Các loại thí nghiệm hóa học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng thí nghiệm trong dạy học chương 6, 7 hóa học lớp 10 nhằm phát triển năng lực thực nghiệm hóa học cho học sinh​ (Trang 29 - 30)

1.4. Sử dụng thí nghiệm trong dạy học hóa học

1.4.2. Các loại thí nghiệm hóa học

Theo tài liệu (Nguyễn Cương, 2017), TN được sử dụng trong trường phổ thơng dưới các hình thức sau:

a. Thí nghiệm biểu diễn của giáo viên là TN do GV tự tay biểu diễn trước HS b. Thí nghiệm học sinh do HS tự tay làm với các dạng:

- TN đồng loạt của HS trong khi học bài mới ở trên lớp để nghiên cứu sâu một vài nội dung bài học.

- TN thực hành ở lớp học nhằm củng cố kiến thức đã học và rèn luyện kĩ năng,

kĩ xảo làm ThN, thường được tổ chức sau một số bài hoặc vào cuối học kỳ.

- TN ngoại khóa (ngồi lớp) như TN vui trong các buổi hoạt động ngoài giờ lên

hớp, hội vui hóa học.

- TN ở nhà là một hình thức thực nghiệm đơn giản (có thể dài ngày) giao cho

HS tự làm ở nhà riêng.

Những yêu cầu sư phạm về kĩ thuật biểu diễn TN: Đảm bảo an toàn cho HS

và cho GV; bảo đảm thành công của TN; TN phải rõ, HS phải được quan sát đầy đủ; TN phải đơn giản, dụng cụ TN gọn gàng, mỹ thuật, đồng thời phải bảo đảm tính khoa học; số lượng TN trong một bài vừa phải, hợp lí; TN phải kết hợp chặt chẽ với bài giảng.

Những yêu cầu về TN của HS, TN thực hành:

Để thí nghiệm thực hành đạt được nhiệm vụ và mục đích đặt ra cần đảm bảo thực hiện được các yêu cầu sau đây:

+ Giờ học TN thực hành cần được chuẩn bị thật tốt. GV phải tổ chức cho học sinh nghiên cứu trước bản hướng dẩn làm thí nghiệm thực hành.

+ Phải đảm bảo an toàn. Những TN với các chất nổ và chất độc hại, với các axit đặc…thì khơng nên cho học sinh làm; nếu cho làm thì phải hết sức chú ý theo dõi, nhắc nhở để tiến hành an toàn tuyệt đối.

+ Các TN phải đơn giản tới mức tối đa nhưng đồng thời phải rõ ràng. Các dụng cụ TN cũng phải đơn giản nhưng phải đảm bảo chính xác mĩ thuật, phù hợp với yêu cầu về mặt sư phạm.

+ Khi chọn TN thực hành, giáo viên cần tính đến tác dụng của các TN đó tới việc hình thành kĩ năng, kĩ xảo cho học sinh.

+ Phải đảm bảo và duy trì được trật tự trong lớp khi làm TN.

+ GV phải theo sát quá trình tiến hành TN của HS, chú ý kĩ thuật TN để giúp đỡ kịp thời nếu cần, không can thiệp vào cơng việc của các em, giữ gìn trật tự chung của cả lớp.

+ Khi làm TN thì phải đảm bảo cho các HS trong nhóm đều phải được tiến hành. Mỗi HS thực hiện thì các HS khác giúp đỡ và quan sát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng thí nghiệm trong dạy học chương 6, 7 hóa học lớp 10 nhằm phát triển năng lực thực nghiệm hóa học cho học sinh​ (Trang 29 - 30)