Vai trị, ý nghĩa của thí nghiệm, máy vi tính, mạng internet, video

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng thí nghiệm trong dạy học chương 6, 7 hóa học lớp 10 nhằm phát triển năng lực thực nghiệm hóa học cho học sinh​ (Trang 27 - 29)

1.4. Sử dụng thí nghiệm trong dạy học hóa học

1.4.1. Vai trị, ý nghĩa của thí nghiệm, máy vi tính, mạng internet, video

Để dạy học theo hướng phát triển năng lực phải chú trọng các đặc trưng của dạy học tích cực, HS tự khám phá, GV đóng vai trị là người tổ chức và hướng dẫn HS tự khám phá, rèn cho HS năng lực xử lí thơng tin, rèn luyện các thao tác tư duy, vận dụng sáng tạo cho HS.

Có rất nhiều phương pháp dạy học tích cực, nhưng đối với bộ mơn Hóa học thì một phương pháp rất hiệu quả và tích cực khơng thể khơng nhắc đến là sử dụng phương pháp trực quan. Trong đó sử dụng thí nghiệm là một trong các phương tiện trực quan quan trọng với mơn Hóa học.

1.4.1. Vai trị, ý nghĩa của thí nghiệm, máy vi tính, mạng internet, video thí nghiệm trong dạy học hóa học nghiệm trong dạy học hóa học

Theo tác giả Nguyễn Cương (Nguyễn Cương, 2017), TN có giữ vai trị cơ bản trong việc thực hiện những nhiệm vụ của việc dạy học hóa học ở trường phổ thơng vì những lí do sau:

TN giúp HS dễ hiểu bài và hiểu bài sâu sắc, nhớ lâu. TN là cơ sở, điểm xuất

phát cho quá trình học tập - nhận thức của HS. Từ đây xuất phát q trình nhận thức cảm tính của HS để rồi sau đó diễn ra sự trừu tượng hóa và sự tiến lên từ trừu tượng đến cụ thể trong tư duy.

TN giúp nâng cao lòng tin của HS vào khoa học và phát triển tư duy của HS.

TN là cầu nối giữa lí thuyết và thực tiễn, là tiêu chuẩn đánh giá tính chân thực của kiến thức, hỗ trợ đắc lực cho tư duy sáng tạo; là phương tiện duy nhất giúp hình thành ở HS kĩ năng, kĩ xảo thực hành (các thao tác và cách thức tiến hành TN) từ đó làm cơ sở hình thành và phát triển năng lực thực nghiệm hóa học cho HS. TN giúp HS phát triển tư duy, hình thành thế giới quan duy vật biện chứng. Khi tự tay làm TN hoặc được tận mắt nhìn thấy những hiện tượng hoá học xảy ra, học sinh sẽ tin tưởng vào kiến thức đã học và cũng thêm tin tưởng vào chính bản thân mình.

TN cịn làm cho HS hứng thú học tập mơn Hóa học, tạo ra động cơ và thái độ học tập tích cực, đúng đắn. Thí nghiệm là cơ sở, điểm xuất phát cho quá trình

nhận thức, là cầu nối giữa lý thuyết với thực tiễn và hình thành cho HS kĩ năng nhận thức và tư duy kĩ thuật.

Hóa học là mơn khoa học vừa lí thuyết vừa thực nghiệm, trong đó có nhiều khái niệm khó và trừu tượng. Cho nên, việc khai thác đặc thù mơn hóa học, tạo ra các hình thức hoạt động đa dạng, phong phú cho học sinh trong tiết học là rất cần thiết để nâng cao hiệu quả bài lên lớp và phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Để làm được điều này thì khơng thể thiếu vai trị của việc sử dụng thí nghiệm hóa học, các phương tiện trực quan, phương tiện kĩ thuật hiện đại như máy vi tính, mạng internet, các video clip thí nghiệm với các ưu điểm như sau:

- Cụ thể hóa những kiến thức trừu tượng như liên kết hóa học, cấu tạo phân tử,…

- Minh họa cho lời giảng của GV thêm sinh động và dễ hiểu.

- Mơ tả thí nghiệm khó, độc hại hoặc những thí nghiệm mà điều kiện phịng thí nghiệm không thực hiện được,…

- Mơ tả các quy trình sản xuất phức tạp mà khơng thể cho HS quan sát trực tiếp trong tiết học,…

- Tương đối gọn nhẹ, thuận tiện khi sử dụng.

- Rút ngắn thời gian giảng dạy mà kiến thức được tiếp thu nhanh hơn. - Tăng hứng thú trong học tập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng thí nghiệm trong dạy học chương 6, 7 hóa học lớp 10 nhằm phát triển năng lực thực nghiệm hóa học cho học sinh​ (Trang 27 - 29)