất một số nội dung ở chương 2 góp phần phát triển NL TNHH cho HS thông qua việc sử dụng TN .

Chương 2. SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG 6, 7 HÓA HỌC LỚP 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC NGHIỆM HỐ HỌC CHO HỌC SINH 2.1. Phân tích mục tiêu, nội dung, và đặc điểm dạy học chương 6, 7– Hóa học lớp 10

2.1.1. Mục tiêu

Theo chuẩn kiến thức – kĩ năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành cho chương trình Hóa học THPT hiện nay (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2007), sau khi học xong chương 6, 7 lớp 10 (Chương trình cơ bản) HS đạt được:

Chương 6: Oxi - lưu huỳnh

a. Về kiến thức

HS nêu được:

- Những tính chất vật lí, tính chất hóa học cơ bản và một số ứng dụng, cách điều chế các đơn chất oxi, ozon, lưu huỳnh.

- Những tính chất hóa học của các hợp chất quan trọng của lưu huỳnh (H2S, SO2, SO3, H2SO4), một số ứng dụng và cách điều chế.

HS giải thích được các tính chất của các đơn chất oxi, lưu huỳnh và các hợp chất của oxi, lưu huỳnh trên cơ sở cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học, độ âm điện và số oxi hóa.

HS vận dụng được các kiến thức đã học để làm các bài tập có kiến thức liên quan.

b. Về kỹ năng

- Quan sát, giải thích hiện tượng khi làm thí nghiệm hóa học về oxi, lưu huỳnh và hợp chất.

- Xác định chất khử, chất oxi hóa và cân bằng PTHH của phản ứng oxi hóa – khử thuộc chương Oxi – Lưu huỳnh.

- Có khả năng xác định vấn đề, dự đốn và đưa ra các phương án thí nghiệm. - Kĩ năng cơ bản tối thiểu làm việc với các chất, dụng cụ hóa học, quan sát mơ tả hiện tượng và tiến hành một số thí nghiệm.

- Giải các bài tập định tính và định lượng có liên quan đến kiến thức trong chương.

- Vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng tự nhiên có liên quan đến hóa học như ơ nhiễm khơng khí, đất, nước; sự suy giảm tầng ozon, mưa axit,...

c. Về giáo dục tình cảm, thái độ

- Có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ tầng ozon. - Chống gây ơ nhiễm khơng khí, đất, nước.

- Giáo dục lịng say mê học tập mơn Hóa học, ý thức vươn lên chiếm lĩnh khoa học, kĩ thuật.

d. Phát triển năng lực

Theo tài liệu (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2017), thơng qua q trình học tập và các hoạt động để lĩnh hội kiến thức thì HS cũng cần hình thành và phát triển một số năng lực như: năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác và giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tính tốn, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực thực nghiệm hóa học, năng lực sử dụng ngơn ngữ hóa học...Tuy nhiên, trong luận văn này, chúng tơi chú trọng hình thành năng lực thực nghiệm hóa học cho HS thơng qua sử dụng thí nghiệm.

Chương 7: Tốc độ phản ứng - Cân bằng hóa học

a. Về kiến thức

- HS phát biểu được định nghĩa tốc độ phản ứng ở hai khía cạnh định tính và định lượng.

- HS nêu được cơng thức tính tốc độ trung bình của phản ứng hóa học. - HS giải thích được:

 Cân bằng hóa học là gì?

 Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học.

 Ý nghĩa của cân bằng hóa học trong kĩ thuật và đời sống.

b. Về kĩ năng

- Vận dụng các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học để điều khiển phản ứng hóa học.

- Rèn luyện kĩ năng tiến hành thí nghiệm, quan sát, mô tả và giải thích hiện tượng thí nghiệm hóa học.

- Phát triển năng lực phân tích và khái quát hóa vấn đề trên cơ sở tư duy logic.

c. Về giáo dục tình cảm, thái độ

- Có ý thức vận dụng kiến thức trong chương để lí giải những biện pháp, qui trình kĩ thuật trong sản xuất và hiện tượng thực tiễn của đời sống.

- Có lịng tin vào khoa học và con người có khả năng điều khiển các q trình hóa học.

d. Phát triển năng lực

Thơng qua q trình học tập và các hoạt động để lĩnh hội kiến thức thì HS cũng cần hình thành và phát triển một số năng lực như: năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác và giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tính tốn, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực thực nghiệm hóa học, năng lực sử dụng ngơn ngữ hóa học...Tuy nhiên, trong luận văn này, chúng tơi chú trọng hình thành năng lực thực nghiệm hóa học cho HS thơng qua sử dụng thí nghiệm.

2.1.2. Nội dung

Nội dung chương trình hóa học lớp 10 gồm năm chương lí thuyết cơ bản (đây là các chương cơ sở lí thuyết chủ đạo của tồn hệ thống kiến thức cơ bản về hóa học) và hai chương các nhóm chất cụ thể (nghiên cứu về cấu tạo, tính chất, ứng dụng và điều chế của các chất tiêu biểu và một số hợp chất của chúng). Trong đề tài luận văn chúng tôi chọn nghiên cứu hai chương 6, 7 (là hai chương đại diện cho cả hai mảng lí thuyết cơ bản và các nhóm chất cụ thể). Chương 7 – Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học, nhằm hình thành khái niệm tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học qua đó nghiên cứu kĩ bản chất phản ứng và các yếu tố ảnh hưởng đến chúng để nâng cao hiệu suất phản ứng theo hướng có lợi mà con người mong muốn; Chương 6 – Oxi và lưu huỳnh, vận dụng những kiến thức đã biết về cấu tạo nguyên tử,liên kết hóa học, phản ứng oxi hóa khử,...để nghiên cứu về hai nguyên tố oxi và lưu huỳnh cùng với các hợp chất quan trọng và các ứng dụng của chúng.

Nội dung chương 6, 7 thuộc chương trình chuẩn mơn hóa học 10 THPT được thể hiện ở bảng sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng thí nghiệm trong dạy học chương 6, 7 hóa học lớp 10 nhằm phát triển năng lực thực nghiệm hóa học cho học sinh​ (Trang 41 - 46)