Các phương pháp sử dụng thí nghiệm trong dạy học hóa học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng thí nghiệm trong dạy học chương 6, 7 hóa học lớp 10 nhằm phát triển năng lực thực nghiệm hóa học cho học sinh​ (Trang 30 - 32)

1.4. Sử dụng thí nghiệm trong dạy học hóa học

1.4.3. Các phương pháp sử dụng thí nghiệm trong dạy học hóa học

Hóa học là mơn khoa học thực nghiệm, vì vậy sử dụng phương pháp thí nghiệm vào bài học để nâng cao chất lượng dạy và học, giúp HS làm quen với các tính chất, các hiện tượng thí nghiệm xảy ra với mối quan hệ và quy luật của nó, giúp HS khả năng vận dụng những q trình đó vào trong cuộc sống. Có ba phương pháp sử dụng thí nghiệm là: Sử dụng theo phương pháp nghiên cứu, sử dụng thí nghiệm theo phương pháp kiểm chứng, sử dụng theo phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề.

1.4.3.1. Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu

Tiến trình dạy học:

- Bước 1: Nêu vấn đề nghiên cứu.

GV giới thiệu mục đích, nội dung nghiên cứu

- Bước 2: Xây dựng các giả thuyết

HS đưa ra suy luận về các khả năng có thể xảy ra với vấn đề nghiên cứu

- Bước 3: Đề xuất cách xác định giả thuyết đúng

GV (HS) đề xuất TN, cách tiến hành TN

- Bước 4: Tiến hành TN

GV (HS) làm TN đã đề xuất

GV đặt câu hỏi hướng dẫn HS mơ tả, phân tích hiện tượng, giải thích, xác nhận giả thuyết đúng

- Bước 6: Kết luận và vận dụng.

GV đặt câu hỏi hướng dẫn HS kết luận. GV tổng kết, bổ sung (nếu cần).

Ý nghĩa:

- TN là nguồn cung cấp kiến thức, phương tiện xác định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học.

- Dạy HS cách tư duy độc lập, sáng tạo và khả năng nghiên cứu, tìm tịi.

- HS hiểu, nhớ kiến thức vững chắc, sâu sắc và phong phú cả về lý thuyết lẫn thực tế.

- Phát triển các thao tác tư duy

Tuy nhiên, thực tế phương pháp này thường được tiến hành giản lược cho đỡ mất thời gian: GV nêu vấn đề nghiên cứu → Làm TN → Phân tích hiện → kết luận → vận dụng.

1.4.3.2. Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nêu và giải quyết vấn đề

Tiến trình dạy học:

- Bước 1: Đặt vấn đề

- Bước 2: Tạo mâu thuẫn nhận thức (tái hiện kiến thức, suy luận về vấn đề đặt

ra mâu thuẫn với TN)

- Bước 3: Phát biểu vấn đề cần giải quyết

- Bước 4: Giải quyết vấn đề (đề xuất hướng giải quyết, thực hiện kế hoạch giải

quyết – phân tích hiện tượng, làm TN)

- Bước 5: Phân tích để rút ra kết luận - Bước 6: Vận dụng

Ý nghĩa:

- Dưới sự hướng dẫn của GV, HS tham gia tích cực vào q trình giải quyết vấn đề (bằng cách trả lời các câu hỏi của GV), qua đó rút ra kiến thức cần lĩnh hội.

- Hình thành cho HS khả năng phát hiện và phương pháp đề xuất thực hiện giải quyết vấn đề.

- Quá trình tạo ra mâu thuẫn nhận thức => PP suy diễn hoặc loại suy không luôn đúng => một đối tượng cụ thể cần nghiên cứu chúng trong mối quan hệ qua lại với các thành phần khác.

- Phát triển tư duy cho HS.

1.4.3.3. Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp kiểm chứng

Tiến trình dạy học:

- Bước 1: Nêu vấn đề nghiên cứu

- Bước 2: Cho HS dự đoán kiến thức mới, hiện tượng TN.

- Bước 3: Làm TN (quan sát, giải thích hiện tượng, so sánh với dự đốn ban

đầu => dự đốn có đúng khơng)

- Bước 4: Kết luận. - Bước 5: Vận dụng.

Ý nghĩa:

- HS được củng cố, vận dụng kiến thức lý thuyết học.

- HS có cơ hội hình thành, rèn phương pháp học tập và nghiên cứu hóa học: suy diễn hoặc loại suy.

- Thấy được phép suy diễn hoặc loại suy cần được kiểm chứng bằng thực nghiệm mới được đưa ra kết luận chính xác.

- Phát triển tư duy cho HS.

- Giúp HS dễ nhớ bài và nhớ lâu hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng thí nghiệm trong dạy học chương 6, 7 hóa học lớp 10 nhằm phát triển năng lực thực nghiệm hóa học cho học sinh​ (Trang 30 - 32)